Bưởi diễn, loại quả khá quen thuộc đối với mọi nhà, loại quả ăn ngon, mọng nước, có hương vị đặc trưng và có thể cho mọi lứa tuổi.
Thế nhưng để có những quả bưởi diễn ngon như vạy sau bữa ăn gia đình nhà bạn thực sự không hề dễ dàng. Khi đi thực tế vào vườn của cách hộ gia đình trồng bưởi hiện nay có một số vấn đề dẫn đến các câu hỏi thường gặp đó chính là: Cách khắc phục hiện tượng nám quả? Nguyên nhân hiện tượng nám quả trên cây bưởi? Cách chữa hiện tượng khô trên múi bưởi diễn? Làm cách nào để bưởi nhiều nước?… và còn nhiều câu hỏi hơn nữa được đặt ra ở các hộ gia đình trồng bưởi. Vậy sau đây để giải quyết các thắc mắc đó, mời các bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Bưởi diễn nám vỏ, khô nước là một vấn đê trăn trở đối với các hộ trồng bưởi
1. Nguyên nhân gây hiện tượng nám quả trên vỏ cây bưởi diễn
– Qua thực tế và nghiên cứu cho thấy hiện tượng nám quả trên cây là do nhóm các loài nhện gây ra như: Nhện trắng, nhện đỏ, nhện vàng, nhện đốm… với đặc điểm kích thước nhỏ nên quan sát được, bởi vậy khó kiểm soát và phòng ngừa phát sinh.
2. Cách khắc phục hiện tượng nám quả bưởi diễn
– Khi quả bưởi diễn phát triển đến kích thước bằng quả chanh nên sử dụng các loại thuốc có gốc như: Abamectin, Azadirachtin… kết hợp với một loại thuốc trừ nấm có gốc Mancozeb,… và phun cho vườn cây 1 lần. Sau khi phun xong 3- 4 giờ, sử dụng các loại túi chuyên dụng bao quả luôn. Đảm bảo quả sẽ không bị tấn công kể các các loại nhện cũng như các loại công trùng khác. Lúc này quả có mã rất đẹp, giá thành sẽ cao hơn.
– Nếu trường hợp không sử dụng bao bọc thì nên áp dụng phun 4-5 ngày/lần, phun mạnh lên toàn bộ cây trồng, sẽ rửa trôi được các loại chích hút, các loại nhện gây nám quả. Áp dụng phun định kỳ như vậy sẽ giảm được tối đa các loại gây hại.
Lưu ý: Tránh tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để tránh gây đến chất lượng quả và sự quen thuốc đối với các loại gây hại.
3. Nguyên nhân gây hiện tượng khô múi bưởi diễn
– Thường nếu trái bưởi bị nám thì khả năng bị khô nước cũng sẽ xảy ra bởi bị gây hại của nhện, nhện gây hại từ vỏ bưởi sau đó sẽ gây hại đến múi bên trong làm khô múi.
– Bên cạnh đó yếu tố dinh dưỡng là nguyên nhân “chủ chốt” gây nên hiện tượng khô múi ở cây bưởi diễn. Đó là hiện tượng thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng trên cây, đó chính là: Thiếu đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi lượng dẫn đến tình trạng khi quả bưởi bóc ra không có nước, quả có vị nhạt.
4. Cách khắc phục hiện tượng khô múi trên quả bưởi
Để khắc phục hiện tượng khô múi bưởi cần phải tuân thủ các điều như sau:
– Thứ nhất: Sau các vụ thu hoạch cần phải cắt tỉa, tạo tán cho vườn cây, tiếp đến phải bón đầy đủ các loại phân để phục hồi cho cây.
– Thứ hai: Lựa chọn các loại phân bón các chất dinh dưỡng cho cây sao cho phù hợp: Có thể bón các loại phân như: phân chuồng hoai mục, các loại phân hữu cơ như Amino Acid, Bột rong biển… Nếu bón các loại phân vô cơ nên lựa chọn các loại phân có đủ hàm lượng N,P,K và có chứa cả các loại trung, vi lượng.
– Thứ ba: Bón đúng vào các giai đoạn sinh trưởng của cây. Tùy vào giai đoạn phát triển, điều kiện phát triển của cây trồng mà ta cần lựa chọn các loại phân bón sao cho phù hợp với bưởi. Ví dụ như khi bưởi ở giai đoạn ra lộc, phát triển lá thì nên dùng loại phân NPK bón lót để bón, còn đối với khi cây ra hoa, nuôi trái nên dùng phân NPK + TE bón thúc là phù hợp với nhu cầu phát triển của cây.
– Ngoài ra tùy vào tình hình thực tế khi quan sát thấy trên lá có biểu hiện của thiếu các nguyên tố trung, vi lượng thì sử dụng thêm các loại phân bón lá hoặc sử dụng các vi lượng dạng chelate như Canxi Chelate, Kẽm Chelate… bón bổ sung cho cây ở các giai đoạn cây ra hoa, sau khi cây ra hoa, khi cây ở giai đoạn quả non và giai đoạn nuôi quả.
– Đặc biệt, đối với bưởi diễn để quả chắc, nhiều nước thì trước khi thu hoạch khoảng 15-20 ngày nên bón bổ sung Kali cho cây sẽ giúp cho quả nhiều nước, chắc hơn, vỏ quả đẹp hơn. Ngoài ra cũng có thể bón đậu tương ngâm hoặc cá ngâm cho cây trồng.