Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ thuật trồng bưởi diễn trên đất dốc theo tiêu chuẩn VietGap

Bưởi diễn là một giống cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng rất cao, được thị trường hết sức ưa chuộng. Một trái bưởi diễn vào dịp giáp tết có giá trị từ 50.000-60.000 đồng/quả. Tuy nhiên muốn đạt giá trị cao như vậy thì quả bưởi diễn phải đạt được các tiêu trí như vị ngọt đậm, mẫu mã đẹp, quả phải sạch bệnh. Chính vì vậy việc canh tác bưởi theo tiêu chuẩn Viet Gap đang được các nhà vườn áp dụng để đem lại giá trị cao nhất cho giống cây ăn quả đặc sản này.

Vườn bưởi diễn đạt chuẩn theo quy trình VietGap

Vườn bưởi diễn đạt chuẩn theo quy trình VietGap

1. Kỹ thuật chọn đất trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap

– Đất trồng cây bưởi diễn có tầng đất dầy từ 1m trở lên, đất trồng có độ tơi xốp, giàu mùn, độ thoát nước cho cây cao, độ dốc 3-8%.

2. Kỹ thuật chọn giống bưởi diễn chuẩn VietGap

– Để chọn cây giống bưởi diễn chuẩn sạch bệnh, cần chọn cây giống có gốc ghép có ít nhất 2 cành cấp 1 và không được nhiều quá 3 cành. Đường kính cành phải đạt cách điểm ghép cây từ 0,5-0,7 cm và cây có bộ lá xanh tốt, không có sâu bệnh hại tấn công.

3. Thời vụ trồng cây bưởi diễn cho hiệu quả cao

– Vụ Xuân: có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch

– Vụ Thu: trồng từ tháng 8 đến tháng 9 dương lịch

4. Chuẩn bị đất trồng cho vườn bưởi diễn

4.1. Phát quang và san bằng khu vườn

– Đối với các vùng cao có độ đất rốc và đất trước đó trồng rừng thì bà con cần tiến hành phát quang toàn bộ khu vườn và loại bỏ toàn bộ bộ rễ cây rừng. Đất trồng bưởi diễn cần đất bằng phẳng để cho việc thiết kế vườn và chăm sóc tốt hơn cần san bằng tạo mặt phẳng tương đối cho vườn trồng.

– Đối với vùng đất trồng mà quá dốc cần chú ý phát quang cỏ dại và cây trồng không liên quan, san lấp những nơi đất quá ghồ ghề giúp cho mặt phẳng đất tốt hơn. Tạo mặt phẳng vườn theo độ thiết kế tối thiểu nhất để khi thiết kế vườn có thể giúp được các hệ thống đưa lên dễ dàng và tốt nhất.

– Để cho khu đất được tơi xốp, loại bỏ được các loại cỏ dại trên khu đất, bà con có thể cày bừa vừa tạo được bề mặt cho đất bằng phẳng vừa ngăn được sự bốc hơi nước của vườn sau khi phát quang.

4.2. Thiết kế vườn cây trồng bưởi diễn

– Thiết kế vườn trồng tùy thuộc vào diện tích khu vườn và địa hình đất trồng cây mà có các thiết kế vườn khác nhau như: khoảng cách, đường dẫn ống nước, đường giao thông, và thiết kế theo kiểu chia ô cho vườn trồng tiện chăm sóc cây.

5. Kỹ thuật trồng cây bưởi diễn theo tiêu chuẩn VietGap

– Mật độ trồng: khoảng cách hàng x hàng 5 x 5 m, cây x cây 4 x 5 m, tương ứng với mật độ 500-600 cây/ha. Mật độ trồng cây còn tùy thuộc vào sự thiết kế của vườn cây bưởi diễn.

– Kỹ thuật đào hố trồng cây bưởi diễn: Tùy thuộc vào độ dinh dưỡng của đất mà đào hố với các kích thước khác nhau, đào hố có chiều rộng x sâu 0,8 x 1,0 m, nếu đất trồng cam xấu bà con có thể đào hố rộng hơn 1,0 x 1,2 m trên một hố.

– Kỹ thuật bón lót cho hố trồng: Bón mỗi hố trồng 30-50 kg phân chuồng hoai mục + 1kg Super Lân + bón vôi tùy vào độ phân hóa của đất để điều chỉnh lượng bón vôi.

Kỹ thuật trồng bưởi diễn trên đất dốc

Kỹ thuật trồng bưởi diễn trên đất dốc

+ Trộn đều hỗn hợp các loại phân trên với tầng đất mặt của đất, lấp đất hố lại sao cho đất lấp cao hơn mặt hố 5-7 cm. Dùng cọc cắm giữa tâm hố để làm cột mốc.

+ Việc thực hiện hố trồng phải xong trước khi trồng, đảm bảo khoảng cách trước khi trồng 1 tháng.

– Kỹ thuật trồng cây bưởi diễn: Sau khi thực hiện đủ các bước chuẩn bị đất xong, tiến hành trồng cây con ra vườn. Đà một hố nhỏ ở giữa hố, rộng hơn bầu ươm của cây. Nhẹ nhàng dùng kéo hoặc dùng dao rạch vỏ bầu ươm sao cho bầu không bị vỡ. Đặt bầu ươm xuống đất trồng lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn cổ rễ 2-3 cm nhấn nhẹ đất xung quanh gốc để cho chặt cây không bị đổ ngã. Sau khi trồng xong cần tưới nước ngay cho cây thích ứng được với đất trồng. Dùng rơm dạ hoặc cỏ tủ xung quanh gốc đảm bảo khoảng cách tủ cách gốc 10-15cm để giữ ẩm cho đất trồng và đảm bảo tránh sự sâm nhập của sâu bệnh hại lên bưởi diễn.

6. Kỹ thuật chăm sóc vườn bưởi diễn đúng tiêu chuẩn VietGap

6.1. Tưới nước cho cây bưởi diễn

– Thường xuyên giữ ẩm cho đất trồng trong vòng 3 tháng đầu sau khi trồng để cây bén rễ hoàn toàn và cây được phục hồi.

– Sau thời điểm cây bắt đầu có sự phát triển bổ sung nước tùy thuộc vào thời tiết và độ giữ ẩm của đất trồng mà có chế độ cung cấp nước phù hợp cho cây bưởi diễn. Vào mùa hanh khô, nắng nóng cần thường xuyên tưới nước cho cây, để cây có đủ lượng nước cung cấp cho cây trồng. Vào mùa mưa nhiều cần có biện pháp thoát nước tốt cho cây để tránh ngập úng cho cây trồng.

– Thời kỳ kinh doanh cần cung cấp đủ lượng nước cho cây, trước khi thu hoạch bưởi 1 tháng ngưng tưới nước cho cây.

6.2 Bón phân cho cây bưởi diễn

– Lượng bón phân cho cây 3 năm đầu

– Các đợt bón trong năm:

+ Đợt 1 (bón tháng 2): Bón 100% phân hữu cơ + 40% phân kali + 40% phân đạm

+ Đợt 2 (bón tháng 5): Bón 30% đạm + 30% kali

+ Đợt 3 (bón tháng 8): 30% đạm + 30% kali

+  Đợt 4 (bón tháng 11): 100% lân + 100% vôi

– Lượng bón phân cho cây thời kỳ cây ra hoa đậu quả:

– Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.

+ Lần 1: Bón  thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30%  kaliclorua

+ Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 – 5): 20%  đạm urê + 30% kaliclorua

+ Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 – 12): 100% phân hữu cơ  + 100% phân lân + 40%  đạm urê, 40%  kaliclorua.

– Cách bón: Đào rãnh xung quanh hình chiếu của tán lá sâu 20 – 30 cm, rộng 25 – 35 cm rải đều các loại phân trong rãnh theo đúng lượng và lấp đất.

Bón phân cho cây bưởi diễn đạt năng suất

Bón phân cho cây bưởi diễn đạt năng suất

7. Kỹ thuật cắt tỉa cành, tạo tán cho cây

– Việc cắt tỉa cành tạo tán cho cây bưởi diễn thực hiện liên tục hàng năm trên cây, để tạo tán cho cây theo hình bán cầu cần thực hiện như sau:

+ Tạo cành cấp 1: Khi cây đạt chiều cao 50-70cm, tiến hành cắt tỉa cành cấp 1. Bấm ngọn và tỉa bớt các cành cấp 1 cho thông thoáng, chỉ để 3-4 cành cấp 1 khỏe, ít sâu bệnh, có khoảng cách phân bố đều theo các hướng.

+ Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài khoảng 25-30 cm, tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2, chỉ để 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý.

+ Tạo cành cấp 3: Tạo cành cấp 3 phân bố đồng đều xung quanh cây. Cành cấp 3 là cành mang quả trên cây sau này.

– Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thời kỳ cây mang quả: Thời điểm cắt tỉa cành được chia làm 3 đợt là cắt tỉa cành thời kỳ sau thu hoạch, cắt tỉa cành thời kỳ vụ xuân và cắt tỉa cành thời kỳ vụ hè.

8. Biện pháp xử lý cho cây ra hoa trên cây bưởi

– Biện pháp xử lý cây ra hoa đúng thời vụ và giúp hoa đậu quả cho năng suất, chất lượng quả.

Xem thêm: Biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa trên cây bưởi

9. Kỹ thuật bao quả thành phẩm cho cây

– Sử dụng túi bao quả chuyên dùng cho Bưởi kích thước để bao quả Các quả trên cao dùng cần bao quả chuyên dùng trên cao. Việc bao quả cần phải thực hiện đúng kỹ thuật vì đây là công việc rất cần thiết để tăng năng suất chất lượng, thương hiệu và mẫu mã sản phẩm.

Vườn bưởi diễn bao quả theo quy trình VietGap

Vườn bưởi diễn đạt chuẩn theo quy trình VietGap

10. Phương pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây bưởi

– Một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh thường gặp trên cây bưởi để cho cây có năng suất và chất lượng quả tốt nhất

Bà con tham khảo thêm: Sâu bệnh hại cây bưởi

11. Thu hoạch và bảo quản bưởi diễn

– Thu hoạch quả chọn thời điểm nắng ráo, thu hoạch quả vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để quả không bị héo ngay khi hái xuống.

– Thu hoạch quả khi vỏ quả bắt đẩu chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Sử dụng kéo cắt chuyên dụng để cắt quả xuống, và lau sạch quả, phân loại, cho vào thùng hoặc sọt tre có lót giấy hoặc xốp, để nơi thoáng mát và đem đi tiêu thụ.