Phân bón là sản phẩm có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hay có công dụng cải tạo đất. Phân bón được chia ra thành 2 nhóm là phân vô cơ và phân hữu cơ. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về các loại phân bón cũng như cách sử dụng của từng loại nhé.
Các loại phân bón hữu cơ
Là loại phân chứa các chất dinh dưỡng dưới dạng những hợp chất hữu cơ như: phân xanh, phân chuồng, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân than bùn, phân rác…
1, Phân Chuồng
a, Đặc diểm
Phân chuồng là hỗn hợp của các thành phần: phân, chất độn và nước tiểu gia súc. Nó không chỉ cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung các hợp chất hữu cơ giúp cho đất giúp đất trồng được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón hóa học…
b, Chế biến phân chuồng
Gồm có 3 phương pháp:
- Ủ nóng (ủ xốp): Tiến hành lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành các lớp, bạn không được nén, tưới nước, giữ ẩm cho cây ở 60 đến 70%, có thể trộn thêm 1-2% Super Lân và 1% vôi bột, sau đó chát bùn che phủ cho kín mỗi ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn phù hợp 30 tới 40 ngày, ủ xong là có thể sử dụng được.
- Ủ nguội (ủ chặt):Thực hiện lấy phân ra khỏi chuồng rồi xếp chúng thành các lớp, giữa mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân và sau đó nén chặt. Đống phân để ủ rộng khoảng 2 đến 3m, với chiều cao từ 1,5 tới 2m, chát bùn bên ngoài để tránh mưa. Thời gian ủ lâu phù hợp là 5 tới 6 tháng mới xong.
- Ủ nóng trước nguội sau:Ủ nóng trong khoảng 5 tới 6 ngày, khi nhiệt độ đạt tới 50 đến 60°C nén chặt rồi tiếp tục ủ lớp khác lên trên, chát bùn kín, có thể bổ sung thêm vào đống phân ủ các loại phân bón khác như: gà, vịt, phân thỏ làm phân men để tăng hiệu quả sử dụng phân.
2, Phân Rác
a, Đặc điểm
Là loại phân hữu cơ được chế biến từ: rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, rơm rạ… được ủ với một số phân men như lân, phân chuồng, vôi… cho tới khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng của phân này thấp hơn phân chuồng).
b, Cách ủ
Thành phần chính là phân rác 70%, cung cấp thêm Kali và đạm 2%, còn lại là phân men (lân, phân chuồng, vôi).
Những nguyên liệu được chặt ra thành những khúc ngắn khoảng 20 tới 30cm xếp thành từng lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi; trét bùn; ủ trong khoảng 20 ngày đảo lại và rắc thêm phân men, xếp đủ cao rồi lại trét bùn, để hở lỗ tưới nước thường xuyên.
Tiến hành ủ khoảng 60 ngày thì dùng bón lót, nếu để lâu hơn khi phân hoai có thể sử dụng để bón thúc.
3, Phân Xanh
a, Đặc diểm
Phân xanh là loại phân hữu cơ dùng các loại cây lá tươi bón trực tiếp vào đất không qua quá trình ủ vì vậy chỉ sử dụng để bón lót. Cây phân xanh thường được sử dụng là cây họ đậu: muồng, điền thanh, keo dậu, điên điển, cỏ Stylo,…
b, Cách sử dụng
Tiến hành vùi cây phân xanh vào đất khi cây bắt đầu ra hoa, bón lót trong thời gian làm đất.
4, Phân Vi Sinh
a, Đặc điểm
Là một trong chế phẩm các loại phân bón được sản xuất bằng cách sử dụng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chất hữu cơ (như bột than bùn).
Khi tiến hành bón cho đất các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của mình cũng như phân giải các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ dễ hơn, hay hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.
b, Các loại phân trên thị trường
- Phân vi sinh cố định đạm:
- Loại phân vi sinh cố định đạm sống cộng sinh với cây họ đậu: Rhidafo, Nitragin,…
- Loại phân vi sinh cố định đạm sống tự do: Azotobacterin…
- Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix hay nhiều loại phân vi sinh giải lân khác có tính năng công dụng tương tự
- Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa những chủng vi sinh vật làm cho tăng cường phân giải xác thực vật như Bimix.
c, Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh
Sử dụng phân trong một khoảng thời gian có hạn, tùy vào từng loại thường từ 1 tới 6 tháng (chú ý xem thời gian sử dụng).
Phân vi sinh phát huy tác dụng ở: đất phèn, vùng đất mới, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón các loại phân bón lâu ngày, những vùng chưa tiến hành trồng cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới đạt hiệu quả cao.
5, Phân Sinh Học Hữu Cơ
a, Đặc điểm
Đây là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất theo công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và trộn lẫn thêm một số hoạt chất khác với mục đích làm tăng độ hữu hiệu của phân.
Hoặc khi tiến hành bón phân vào đất sẽ tạo môi trường cho các chu trình sinh học trong đất diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi làm cho cây trồng được tăng năng suất, loại phân được sử dụng rộng rãi như: Phân bón Komix nền…
b, Sử dụng
Loại phân này được sản xuất dưới dạng bột hoặc dạng lỏng; có thể tiến hành phun trực tiếp lên lá hoặc bón trực tiếp vào gốc cây.
Hiện nay, những loại phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho: cây ăn trái, lúa, mía… Komix, suistance, Nutri Smart, Dynamic lifter, Real Strong, Sunray…
Các loại phân bón vô cơ
Phân vô cơ hay phân hóa học là những loại phân chứa các chất dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng (vô cơ) thu được nhờ các quá trình hóa học, vật lý.
Các loại phân bón vô cơ phổ biến và được nhiều người tin dùng hiện nay:
1, Phân Đơn
Loại phân này chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là P, N hoặc K là tên gọi chung cho các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây.
a, Phân Urê CO(NH4)2
Phân urê chứa 44 tới 48%N nguyên chất. Loại phân này chiếm tới 59% tổng số những loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Phân urê là loại phân chiếm tỷ lệ N cao nhất. Trên thị trường bán 2 loại phân urê có chất lượng tương tự nhau:
- Loại tinh thể hạt tròn, màu trắng, dễ tan trong nước, có điểm trừ là hút ẩm mạnh.
- Loại nhỏ như trứng cá, hình dáng là dạng viên. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ dàng bảo quản, dễ dàng vận chuyển nên được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
Phân urê có thể thích nghi với môi trường rộng và có thể phát huy tác dụng trên các loại đất khác nhau và đối với nhiều loại cây trồng khác nhau. Loại phân thích hợp để bón trên đất chua phèn.
Phân urê được sử dụng để bón thúc. Có thể pha loãng với nồng độ 0.5 đến 1.5% để phun lên lá.
Trong chăn nuôi, urê được sử dụng trực tiếp bằng cách cho thêm vào khẩu phần thức ăn của trâu, lợn hay bò.
Loại phân này cần phải bảo quản kỹ trong túi polyetylen và không được phơi dưới trời nắng. Bởi vì khi tiếp xúc với ánh nắng và không khí thì phân urê rất dễ bị phân huỷ và bay hơi. Sau khi mở các túi phân urê cần được sử dụng hết ngay trong thời gian ngắn.
Trong quá trình sản xuất, các phần tử của urê thường liên kết với nhau để tạo thành biurat. Đây là chất độc hại đối với cây trồng. Vì vậy, trong thành phần của phân urê không chưa quá 3% biurat đối với những cây trồng cạn và 5% đối với lúa nước.
b, Phân sunphat đạm (NH4)2SO4
Sunphat đạm hay còn được gọi là phân SA. Trong sunphat đạm có chứa 20 tới 21% N nguyên chất. Ngoài ra trong phân này còn chưa 29% lưu huỳnh (S). Loại phân này trên thế giới chiếm 8% tổng lượng phân hoá học sản xuất vào mỗi năm.
Dạng phân này là tinh thể, mịn, màu xám xanh hoặc trắng ngà. Mùi của sunphat đạm là mùi nước tiểu (mùi amôniac), có vị mặn và hơi chua. Vì vậy nhiều nơi gọi là phân muối diêm.
Sunphat đạm là loại phân bón tốt vì chứa cả lưu huỳnh và N là hai chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Đây là loại phân dễ tan trong nước và không vón cục. Chúng thường ở trạng thái tơi, rời, dễ sử dụng và dễ bảo quản. Tuy nhiên, nếu để phân ở những nơi ẩm thì phân sẽ bị vón cục, đóng lại thành từng tảng rất khó trong việc bón cho cây.
Có thể sử dụng phân để đem bón cho tất cả những loại cây trồng, với nhiều loại đất khác nhau, ngoại trừ đất không bị phèn hay chua.
Nếu đất bị chua cần tiến hành bón thêm vôi, lân mới sử dụng được đạm sunphat amôn. Phân này được sử dụng rất tốt đối với cây trồng trên đất đồi và trên những loại đất bạc màu (thiếu S).
Đạm sunphat chuyên được sử dụng để bón cho những cây cần nhiều S và ít N như lạc, đậu đỗ, v.v.. và những loại cây vừa cần nhiều N vừa cần nhiều S như ngô.
Cần chú ý đạm sunphat mang lại tác dụng nhanh, rất nhanh phát huy tác dụng đối với cây trồng, vì vậy thường được sử dụng để bón thúc và tiến hành bón nhiều lần để tránh trường hợp mất đạm.
Khi thực hiện bón cho cây con cần lưu ý là phân này dễ làm cho lá bị cháy. Không khuyến khích sử dụng phân đạm sunphat để bón ở đất phèn, vì phân sẽ làm đất bị chua thêm.
c, Phân Xianamit canxi
Loại phân này có dạng bột không có tinh thể, màu trắng hoặc màu xám tro, khi đốt không thoát ra mùi khai.
Xianamit canxi có chứa 20 tới 21% N nguyên chất, 9 đến 12% than, 20 đến 28% vôi. Vì chứa than nên phân mang màu xám đen. Cũng có loại có màu trắng do phân có tỷ lệ than thấp hoặc không có than.
Cần lưu ý khi bảo quản cần chống ẩm cho phân, khi phân hút ẩm sẽ bị biến chất, hạt phân phình to ra làm làm hỏng dụng cụ đựng và rách bao bì.
Xianamit canxi dễ bốc bụi. Khi dính vào da sẽ làm hỏng da, nếu bị dính phân vào mắt sẽ gây nên hỏng giác mạc mắt, vì vậy cho nên bạn phải rất cẩn thận khi sử dụng phân này.
Chúng có thể khử được chua cho đất do có diễn ra phản ứng kiềm, vì vậy rất thích hợp với những loại đất chua.
Xianamit canxi thường được sử dụng để bón lót. Muốn sử dụng để bón thúc trước tiên phải đem ủ. Bởi khi phân giải chúng sinh ra một số chất độc ảnh hưởng tới da chân của con người, có thể làm hỏng móng chân trâu bò.
Thông thường sau khoảng 7 tới 10 ngày các vết độc mới tan hết. Xianamit canxi thường được trộn ủ với phân rác làm cho phân nhanh hoai mục. Đặc biệt không sử dụng loại phân này để phun lên lá cây.
d, Những điều cần chú ý khi sử dụng phân đạm
3 loại phân đạm hiện nay được sử dụng phổ biến nhất, đó là: phân amôn sunphat, phân urê và phân amôn phôtphat. Để nâng cao hiệu quả sử dụng các loại phân bón cần lưu ý một số những điểm sau đây:
- Phân phải được bảo quản trong những túi nilông. Để phân ở những nơi thoáng mát, khô ráo, mái che không bị dột. Không được để chung phân đạm cùng với các loại phân bón khác.
- Cần sử dụng phân bón đúng nhu cầu và đặc tính của cây trồng. Mỗi cây có một đặc tính khác nhau. Vì vậy nhu cầu của cây đối với N cũng rất khác nhau. Có những cây yêu cầu nhiều N và cũng có cây yêu cầu ít.
Nếu bón quá nhiều N, vượt quá mức yêu cầu thì N sẽ gây ra những hậu quả đáng kể. Nếu bón theo đúng yêu cầu của cây thì N sẽ phát huy tốt tác dụng của mình.
- Cần bón đúng loại phân theo từng đặc điểm của cây cũng như của đất đai. Đối với những loại cây họ đậu nên tiến hành bón đạm sớm, trước khi các nốt sần xuất hiện trên rễ cây.
Khi trên rễ cây đã xuất hiện các nốt sần, lúc này không nên bón đạm, vì đạm gây cản trở hoạt động cố định đạm từ không khí của những loài vi khuẩn nốt sần.
- Nên bón đạm đúng với từng đặc điểm của đất.
- Những loại phân có tính kiềm thì bón cho đất chua.
- Phân chua sinh lý nên sử dụng để bón cho đất kiềm.
- Đất nhiều bùn, lầy thụt không cần sử dụng phân đạm.
- Phải bón đạm đúng thời điểm. Tốt nhất là bón vào giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất của cây.
- Nên bón đạm đủ liều lượng và cân đối với kali và lân.
- Bón phân đạm cần chú ý tới diễn biến của khí hậu, thời tiết. Không tiến hành bón khi trời mưa to hay lúc ruộng vườn ngập nước.
- Không thực hiện bón đạm tập trung vào một khoảng thời gian, mà phải chia thành nhiều đợt để bón và bón trải đều trên ruộng.
Không bón quá nhiều đạm. Bởi khi thừa đạm, câysinh trưởng nhanh, dễ bị đổ ngã, ra hoa chậm, hạt lép nhiều, ít hạt, quả dễ rụng, chất lượng quả giảm, nhiều sâu bệnh.
- Khi bón phân đạm nên kết hợp với xới đất, làm cỏ, sục bùn (đối với lúa).
2, Phân lân
Phân apatit:
Là loại phân màu nâu xám hoặc nâu đất, dạng bột mịn. Lân nguyên chất trong phân có tỷ lệ thay đổi nhiều.
Người ta thường chia thành 3 loại: loại apatit giàu có lớn hơn 38% lân; loại phân apatit trung bình có 17 đến 38% lân; loại phân apatit nghèo có nhỏ hơn 17% lân.
Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong các loại phân bón cũng như cách sử dụng của từng loại. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể sử phân các loại phân bón một cách hiệu quả nhất và ứng dụng những kiến thức trong bài này để trồng nên những cây trồng tươi tốt nhé. Chúc các bạn thành công!