Rau thủy càng ngày càng phổ biến trên thị trường nông sản. Kỹ thuật trồng rau thủy canh đã và đang được áp dụng rộng lớn ở nhiều gia đình. Tuy nhiên trong quá trình trồng rau các hộ gia đình và kể cả các nhà vườn luôn gặp phải các vấn đề rau bị vàng lá. Vậy nguyên nhân rau bị vàng lá là gì? Tại sao rau thủy canh hay bị vàng lá? Cách khắc phục tình trạng vàng lá trên rau thủy canh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắm mắc trên.
Trồng rau thủy canh là trồng rau theo phương pháp kiểu mới, không áp dụng tới đất mà thay thế hoàn toàn bằng nước sinh hoạt để trồng rau. Rau thủy canh có nhiều ưu điểm nổi trội, không chỉ tươi, giàu chất dinh dưỡng mà rau thủy canh còn đảm bảo được độ sạch an toàn tuyệt đối.
Rau thủy canh bị vàng lá là hiện tượng trên lá rau xuất hiện những đốm vàng hoặc gân bị vàng, thậm chí cả lá rau bị vàng và lan xuống cả thân. Hiện tượng rau bị vàng lá có thể xuất hiện ở nhiều loại rau thủy canh nếu kỹ thuật trồng rau không tốt.
Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến vàng lá trên câu rau thủy canh.
Vàng lá trên rau thủy canh, một vấn đề đáng lo ngại với nhà vườn
1. Nồng độ dinh dưỡng không phù hợp với rau trồng
– Trên mỗi loại dinh dưỡng thủy canh sẽ ghi thành phần và nồng độ ppm. Bạn nên chú ý đến yếu tố này để sử dụng cho rau.
– Thông thường với các loại rau thủy canh ăn lá nồng độ ppm phù hợp cho cây hấp thụ từ 1000-1200ppm .
– Ngoài ra sau mỗi vụ sau trồng, thành phần đa lượng và trung lượng trong dinh dưỡng sẽ bị giảm. Khi đó hàm lượng dinh dưỡng sẽ không đủ đối với nhu cầu của rau, dẫn đến hiện tượng cây bị còi cọc, vàng lá. Để cây phát triển tốt bạn nên thay dinh dưỡng mới cho rau.
2. Rau bị vàng lá do thiếu khoáng chất
2.1. Rau thủy canh vàng lá do thiếu sắt (Fe)
– Khi trồng rau thủy canh cần phải theo dõi, quan sát thường xuyên, khi thấy rau không phát triển nữa. Lá bại vàng, trắng, trong khi gân vẫn xanh thì nguyên nhân lúc này là do thiếu Fe. Vì sắt có tác dụng hoạt hóa EmZym trong quá trình quang hợp, hô hấp và tổng hợp diệp lục. Chính vì thế khi thiếu Fe lá từ màu xanh sẽ chuyển dần sang màu vàng.
Thiếu sắt thường làm cho cây vàng lá do mất diệp lục
2.2. Thiếu Mangan (Mn) gây hiện tượng vàng lá trên rau thủy canh
– Biểu hiện là khi nhìn thấy lá có màu xanh nhạt, gân lá có màu vàng. Xuất hiện các đốm vàng ở phần thịt và phát triển thành các hoại tử trên lá.
2.3. Thiếu Magie trên rau thủy canh
– Biểu hiện của rau khi thiếu Magie là gân lá đang còn xanh nhưng gân lá biến vàng. Ngoài ra cây xuất hiện các mô hoại tử từ lá trưởng thành đến là non. Biểu hiện này khá gần với thiếu Fe nên bạn cần phải biết rõ
2.4. Hiện tượng thiếu Nito trên rau thủy canh
– Khi thiếu Nito sẽ không hình thành được diệp lục ở lá, lá sẽ chuyển vàng và không phát triển. Cần lưu ý thiếu Nito cây sẽ vàng lá, khi cây phát triển quá nhanh, lá chuyển màu xanh thẫm là lúc cây bị thừa Nito. Đây là điều không tốt vì khi thừa Nito ở dạng NO3- khi vào dạ dày chúng sẽ bám vào thành ruột và mạch máu làm mất khả năng chuyển Oxy của tế bào.
Vì vậy cần hết sức chú ý khi pha dung dịch cho rau thủy canh để đảm bảo đến sức khỏe.
3. Thiếu ánh sáng gây nên hiện tượng vàng lá ở rau thủy canh
– Đây là nguyên nhân khá quan trọng dẫn đến tính trạng vàng lá trên rau thủy canh
– Ánh sáng rất cần thiết cho quá trình quang hợp của cây, đặc biệt với rau thủy canh thì thời lượng chiếu sáng phù hợp nhất là 5-6h/ngày. Thời lượng này đủ để rau chuyển hóa và quang hợp tạo ra các chất nuôi cây và diệp lục.
– Như vậy nếu cây không được cung cấp ánh nắng phù hợp sẽ không tạo ra được điều kiện cần thiết cho cây.