Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Công dụng bất ngờ của cây lá vối đối với sức khỏe mà ít ai biết tới

Đối với người dân Việt Nam chắc hẵn ai cũng quen thuộc cây lá vối, cây được người dân thu hái lá về pha làm nước uống giải nhiệt cho mùa hè oai bức. Tuy nhiên, lại ít ai biết tới công dụng của cây lá vối có thể làm thuốc chữa bệnh đối với sức khỏe con người. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu thêm về công dụng của lá vối đối với sức khỏe như thế nào?

1. Đặc điểm thực vật cây lá vối

– Cây vối là loài cây dễ trồng, phát triển và sinh trưởng rất nhanh. Một cây lá vối trưởng thành có thể cao 5, 6m.

– Lá của cây vối có hình trái xoan, hơi nhọn ở phần gốc và ở chóp lá có phần mũi nhỏ. Hai mặt của lá có màu xanh, có đốm nâu, phiến lá khá dày và cứng. 

Đặc điểm cây lá vối

Đặc điểm cây lá vối

– Hoa lá vối gần như không có cuống, màu trắng lục mọc thành 3 – 5 cụm trải ra ở những nách lá đã rụng. Nụ hoa vối dài nhỏ có 4 cánh, nhiều nhị.

– Đã từ lâu cây lá vối được coi là một dược liệu quý trong Đông y. Cả lá vối, vỏ thân và nụ hoa của cây lá vối đều có tác dụng làm thuốc trị bệnh vô cùng hữu hiệu. Đặc biệt nhiều người hay nấu lá vối để làm nước uống mỗi ngày, vừa thanh mát cơ thể, vừa có thể điều trị nhiều bệnh lý thường gặp.

2. Thành phần hóa học cây lá vối

– Trong lá vối có chứa tamin, một số khoáng chất, vitamin và khoảng 4% tinh dầu. Do đó, lá vối thường có mùi thơm dễ chịu và có chất kháng sinh chống lại nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

– Trong nụ vối có chứa Beta – Sitosterol có khả năng chuyển hóa cholesterol, hỗ trợ kháng sinh và làm giảm lượng mỡ trong máu.

– Các bộ phận khác nhau của lá vối có thể chứa sterol, chất béo, tanin catechic và gallic. Nụ và lá vối có chứa acid triterpenic.

3. Bào chế lá vối thành thuốc

– Lá vối, nụ hoa có thể dùng tươi hoặc ủ lên men trước khi dùng đều được.

– Cách ủ lá, nụ vối: Lá và nụ vối sau khi thu hoạch, rửa sạch nhựa, để thật ráo nước. Cho vào thúng, rỗ tre sau đó dùng rơm rạ phủ lên trên cho đến khi lá hoặc nụ chuyển sang màu đen thì lấy ra phơi khô, lưu trữ và sử dụng dần. Mục đích của việc ủ lá vối là để phá hủy các chất diệp lục bên trong lá và loại bỏ mùi nhựa, từ đó chất lượng nước vối sẽ tốt hơn.

– Ngoài ra, người ta cũng thu hoạch lá vối và nụ vối tươi để phơi khô làm thuốc.

4. Tính vị của cây lá vối

– Theo y học cổ truyền Mạn kinh tử (quả vối) có vị đắng, cay, tính hơi hàn có tác dụng thanh lọc máu, điều trị phong nhiệt.

– Lá vối vị đắng, hơi chát, chứa một ít độc tố nhẹ có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, điều hòa gan, phổi và bàng quang. Nước lá vối có tính kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm, tiêu đờm, điều chỉnh huyết áp do gan nóng. Sử dụng nước nấu hàng ngày có thể tiêu thực, làm giảm mỡ máu, điều trị cảm nắng, điều hòa thân nhiệt.

5. Công dụng của lá vối đối với sức khỏe

5.1. Công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa

– Trong thành phần của lá vối có chứa một chất là Tanin. Đây là chất có khả năng loại bỏ vi khuẩn có hại và bảo vệ niêm mạc ruột hiệu quả. Do đó sử dụng lá vối sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn.

5.2. Công dụng giúp lợi sữa

– Phụ nữ sau khi sinh có thể dùng nước lá vối để tăng cường tuyến sữa, lợi sữa. Nhờ vậy chất lượng sữa mẹ sẽ tốt hơn, đảm bảo sức khỏe và thể chất cho con.

5.3. Lá cây vối có công dụng thanh lọc cơ thể

– Nước nấu từ lá vối có công dụng giúp lợi tiểu, thanh lọc và làm mát cơ thể. Do đó nếu mỗi ngày bạn đều dùng nước lá vối để uống sẽ rất có lợi trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu.

5.4. Nụ lá vối có công dụng điều trị tiểu đường và giảm mỡ máu

– Căn bệnh tiểu đường, mỡ máu cao hiện nay đã trở nên phổ biến và trở thành nỗi lo của rất nhiều người. Nước lá vối với khả năng thải độc có thể giúp bạn tiêu được phần lớn lượng mỡ có trong máu. Đồng thời cũng có thể giảm bớt lượng đường huyết. Tuy nhiên để có được hiệu quả thì bạn nên kiên trì khi sử dụng nước nấu từ lá vối nhé.

5.5. Công dụng kháng khuẩn

– Trong lá cây vối có chứa kháng sinh thực vật có khả năng loại bỏ được những vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Do đó lá vối thường được dùng trong những bài thuốc chữa viêm da, nổi mụn, viêm đại tràng,..

5.6. Công dụng trị bệnh viêm đại tràng

– Nước lá vối đã được chứng minh là có công dụng tuyệt vời trong việc sát khuẩn, giảm viêm. Do đó những bệnh nhân mắc viêm đại tràng mãn tính, thường xuyên khó chịu và đau bụng âm ỉ, đi ngoài ra phân sống thì nên sử dụng nước lá vối. Đây sẽ là giải pháp cực kỳ đơn giản, tiết kiệm mà lại hữu hiệu để cải thiện tình trạng của bạn đấy.

5.7. Sử dụng lá cây vối có công dụng trị ngứa do dị ứng

– Do lá vối có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn có hại nên được sử dụng khi bạn bị ngứa do dị ứng. Sử dụng nước lá vối để trị ngứa chắc chắn sẽ khiến cho bạn thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều đấy.

5.8. Rễ cây lá vối có công dụng trị viêm gan, vàng da

– Nguyên nhân của viêm gan có thể là do lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thường xuyên ăn nhiều đồ cay nóng. Lá vối với khả năng thanh lọc, loại bỏ độc tố trong cơ thể, giảm bớt gánh nặng cho gan sẽ rất có ích cho những bệnh nhân bị viêm gan.

5.9. Vỏ cây vối hỗ trợ chữa bỏng

– Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

5.10. Lá Vối có tác dụng hỗ trợ điều trị gout

– Lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout. Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.

5.11. Lá vối hỗ trợ chữa lở ngứa, chốc đầu

– Lá vối vừa đủ nấu kỹ, lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.

6. Cách dùng – Liều lượng sử dụng cây lá vối

– Cách dùng:

+ Lá dùng là trà, hãm nước sôi, uống nóng. Hoa nhỏ thu hái sau đó cũng được dùng pha trà uống. Ngoài ra, có thể hãm lá, nụ, hoa vối với lá Bạch đàn, Hoắc hương để hỗ trợ tiêu hóa.

+ Sắc nước lá vối đặc có thể kháng sinh, sát trùng để rửa, vệ sinh mụn nhọt, lở loét, ghẻ, chốc lở.

+ Lá, vỏ, thân, nụ, hoa vối có thể ứng dụng để sắc thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, mụn nhọt, viêm đại tràng mãn tính, kiết lỵ.

+ Có thể bào chế thành dạng siro dùng thoa vào các khớp đau, sưng, đỏ và uống trong để điều trị phong thấp.

– Liều lượng: Phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng.