Cây trồng hút Bo chủ yếu ở dạng ion B4O72-, HBO32- và BO33-. Lượng Bo trong cây không nhiều lắm, chỉ tính loại 1/van trong chất khô.
* Bo ảnh hưởng đến quá trình sinh lý sinh hóa sau đây:
Sự hút chất dinh dưỡng và sự cố định N, sự khử CO2 và sự hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp, tổng hợp chlorophyl và tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng, sự thoát hơi nước liên quan đến sự vận chuyển các chất trong cây, sự chuyển hóa các chất, sự tạo rễ tạo các bộ phận non đặc biệt là sự tạo thành phấn hoa và kết quả, tính chịu hạn và chịu lạnh, chịu nóng của cây.
Do ảnh hưởng đến sự hình thành nhiều nhóm chất: đường bột, protit, chất béo, sắc tố, vitamin và auxin.
* Các trường hợp cây và đất có thể xảy ra hiện tượng thiếu bo:
Người ta cho rằng bo đóng vai trò xúc tác trong các phản ứng tổng hợp các nguyên tố tạo ra vách tế bào do đó bệnh thiếu bo thường xuất hiện ở cây củ. Các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng đen hay nâu. Đó là bệnh rỗng ruột và đến ruột thường bắt gặp ở củ cải, cà rốt. Một số loại rau cũng rất nhạy cảm với sự thiếu bo. Cây Sulơ hay bị nâu là do thiếu bo. Sự khô ruột quả táo, thối củ khoai tây nhiều trường hợp cũng là do sựu biểu hiện của thiếu bo. Hiện tượng thiếu bo còn nhận xét thấy ở một số cây ăn quả có chiều dài không đều, quả ăn sần sùi và có nhựa chảy ra ở cuống. Bo còn ảnh hưởng đến cây họ đậu làm tăng sự cố định N, tăng sự hút nước cho cây họ đậu. Các kết quả nghiên cứu ở Nga còn cho thấy rằng thiếu bo còn giảm lượng RNA ở đỉnh cây và đỉnh rễ, cây họ đậu, giảm DNA ở cây hướng dương. Sự ảnh hưởng này còn làm rối loạn trao đổi chất của cây.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng bón quá nhiều B cũng gây ngộ độc cho cây. Liều lượng thích hợp cho cây này sẽ không thích hợp với cây khác. Liều lượng thích hợp cho cây chẻ ba có thể gây ngộ độc cho các cây họ đậu khác.
Nguồn Bo cung cấp cho đất thường là từ phân chuồng và nước mưa. Khoảng 20 g/ha một năm. Số lượng mất đi hàng năm rất lớn: 100-200 g/ha/năm do rửa trôi, 50-300 g/ha do sản phẩm thu hoạch (theo Gros ở Pháp). Các nước nhiệt đới số lượng mất đi còn nhiều hơn.
Hàm lượng bo trong đất khá cao: 0,5-10 mg/1kg chất khô, trong đó số lượng bo dễ tiêu chiếm 1-10% bo tổng số. Lượng bo dễ tiêu thường thay đổi theo pH. Vì vậy chỉ xảy ra thiểu bo trong 2 trường hợp sau:
– Đất kiếm hoặc đất chua bón quá nhiều phân.
– Đất trồng trọt lâu ngày bị rửa trôi và thoái hóa.
Hiện tượng thiếu bo thường liên quan đến cây trông hơn là liên quan đến đất.
– Những cây có yêu cầu về bo rất cao có thể liệt kế như sau: thuốc phiện, củ cải trắng, xà lách, củ cải tím, su lơ, bắp cải, đổ tương, lượng bo trong chất khô cao hơn 35 mg/100g chất khô.
– Các cây có lượng bo trung bình carốt, khoai tây, thuốc lá, đậu trắng Hà Lan, cà chua, cần tây.
– Cây họ hòa thảo, lúa, ngô cần bo cấp thấp nhất
Bón cầng nhiêu đạm và kali nhu cầu bo tăng, nhưng bón P nhu cầu bo giảm. Tuy nhiên người ta lại nhận thấy bón bo làm tăng hiệu quả phân lân nên trong thương trường thường hay có loại phân lân có chứa bo. Cách làm này có hai mặt lợi: tăng hiệu quả phân lân và tăng khả năng sử dụng bo của cây.
* Các nguyên liệu để sản xuất phân có bo
Các loại phân có chứa bo thường được sản xuất từ axit boric, H3BO3 ở dạng bột có chứa 17.5% bo và các muối natri borat như: decahidrat natri tetrabonat (Na2B4O7.10H2O) ở dạng bột có chứa 11,3%B, pentahydrat natritetrabonat (Na2B4O7.5H2O) ở dạng bột và viên có chứa 14,9% B, natri tetraborat (Na2B4O7) ở dạng bột và viên có chứa 20,5 B, bột datôlitôbo (2CaO.B2O3.SiO2.H2O) có chứa 1,2-2% axit boric tan trong nước. Colemanhit (Ca2B6O11.5H2O) là dạng hợp chất không tan trong nước chỉ tan trong axit xitric ở dạng bột viên có chứa 14%B, ulexit (N.CaB5O9.8H2O) cũng là dạng hợp chất không tan trong nước chỉ tan trong axit xitric có chưa 9-10% B ở dạng bột viên. B thủy tinh (Frit) có chứa 2-10% B tan trong axit xitric.
Từ các hợp chất này người ta điều chế các loại phân đá lượng có chứa bo. Người ta có thể trộn với phân lân, kali hoặc phân đạm Nitrat thành các loại phân đạm Nitrat có chứa bo, phân đạm lân có chứa bo và phân lân – kali có chứa bo, phân đạm kali có chứa bo. Người ta còn trộn magiê với bo tạo thành bo magiê.
Tỉ lệ bo trong thành phần phân phức hợp thay đổi tùy theo nhu cầu của cây và vùng đất sử dụng thường được ghi ró trong các bao bì bán trên thương trường. Quy tắc tính có thể dùng các chỉ số oxy + boric B2O3 hay B nguyên tố. Hệ số chuyển đổi giữa B2O3 và B là 6,44.
* Sử dụng phân vi lượng Bo
Điều trước tiên cần lưu tâm là không phải lúc nào cũng có nhu cầu bón bo. Chỉ bón bo trong trường hợp đất không cung cấp đủ cho nhu cầu của cây. Thông thường chú ý đến nhu cầu của các cây sau đây: cây lấy củ họ thập tư (củ cải, su hào, cà rốt), cây lấy dầu, cây họ đậu, các loại rau họ thập tư và họ đậu.
Đối với đất, sự thiếu bo thường gặp ở các loại đất trung tính và kiềm hoặc sau khi bón vôi.
Người ta cho rằng nên bón đều đặn bo vào đất 15-20 kg B/1 ha hàng năm cho các lọa cây họ đậu, cây họ thập tự, cây lấy củ và rau, hoặc 3 – 4 năm 1 lần cho cây ăn quả. Tuy nhiên cần chú ý rằng, bo có thể gây ngộ độc cho cây trồng khi tích lũy đến liều lượng nhất định. Ion borat có thể được keo đất phu mà tích lũy lại trong đất đến mức gây độc. Cũng vì lý do này mà một số nước như Mỹ yêu cầu ghi rõ trên các bao bì hàm lượng bo trong phân với chữ cẩn thận (Warning hay Cotion) nếu hàm lượng bo trong phân vượt quá 0,03%.
Có 2 cách sử dụng phân có bo:
– Bón vào đất ở dạng muối hoặc dưới dạng các loại phức hợp có chứa các đa lượng. Lượng bo thường được sử dụng là 20-25kg/ha.
– Trong trường hợp cấp bách cần bón để chữa thiếu bo thì phun lên lá dung dịch muối Bo 2,2% liên tiếp 2-3 lần.
* Chọn lại phân bo: Như đã nói trên bo ở dạng tan trong nước nếu được bón vào đất có khả năng hấp thu yếu và ở vùng mưa nhiều có thể bị rửa trôi mà mất đi. Vì vậy ở các vùng đất cát nên chọn các loại phân không hòa tan trong nước mà chỉ hòa tan trong axit xitric.
Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996. (GS Võ Minh Kha)