Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ thuật trồng cây chanh theo tiêu chuẩn VietGAP

Để trồng chanh cho ra nhiều quả và chất lượng tốt ngoài việc chọn giống, bón phân thì việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên phải được đặt lên hàng đâu. Qua bài viết cung cấp cho bạn đọc toàn bộ kỹ thuật trồng cây chanh theo tiêu chuẩn VietGAP.

Kỹ thuật trồng cây chanh theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Kỹ thuật chọn giống chanh trồng theo tiêu chuẩn VietGAP

– Lựa chọn những giống chanh tốt, có tiềm năng năng suất cao. Cây giống phải được nhân từ cây mẹ đầu dòng tuyển chọn và phải đạt tiêu chuẩn cây con.

– Cây giống sản xuất bằng phương pháp ghép phải được tạo hình cơ bản trong vườn ươm. Đường kính cành ghép cách điểm ghép đạt 0,5 – 0,7 cm; dài từ 50 cm trở lên; có bộ lá xanh tốt, không sâu, bệnh.

– Một số giống tiêu biểu hiện nay: giống chanh đào, chanh tứ quý, chanh giấy…

Trồng cây chanh đào ra sai quả

2. Thời vụ trồng chanh theo tiêu chuẩn VietGAP

– Vụ xuân trồng vào tháng 2,3.

– Vụ thu trồng tháng 8 đến tháng 10.

3. Yêu cầu đất trồng chanh theo tiêu chuẩn VietGAP

* Cách chọn đất: Có tầng canh tác dầy từ 1 m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, và thoát nước tốt, giàu mùn. Đất có độc dốc từ 3 – 20o (tốt nhất từ 3 – 8o).

* Kỹ thuật làm đất trồng chanh

– Thiết kế vườn trồng: Bao gồm các nội dung như bố trí lô thửa, đường đi, mương, rãnh tưới tiêu nước, bố trí mật độ, khoảng cách…

+ Tùy theo quy mô diện tích và địa hình đất mà có thiết kế vườn trồng một cách phù hợp. Đối với đất bằng thì trồng hình tam giác (kiểu nanh sấu). Đất có độ dốc từ 5 – 10o phải trồng cây theo đường đồng mức, khoảng cách của hàng cây là khoảng cách đường đồng mức. Ở độ dốc 8 – 10o nên thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang đơn giản , dưới 8o có thể áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu, trên 10o phải thiết kế đường đồng mức theo kiểu bậc thang kiên cố.

+ Trường hợp đối với vùng đất bằng, mạch nước ngầm cao phải thiết kế theo kiểu đào mương lên liếp.

+ Đối với vườn diện tích nhỏ dưới 1 ha không cần phải thiết kế đường giao thông, , song với diện tích lớn hơn thậm chí tới 5 – 10 ha cần phải phân thành từng lô nhỏ có diện tích từ 0,5 đến 1 ha/lô và có đường giao thông rộng để có thể vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm thu hoạch bằng xe có giới, đặc biệt đối với đất dốc cần phải bố trí đường lên, xuống và đường liên đồi. Độ dốc của đường lên đồi không quá 10o.

Mô hình trồng cây chanh theo tiêu chuẩn VietGAP

* Bố trí mật độ và khoảng cách trồng

– Mật độ trồng phụ thuộc vào hình dạng tán của mỗi giống và khả năng đầu tư thâm canh. Thông thường trồng với khoảng các 3 x 3 m, hoặc 3 x 4 m; Đối với những vùng đất tốt hoặc có điều kiện đầu tư thâm canh và áp dụng các biện pháp đốn tỉa hàng năm có thể bố trí mật độ dày hơn từ 1000 – 1200 cây/ha.

– Ở những vùng đất dốc, hàng cây được bố trí theo đường đồng mức và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức là khoảng cách giữa 2 hình chiếu của cây. Khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức, đường đồng mức dài hơn thì có số cây nhiều hơn.

– Đào hố trồng và bón lót

+ Kích thước hố rộng 0,6 – 0,8 m, sâu 0,6 – 0,8cm.

+ Bón lót cho tính cho 1 gốc: 20 – 30 kg phân hữu cơ + 0,1 kg phân kali + 0,5 kg phân lân + 1 – 1,5 kg vôi.

– Toàn bộ phân bón được trộn đều với lớp đất mặt bón xuống đáy với 3/4 hố. Đất còn lại lấp phủ trên mặt hố cao hơn mặt hố khoảng từ 10 – 20 cm để quá trình tưới nước đất nén chặt bằng mặt hố là được. Công việc đào hố bón lót cần phải làm xong trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

Mô hình trồng cây chanh không hạt mang lại giá trị kinh tế cao

4. Kỹ thuật trồng cây chanh theo tiêu chuẩn VietGAP

– Dùng dao nhọn rạch bỏ bầu nilong, đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố, mắt ghép hướng về hướng gió chính và lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2 – 3 cm.

– Không được lấp quá sâu, trồng xong phải tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc (lưu ý phải cách gốc từ 10 – 15 cm để tránh sâu bệnh xâm nhập).

Trồng chanh không hạt sai quả

5 Kỹ thuật bón phân thúc cho cây chanh theo tiêu chuẩn VietGAP

– Bón phân cho cây canh tùy thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể.

* Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Cây từ 1 – 3 năm sau trồng, phân bón được chia đều bón thành 4 đợt/năm.

– Lượng bón mỗi cây trong 3 năm đầu:

Kỹ thuật bón phân cho cây chanh

* Thời kỳ kinh doanh (giai đoạn cây cho quả)

– Liều lượng phân bón tính cho 1 gốc cây chanh/năm: 1,5 – 2 kg Ure + 1,2 kg phân lân + 0,3 kg kaliclorua + 20 kg phân chuồng + 1 kg vôi bột.

– Lượng phân bón được chia đều bón thành 4 phần trong năm. Bón vào các thời điểm như sau:

+ Sau khi thu hoạch quả: 2/3 lân + 20 kg phân chuồng.

+ Trước khi chuẩn bị xiết nước: 1/3 phân lân + 1/4 phân đạm + 1/3 phân kali.

+ Sau khi tưới nước trở lại (trước khi trổ hoa): 1/4 phân đạm + 1/3 phân kali.

+ Giai đoạn nuôi quả, ngoài 1/4 lượng đạm còn lại thì lượng phân nên cung cấp theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả. Cần chú ý phòng trừ sâu bệnh cho chanh vào giai đoạn này.

– Kỹ thuật bón phân cho cây chanh: Bón theo tán cây: Cuốc một rãnh rộng từ 30 cm từ méo tán vào trong, sâu 30 cm, phân trộn đều với nhau và rắc vào rãnh, lấp đất (mỗi lần bón kết hợp với làm cỏ và ủ lại gốc).

6.  Kỹ thuật chăm sóc sau khi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP

* Kỹ thuật tưới nước: Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàng toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tùy thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây, muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20 – 30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa.

* Hạn chế ánh sáng: Trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế going gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.

* Giữ ẩm: Đậy tủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế chi phí tưới nước, trong vườn nên để cỏ cao 20 – 40 cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.

Kỹ thuật trồng cây chanh không hạt

* Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán:

– Từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50 – 60 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ phát triển, sau đó chỉ chọn 3 – 5 cành phát triển theo các hướng đồng đều. Từ cành này sẽ hình thành các cành cấp 2, cấp 3, … cây sẽ có bộ tán trò đều và cân đối, khi vào thời kỳ kinh doanh sẽ cho năng suất cao, thuận lợi cho chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh cũng như thu hoạch.

– Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn, khoảng 10 – 15 cm), cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

* Một số biện phát kích thích cây chanh ra hoa

– Dùng bừa cào xúp nhẹ trên lớp đất mặt để kích thích bộ rễ, làm cây mất cân đối dinh dưỡng đột ngột đưa đến hiện tượng cây chanh rụng lá và sau đó sẽ ra hoa.

– Hoặc dùng cây chống nhánh, tàn cây chanh lên, sau đó hạ xuống gây ức chế sinh trưởng của cây, làm caanh chanh có thể rụng lá, sau đó tưới nước cây có thể ra hoa. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và tưởi thọ của cây.

Kỹ thuật kích thích chanh ra hoa

* Các biện pháp tăng khả năng đậu quả

– Trước khi nở hoa dùng các loại phân bón lá như Atonic, Mastrer – Grow, … phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ, lần 2 cách lần 1 là 15 ngày.

– Sau khi đậu quả, khi quả có đường kính 1 – 2 cm, phun Atonic, Mastrer – Grow,…, phun 2 – 3 lần với nồng độ theo khuyến cáo, các lần phun cách nhau 10 – 15 ngày.

Kỹ thuật tăng khả năng đậu quả

7. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây chanh theo tiêu chuẩn VietGAP

 – Sâu vẽ bùa: Thường phá hại phần non của cây, gây hại tất cả các tháng trong năm (mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10). Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc trừ sâu 1- 2 lần cho mỗi đợt lộc non bằng Decis 2,5 EC, Trebon 0,1 – 0,15%,…

– Sâu đục thân: Phòng trừ bắt diệt trưởng thành (Xén tóc), phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng. Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatx 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2%,…

– Nhện hại (nhện đỏ, nhện trắng): Phòng trừ dùng thuốc Comite, Ortus 50EC, Pegasus 250,…

Một số sâu bệnh hại cây chanh

– Rệp hại: Dùng Sherpa 25 EC, Trebon với nồng độ 0,1 – 0,2 % phun 1 – 2 lần ở thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muons trị có hiệu quả cần pha thêm thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm.

– Bệnh loét, bệnh sẹo: Gây hại nặng nhất trong vụ hè ẩm. Cách phòng trừ: Cắt bỏ lá bệnh, thu gom đem tiêu hủy. Phun thuốc Boocđo 1 – 2% hoặc thuốc Kasuran 0,2%…

– Bệnh Greening (vàng lá gân xanh): Phòng trừ bằng cách sử dụng giống sạch bệnh, Trồng sen ổi để xua đuổi rày chổng cánh. Phun thuốc phòng trừ môi giới truyền bệnh (rầy chổng cánh) bằng thuốc Ortus 5 SC, Trebol 10 EC, Applaud 25 SC,… Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh đêm đốt, bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu của cây.

8. Kỹ thuật thu hoạch chanh theo tiêu chuẩn VietGAP

– Cây chanh từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 4 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng, thu khi vỏ quả căng, bóng.

– Tốt nhất nên thu hoạch vào lúc trời mát, không thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vi quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Sauk hi thu hoạch để chah nơi thoáng mái, cách mặt sàn 10 – 15 cm.

Kỹ thuật thu hoạch chanh theo tiêu  VietGAP

9. Ghi chép hồ sơ

– Cần ghi chép đầy đủ nhật ký các thông tin về thời gian chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, thời gian thu hoạch đóng gói, các biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể để dễ dàng truy nguyên ngồn gốc, đảm bảo an toàn.