1. Chuẩn bị đất trồng cho ổi và cam
* Thiết kế vườn trồng
– Tùy theo địa hình (cao hay thấp, dễ hay khó thoát nước) mà lựa chọn phương pháp lên luống hay đắp ụ cho phù hợp.
– Trồng cây chắn gió, thiết kế hàng rào bảo vệ, hệ thống thoát nước, hệ thống cung cấp nước tưới trước khi trồng cây.
Mô hình trồng xen ổi trong vườn cam
* Mật độ, khoảng cách
– Tùy theo khí hậu từng vùng, đất đai, kỹ thuật canh tác mà xác định khoảng cách trồng cho phù hợp, khoảng cách trồng thích hợp nhất cho cam và ổi là 4 x 4 m. Trồng xen kẽ nhau, 1 hàng ổi xen với 2 hàng cam.
* Thời vụ trồng
– Vụ Xuân vào tháng 2 – 4 dương lịch; Vụ Thu trồng vào tháng 8 – 9 dương lịch.
– Trồng ổi trước 6 tháng sau đó mới trồng cam (vụ Xuân trồng ổi, vụ Thu trồng cam hoặc ngược lại).
* Cách trồng
– Đào hố trồng với kích thước 0,6 x 0,6 x 0,6 m. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó lấp cao hơn mặt đất 20 – 30 cm.
– Khi trồng, đào hố giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5 cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dặm chặn, tưới nước.
– Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.
Mô hình trồng xen ổi trong vườn cam
2. Kỹ thuật chăm sóc cây cam
2.1 Chăm sóc cây cam giai đoạn kiết thiết cơ bản
– Làm cỏ: Những năm đầu cây còn nhỏ chưa giao tán phải làm sạch cỏ gốc. Ở những vùng đất bằng hoặc hơi dốc nên trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây để vừa che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, tạo nguồn phân xanh cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
– Trồng xen: Đối với đất dốc, giữa các hàng cam, ổi gieo 1 hàng rào kép cây phân xanh thuộc loại thân bụi như muồng, cốt khí, keo, đậu, lạc để chống xói mòn và cung cấp chất hữu cơ tại chỗ. Lượng hạt cây phân xanh từ 20 – 25 kg/ha. Diện tích đất trống còn lại trên băng gieo các loại cây họ đậu thân thảo như cây đậu tương, cây lạc, lạc dại … để che phủ, giữ ẩm đất và chống cỏ dại. Thường gieo trồng cây phân xanh trước khi trồng cam, ổi hoặc ngay sau khi trồng.
– Tạo tán: Khi cây đạt chiều cao 60 cm, bấm ngọn tạo cành cấp 1 để 3 cành cấp 1 hướng đều về các phía. Sau đó tạo cành cấp 2 và 3 tương tự để tán cây xòe đều không quá rậm rạp.
Kỹ thuật chăm sóc cây cam giai đoạn kiến thiết cơ bản
– Lượng phân bón tính cho mỗi gốc/năm:
+ Năm thứ nhất bón: 200g Urea + 240g super lân + 200g KCl + 40g DAP.
+ Năm thứ hai: 350g urea + 420g super lân + 350 KCl + 60g DAP + 1kg vôi + 15kg phân bò hoai mục/cây/năm.
+ Năm thứ ba: 500g urea + 600g super lân + 550g KCl + 60g DAP + 1kg vôi + 15kg phân bò hoai mục/cây/năm.
– Thời kỳ bón: Lượng phân trên chia đều các lần trong năm. Bón phân thúc 4 – 5 lần/năm vào các tháng 2, 4, 6, 10 và tháng 12 dương lịch.
– Phương pháp bón: Lúc cây còn nhỏ, phân vô cơ được hòa với nước để tưới cho cây kết hợp với các đợt xới xáo làm cỏ. Khi cây lớn, rạch rãnh xung quanh tán, rãnh sâu khoảng 10 – 15 cm, rắc phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc cây.
– Phân chuồng được bón với lượng 50 – 60 kg/cây/năm đối với giai đoạn kiến thiết cơ bản, những năm sau đó bón tăng dần mỗi năm từ 10 – 20 kg theo tuổi cây, bón một lần vào cuối năm. Khi bón phân chuồng, rãnh bón được cuốc sâu và rộng hơn sâu từ 15 – 20 cm, rộng từ 20 – 30 cm.
2.2 Kỹ thuật chăm sóc cây cam giai đoạn kinh doanh (thời kỳ cho quả)
– Làm cỏ, tưới nước: Thường xuyên phát cỏ, tủ gốc để giữ ẩm. Bổ sung nước tưới để duy trì ẩm độ đất đạt từ 70 – 75 % sau khi đậu quả và trong giai đoạn quả lớn.
Kỹ thuật chăm sóc cây cam giai đoạn kinh doanh
– Lượng phân bón
– Thời kỳ bón: Chia làm 3 lần bón chính: Bón sau thu hoạch quả, bón trước khi ra hoa và bón trong thời gian quả lớn. Lần bón thứ 3 có thể được chi thành 2 – 4 lần nhỏ, tùy điều kiện từng nơi. Lượng phân bón theo tỷ lệ sau:
Kỹ thuật bón phân cho cây cam
– Phương pháp bón
+ Bón sau thu hoạch: Rạch rãnh xung quanh tán (rộng 30 cm, sâu 20 cm), rắc phân (phân vô cơ và hữu cơ) vào rãnh rồi lấp đất kín.
+ Bón thúc: Bón theo rãnh, rãnh sâ 10 cm, rộng 15 cm, mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc lại gốc cây.
2.3 Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán
– Tiến hành cắt tỉa 3 lần trong năm.
+ Đợt 1: Cắt tỉa sau thu hoạch. Cắt bỏ tất cả những cành trong tán, cành nhỏ, cành yếu, cành sâu bệnh, một số cành vượt, cành mọc đan xen nhau. Cắt tỉa kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, đốt bỏ hết tàn dư sâu bệnh trên vườn.
Kỹ thuật cắt tỉa tạo tán cho cây cam
+ Đợt 2: Cắt vào vụ xuân, thời điểm cây ra hoa đậu quả: Cắt bỏ những cành yếu, cành có chùm hoa nhỏ, cành sâu bệnh, cành mọc trong tán.
+ Đợt 3: Cắt tỉa vào vụ hè, giai đoạn quả lớn: Cắt bỏ những cành sâu bệnh, tỉa bỏ quả nhỏ quả dị hình.
2.4 Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cam
– Một số đối tượng sâu hại chính trên cây cam
Sâu bệnh hại cây cam
+ Sâu vẽ bùa.
+ Nhện đỏ.
+ Nhện trắng.
+ Sâu đục thân.
+ Sâu đục cành.
+ Ruồi vàng.
– Các bệnh chính gây hại cho cây cam
Bệnh hại cây cam
+ Bệnh loét.
+ Bệnh nấm phấn trắng.
+ Bệnh sẹo.
+ Bệnh chảy gôm.
– Các bệnh do virus và siêu vi khuẩn không thể chữa trị bằng các loại thuốc há học như một số loại bệnh khác mạ phải phòng trị bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch tới các kỹ thuật anh tá, vệ sinh đồng ruộng diệt trừ môi giới truyền bệnh…
+ Bệnh vàng lá Greening.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi xá lỵ không hạt ruột trắng
3.1 Các biện pháp trồng và chăm sóc
– Tiêu chuẩn cây con: Trồng bằng cây ghép mắt hoặc cành chiết, chiều cao cây giống đạt 50 – 70 cm, trồng trong bầu, cây không bị bệnh.
– Tưới nước: Tưới ngay khi trồng, phải tưới thường xuyên vào mùa nắng. Tưới nước vào lúc cây đang mang trái giúp gia tăng năng suất và kích thước trái.
– Che phủ gốc: Hàng năm nên đắp thêm đất hay bùn ao vào gốc ổi. Vào mùa nắng nên phủ cỏ khô hay rơm rạ vào gốc để giữ ẩm.
Kỹ thuật chăm sóc cây ổi
– Tỉa cành: Để tỉa cho bằng nhau giữa các cây ổi, người ta cắm một cây đo làm chuẩn và dùng kéo cắt đọt ngang với chiều cao cây đó. Chiều cao cây 3 – 4 năm tuổi cao 1,5 m; 5 – 6 năm tuổi cao 1,6 – 1,7 m; 7 – 8 năm tuổi cao 2 m.
– Xử lý ra hoa ổi:
+ Trường hợp nhánh ổi chưa ra hoa, dùng kéo bấm bỏ đọt sao cho trên nhánh đó chỉ còn mang ba cặp lá kép.
+ Đối với nhánh ổi đã ra hoa, nếu thấy mới chỉ có thể ra thâm một cặp nụ thì bấm bỏ đọt nhưng chùa phía trên cặp hoa đó một cặp lá để có thể ra thêm một cặp nụ mới từ cặp lá đó.
+ Sau khi trên nhánh ổi có đủ hai cặp nụ thì cắt bỏ đọt hết, không chừa cặp lá nào phía trên cặp nụ trên cùng nữa để nhánh ổi có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Việc bấm đọt được tiến hành thường xuyên 1 – 2 tuần/lần.
3.2 Kỹ thuật bón phân cho cây ổi
– Cây ổi tăng trưởng nhanh, ra hoa và quả liên tục nên đòi hỉ nhiều chất dinh dưỡng. Chất đạm và lân cần thiết cho cây phát triển tốt, ra nhánh, ra hoa và quả phát triển. Khi mang quả, cần nhiều Kali để tăng phẩm chất quả.
– Cây ổi sẽ được cung cấp phân liên tục từ khi trồng đến khi cho quả. Lượng phân bón cung cấp sẽ gia tăng dần khi cây lớn.
Kỹ thuật bón phân cho cây ổi
– Phân được rãi cách gốc 30 cm, bón ở ngoài sâu, trong hơi cạn khi vùi phân vào đất.
– Lượng phân bón cho cây ổi
– Hàng năm nên bón thêm phân hữu cơ hoai mục 5 – 10 kg/cây. Có thể sử dụng các loại phân chuồng đã được ủ cho hoai mục hoặc dùng các loại phân hữu cơ, hữu co vi sinh đã qua quá trình chế biến công nghiệp.
3.3 Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trên cây ổi
– Một số sâu bệnh hại chính trên cây ổi:
+ Rầy mềm.
+ Ruồi đục quả.
+ Rệp dính, rệp sáp, rệp phấn trắng.
+ Sâu đục cành.
+ Bệnh thán thư.
+ Bệnh đốm lá.
Một số sâu bệnh hại cây ổi
4. Kỹ thuật bao quả và thu hoạch
– Nhằm hạn chế sâu bệnh tấn công, nên tiến hành bao quả khi quả non có đường kính khoảng 2,5 – 3 cm; Vật liệu bao trái phổ biến hiện nay là dùng bao nilon đã được đục lổ để bao. Những quả được bao lại sẽ có vỏ quả bóng đẹp hơn và dễ tiêu thụ so vưới những quả không được bao quả.
Kỹ thuật bao quả
– Thu hoạch ổi: Thời gian thu hoạch ổi tập trung từ tháng 9 đến Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, có những vườn ổi xử lý ra hoa cho quả liên tục quanh năm. Ổi thường được thu hoạch vào buổi sáng, cắt bằng kéo, quả được bao và còn cuống dính lá ở trên sẽ tăng giá trị thương phẩm.
– Thu hoạch cam: Tiến hành thu hoạch khi quả chuyển màu vàng. Quả được thu hoạch vào lúc trời khô ráo, không nên thu hái ngay sau mưa hoặc vào những ngày ù sương vì quả dễ bị ẩm thối. Quả thu xong cần để nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quả 15 ngày kể từ khi thu hoạch sẽ làm giảm giá trị thương phẩm của quả cam.
Mô hình trồng xen ổi trong vườn cam vinh