Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Phục hồi sức khỏe cho cây hồng không hạt giai đoạn sau thu hoạch

Sau thu hoạch là giai đoạn cây chịu tổn thương nhiều nhất, bởi cành lá bị gãy, rụng rất nhiều do ảnh hưởng bởi lúc thu hái quả. Chính vì vậy, để cây hồng có thể nhanh phục hồi lại sau khi thu hoạch cần có những biện pháp chăm sóc cây để giúp cây hồng có thể nhanh phục hồi. Bài viết dưới đây, Cẩm nang cây trồng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách chăm sóc cây hồng sau thu hoạch.

Chăm sóc cây hồng không hạt sau thu hoạch

Chăm sóc cây hồng không hạt sau thu hoạch

1. Tỉa cành tạo tán lại cho cây hồng

– Tỉa cành, tạo tán cho cây ăn quả sau thu hoạch là một biện pháp cần thiết không thể thiếu cho cây trồng không thể bỏ qua, bởi nó quyết định đến năng suất cây trồng vào vụ sau. Đối với cây hồng cũng vậy, sau khi thu hoạch cần thực hiện ngay biện pháp tỉa cành tạo tán cho cây để giúp cây hình thành và phát triển bộ lá sớm nhất. Bởi quá trình diễn ra quang hợp được bộ lá tiếp nhận và chuyển năng lượng mặt trời thành các chất hữu cơ cung cấp cho cây.

– Khi tốn tỉa cành, tạo tán cho cây cần chú ý dọn sạch những cành già, cành tăm, cành khô, cành gẫy, cành bị sâu bệnh hại tấn công, những cành không cho quả vụ trước để tạo thông thoáng cho cây, giúp cây tập chung dinh dưỡng nuôi các cành khác và kích thích cho cây phát triển chồi, mầm cho những cành mới.

– Việc tỉa cành tạo tán cho cây sau thu hoạch cần chú ý đến độ tuổi của cây, sau mỗi năm thu hoạch cần tỉa bỏ bớt những cành nhỏ. Cứ thông thường 3 năm tốn tỉa đau cho cây 1 lần để giúp cây định hình lại bộ tán cho cây, giúp cây có thể phát triển toàn diện và đặc biệt là bộ rễ cây.

2. Cung cấp dinh dưỡng cho cây hồng nhanh phục hồi

– Sau mỗi vụ nuôi quả cây hầu như gần kiệt sức bởi cây tập chung toàn bộ dinh dưỡng để nuôi quả lớn. Chính vì vậy, khi cây đã thu hoạch xong cần bổ sung dinh dưỡng ngay cho cây để giúp cây phục hồi lại sức khỏe.

– Việc phục hồi cho cây cần bón bổ sung ngay cho cây sau khi tỉa cành tạo tán cho cây. Đồng thời việc bón phân giúp cho bộ rễ của cây có thể phục hồi nhanh chóng và ra rễ mới.

– Tiến hành bón phân (lần 3 trong năm) vào tháng 10 – 11, lượng phân tính cho 1 cây và thay đổi theo tuổi cây như sau:

+ Tuổi cây từ 4 – 10 năm: 0,8 – 1,2 kg đạm  +  0,7 – 1 kg kaly + 5 – 6kg phân chuồng

+ Tuổi cây từ 11 – 20 năm: 1,2 – 1,6 kg đạm  +  1 – 1,5 kg kaly + 7 – 8kg phân chuồng

+ Tuổi cây trên 20 năm: 2 – 2,4 kg đạm  +  1,5 – 2 kg kaly + 13 – 15kg phân chuồng

– Trước khi bón phân nên tạo rãnh xung quanh theo hình chiếu tán lá. Rải đều phân theo rãnh đào sau đó lấp đất lại giúp phân không bị phân hủy nhanh và thoát ra ngoài. Việc cuốc đất lên sẽ làm đất thông thoáng khí và giúp phân có thể ngâm đều xung quanh bộ rễ của cây.

Cuốc rãnh kết hợp xới xáo đất để bón phân cho cây hồng

Cuốc rãnh kết hợp xới xáo đất để bón phân cho cây hồng

3. Vệ sinh vườn và quản lý sâu bệnh hại tấn công

– Sau khi cắt tỉa cây xong cần dọn dẹp sạch sẽ vườn để hạn chế được sâu bệnh hại tấn công, thu gom hết các tàn dư thực vật xung vườn đem ra ngoài tiêu hủy để bệnh không bị lây lan. Nếu vườn có để cỏ để hạn chế giữ ẩm đất trong vườn cần cắt tỉa bớt cỏ cho thấp lại, để tạo độ thông thoáng cho vườn cây.

– Khi vườn cây hồi phục, nhú chồi mới cũng là lúc lứa sâu bệnh mới tấn công vườn. Bởi vậy sau khi nhú lộc non cần kiểm tra vườn thường xuyên, khi phát hiện có sâu hại với mật độ cao, có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học như dầu khoáng hoặc thuốc có khả năng lưu dẫn. Thực hiện phun vào lúc khoảng 3 – 4 giờ chiều.