Cây cảnh trồng vỉa hè, đường phố thường là các cây thân gỗ, cây lâu năm được trồng mới hoặc di chuyển từ nơi khác đến (cây trên rừng, cây xanh khuôn viên, cây phôi…) như cây Lộc vừng, cây Sao đen, cây sấu, cây mai, cây muồng, cây giáng hương…
Các cây này khi trồng thường được nhúng, ngâm chất kích thích ra rễ nên sau khi trồng cây nhanh chóng hồi phục trở lại và phát triển xanh tốt (trừ một số trường hợp cây quá yếu, thời tiết quá nắng nóng, độ ẩm thấp hoặc người trồng không sử dụng các chất kích thích ra rễ hoặc sử dụng không đúng nồng độ).
Tuy nhiên vì diện tích đất trong hố trồng rất ít (hố trồng bé) nên chỉ sau thời gian từ 1 đến vài năm cây dần yếu dần, thân khô, lá vàng và rụng. Bộ rễ cây vì “cố gắng” tìm kiếm nguồn dinh dưỡng đã vươn dài và mạnh dưới lớp gạch của vỉa hè hoặc mọc sâu vào tần đất có chứa nhiều đất đá thải xây dựng, vì vậy rễ cây vô tình càng ngày hút phải càng nhiều chất độc, làm cây suy kiệt và dần chết dần.
Để khắc phục và cứu sống các cây có hiện tượng suy kiệt, vàng lá, thiếu dinh dưỡng, bộ rễ bị tổn thương… chúng ta cần tiến hành các biện pháp sau đây:
Cuốc mở rộng phần xung quang gốc cây từ 30-50cm
– Đào mở rộng lớp đất xung quanh gốc (mở rộng tối thiểu từ 30 – 50cm), chặt bớt rễ vươn dài để kích thích ra rễ mới.
– Bổ sung thêm đất mùn hữu cơ, phân trùn quế với lượng từ 50 – 200kg tùy từng gốc cây lớn bé.
– Bổ sung thêm đất trên bề mặt cây để giữ gốc và tránh mưa làm rửa trôi lớp dinh dưỡng phía dưới.
– Phun và tưới chất kích thích ra rễ với hàm lượng và nồng độ pha chế như sau:
– Cytokinin DA6: 1g
– Vitamin B1: 0,5g
– Auxin Na-NAA: 50g
-> Lấy 3 loại trên hòa chung vào cho 100L nước khuấy đều và tưới và phun ướt đẫm lá cây (tập trung vào mặt dưới của lá).
Sau thời gian 20 ngày – 01 tháng khi bộ rễ cây đã hoàn toàn hồi phục chúng ta tiến hành bón (tưới hoặc phun lên lá) định kỳ 01 lần/tháng phân bón NPK 10-50-10, Chất hữu cơ Kali Humate với lượng 10g – 20g/20 lít nước.