Trong nhiều năm trở lại đây, phân bón lá được sử dụng phổ biến giống như vật tư nông nghiệp không thể thiếu. Mặc dù phân bón lá mới được áp dụng trong những năm gần đây, nhưng loại phân này phát triển rất nhanh và hiện nay có hơn 1000 chế phẩm đang lưu thông ngoài thị trường, trong khi phân bón vào gốc chỉ khoảng vài trăm loại đang được sử dụng tại Việt Nam.
Ưu điểm của phân bón lá là dùng một lượng nhỏ nhưng đem lại tác dụng lớn và mang lại hiệu quả nhanh hơn khi phân bón vào gốc. Tuy nhiên, bón phân như thế nào cho hợp lý, đảm bảo tăng năng suất, để hiệu quả cao nhất mới là điều khó. Để giúp cho bà con khai thác hiệu quả khả năng của phân bón lá, bài viết dưới đây Cẩm nang cây trồng xin chia sẻ cho bạn đọc cách sử dụng phân bón lá trên cây trồng.
Sử dụng phân bón qua lá cho cây trồng
1. Vai trò của phân bón lá đối với cây trồng
– Phân bón là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng cây trồng. Ngoài dinh dưỡng qua đất thì phân bón lá cũng góp phần cho cây phát triển tốt, nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bón phân qua lá giúp tăng năng suất từ 12-25% so với cách bón phân thông thường.
– Qua nhiều nghiên cứu cho thấy cây không chỉ hấp thu dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thu dinh dưỡng qua lá, trong khi diện tích lá gấp hàng 10 lần diện tích rễ của cây. Theo số liệu đã được công bố hiệu suất sử dụng dinh dưỡng qua lá đạt tới 95%. Ở nước ta những năm 1980 viện nghiên cứu khoa học đã tiến hành tách chiết Acid Humic từ than bùn để điều chế một số loại Humate để làm phân bón kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng, kết quả đã được thị trường công nhận.
– Tuy nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật ngày một cao, các nông dân yêu cầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng đa vi lượng, chất lượng của sản phẩm đưa ra ngoài thị trường phải ngày một nâng cao. Nhu cầu đó phù hợp hoàn toàn với nghiên cứu của các nước tiên tiến. Người ta đã xác định thời kỳ cây lớn cần nhiều các nguyên tố canxi, kali, nito, khi tạo hoa, trái, cũ lại cần nhiều nguyên tố photpho, nito, trung vi lượng. Xuất phát từ cá kết quả trên nhiều nhà sản xuất đã tiến hành nghiên cứu để tạo ra phân bón lá cây trồng hấp thu được, để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây khi cần thiết.
– Để tạo được phân bón lá phù hợp cho cây, trước hết phải nắm được cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá.
2. Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá
– Trên mặt lá có 1 lớp biểu bì của lá, giúp cho lá không thoát nước một cách thụ động và giúp lá cứng cáp hơn để chống lại các sâu bệnh hại tấn công. Tuy nhiên, lớp ngoài của những tế bào lá được bao phủ bởi lớp cutin và 1 lớp sáp có đặc tình chống thấm nước rất mạnh, đó cũng là nhược điểm của lá khi sử dụng phân bón lá đối với cây trồng. Do cấu tạo của lớp sáp bằng những loại lipit không thấm nước khi lá bị khô. Chính vì vậy, nên sử dụng phun phân bón lá vào sáng sớm hoặc chiều mát để lớp sáp mềm thì mới thấm nước. Đây cũng là lớp tường của lá ngăn cản hấp thu dinh dưỡng đi qua lá cây.
Cơ chế hấp thu dinh dưỡng qua lá
– Làm sao để hấp thu dinh dưỡng qua lá? Nhìn qua lớp kính hiển vi điện tử giữa phân tử sáp với nhau có khoảng hở khoảng trừng vài micromex hoặc vài nanomex tùy theo từng loài. Chính những khoảng hở này nếu chất tan của phân bón lá nhỏ thì nó sẽ đi giữa vào lớp sáp.
– Ngoài con đường đi qua khe hở của lớp sáp, còn con đường khác chất tan còn đi qua tế bào biểu bì và đi khí khổng của bề mặt lá.
– Khí khổng trên lá rất nhiều tùy theo loài, có những loài có hơn 100 khí khổng/ mm2 lá, có những loài vài ngàn khí khổng/1mm2 lá.
* Vai trò của khí khổng:
– Giúp cho cây trồng thoát hơi nước mà ổn định nhiệt độ của cây. Đồng thời khí khổng mở sẽ giúp khí CO2 đi vào giúp cây cho quang hợp. Chất tan khi phun qua lá sẽ đi qua lớp khí khổng này. Tuy nhiên, các lớp khí khổng rất nhỏ nên trong phân bón lá phải có những phụ gia để làm giảm áp suất hơi từ trong ra.
Cơ chế hoạt động của khí khổng mở và đóng
– Xâm nhập vào màng tế bào là thành phần sống của tế bào, được cấu tạo bởi phospholipid, protein có những khoảng hở để cho các chất tan đi qua. Chính vì vậy những năm gần đây người ta sản xuất phân bón lá theo công nghệ nano. Nano là những chất tan có kích thước nanomet để đi xuyên qua lớp biểu bì lá và đi qua lớp màng tế bào.
3. Thành phần của phân bón lá
– Con đường phân bón lá đi vào lá cây không dễ dàng nên trong phân bón lá không chỉ gồm những chất đa vi lượng mà phải kết hợp thêm một số chất khác, giúp làm giảm các lực cản trên bề mặt các tế bào của lá, giúp chất tan đi vào dễ dàng hơn.
– Thành phần của phân bón lá nói chung gồm những thành phần đa lượng, vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng và chất bám dính, gần đây còn có thêm chất hữu cơ ở trong phân bón lá như các vitamin, chất dịch rong biển, các axit amin ở trong các phân bón lá.
– Nếu trong phân bón lá chứa một nguyên tố kim loại đa vi lượng, đặc biệt là vi lượng có các chất hữu cơ gọi là coenzim thì kích hoạt chất enzim mạnh, làm thay đổi các enzyme theo hoạt động sinh lý của cây.
– Trong chuỗi enzyme hay còn gọi là chuỗi protein trong thành phần phân bón lá nếu có mình nó thì sẽ hoạt động yếu, chính vì vậy cần bổ sung thêm các nguyên tố kim loại vào như vi lượng thêm vào thành phần phân bón lá sẽ giúp hiệu quả sử dụng tăng lên đến 100 lần. Ngoài ra cần phải bổ sung thêm chuỗi hữu cơ thì enzyme sẽ hoạt động mạnh hơn và thay đổi hoạt tính của nó và tùy theo tình trạng sinh lý của cây mà nó xúc tác sinh lý của cây phát triển nhanh hơn.
4. Hiệu quả của phân bón lá đối với cây trồng
– Giúp chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc, hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn. Tuy nhiên, phân bón lá không thể thay thế phân bón gốc, chỉ sử dụng phân bón lá trong một số tình huống như điều kiện môi trường gặp nhiều trở ngại như đất bị khô hạn, bị ngập úng.
– Khả năng hấp thu dinh dưỡng qua rễ kém như rễ bị bệnh, bị tổn thương hoăc đang trong thời kỳ dễ hoạt động kém hoặc trường hợp cấp bách như cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng cần cung cấp ngay để cây vượt qua giai đoạn khó khăn.
– Trong giai đoạn phát triển của cây cần bổ sung chất dinh dưỡng qua lá mà phân bón gốc không thể đáp ứng dinh dưỡng kịp thời.
– Khi sử dụng, cần chú ý đến các yếu tố làm giảm hiệu quả của phân bón lá để quyết định thời điểm phun thích hợp.
Sử dụng phân bón lá phun trên cây trồng
– Năng suất cây trồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi bị thiếu chất dinh dưỡng và khi điều chỉnh được sự thiếu hụt của chất dinh dưỡng này sự sinh trưởng của cây tăng nhanh hơn nhiều so với sự gia tăng nồng độ chất dinh dưỡng cho cây. Trong trường hợp, cây bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng, nếu được bón phân thì năng suất sẽ được tăng nhanh nhưng nồng độ chất dinh dưỡng đó trong cây có thể bị giảm.
– Khi cây đã được cung cấp đủ dinh dưỡng năng suất cây trồng thường đạt đối đa. Nồng độ chất dinh dưỡng đủ thỏa mãn nhu cầu của cây thường nằm một khoảng biên độ rộng nếu nồng độ dinh dưỡng nằm khoảng này sẽ không ảnh hưởng đến năng suất. Nhưng dinh dưỡng được cung cấp quá mức cần thiết sẽ có sự hấp thu xa xỉ các chất dinh dưỡng. Sự tiêu thụ các chất xa xỉ này trong hầu hết các loại cây trồng, các nguyên tố sẽ hấp thu một lượng thừa có thể làm giảm năng suất trực tiếp do sự gây độc, trường hợp này thường xảy ra do bà con sử dụng phân bón quá lạm dụng.
– Nếu làm dụng sử dụng phân bón qua lá thì có những trường hợp gây hại cho cây. Đặc biệt sẽ làm tăng chi phí và tốn công sức không có tác dụng tốt cho cây.