Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Giới thiệu khái quát về cây cảnh

Cây cảnh là một viên minh châu trong lâm viên của Trung Quốc, có lịch sử lâu đời và rất được mọi người yêu thích.

Nghệ thuật cây cảnh chính là sự kết hợp giữa kỹ thuật trồng và tạo dáng cây cảnh, đồng thời là sự hòa hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nghệ thuật. Cây cảnh lấy thực vật, nước, đá…. làm vật liệu, được gia công nghệ thuật và chăm sóc tỉ mỉ thông qua bàn tay và khối óc của các nghệ nhân làm vườn. Nó bắt nguồn từ tự nhiên, từ cuộc sống nhưng cao hơn tự nhiên, cao hơn cuộc sống, chẳng hạn như hình ảnh con rồng qua bàn tay các nghệ nhân được thu nhỏ lại trong chiếc chậu bé xíu, tái hiện những thắng cảnh của tự nhiên bao la. Cây cảnh tuy do con người tạo ra nhưng lại khéo hơn cả tạo hóa. Người ta gọi nó là “vô thanh chi thi, lập thể chi họa” (là thơ không tiếng, là bức họa hình khối).

1. Cây cảnh về cây trồng trong chậu

Cây cảnh là một loại hình nghệ thuật. Ví dụ hội họa, cây cảnh là một bức tranh lập thể; lại giống như lâm viên, cây cảnh là cảnh quan thu nhỏ. Cây cảnh lấy tự nhiên làm gốc, nhưng không phải bắt chước tự nhiên một cách đơn thuần. Trong quá trình sáng tạo, nghệ thuật cây cảnh luôn sử dụng thủ pháp kết hợp giữa sự lãng mạn và tính hiện thực, để đạt đến hiệu quả thẩm mỹ là bắt nguồn từ tự nhiên nhưng cao hơn tự nhiên.

Có nhiều người đánh đồng giữa “cây cảnh” và “cây trồng trong chậu”. Chúng có chỗ giống nhau, đó là đều trồng cây trong chậu để ngắm nhìn, giữ cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, nở nhiều hoa, ra nhiều quả. Nhưng đây chỉ đơn giản là phương thức vun trồng. Ở “cây trồng trong chậu”, cây cũng cần phải cắt tỉa, nhưng mục đích không phải là tạo cảnh. Còn “cây cảnh” là “cảnh trong chậu”, nó nhấn mạnh ở chữ “cảnh”, đó là sản phẩm của sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật trồng cây và nghệ thuật tạo hình. Nó bao gồm những chậu cây cảnh muôn hình muôn sắc và những chậu non bộ trăm hình vạn trạng. Nó là hình ảnh thu nhỏ của tự nhiên bao la, khi thưởng thức, người ta có một cảm giác như chính mình đang đắm chìm dao du trong cảnh giới ấy. Khi sắp xếp bố trí cây cảnh, cần phải kết hợp với chậu và bàn…. để tôn thêm vẻ đẹp của cây cảnh, như thế mới tạo nên ý cảnh, trong đó có thể tức cảnh sinh tình, cảnh tình hòa quyện với nhau.

Vào cuối thời Đường đầu thời Tống, những chậu cây cảnh bắt nguồn từ Trung Quốc đã truyền đến Nhật Bản, khi đó người ta gọi “cây cảnh” là “cây trồng trong chậu” (dạng bon sai), đồng thời được phát triển rất nhanh. Đến đàu thế kỷ 20, bon sai Nhật Bản lại được truyền đến châu Âu, dần dần được người Âu Mỹ quen thuộc và yêu thích, lâu nay nhiều nước Âu Mỹ vẫn gọi “cây cảnh” là cây trồng trong chậu. Gần đây, thông qua giao lưu quốc tế và các hoạt động thương mại mậu dịch, nghệ thuật cây cảnh bắt nguồn từ Trung Quốc đã được thế giới công nhận.

2. Lịch sử của cây cảnh

Nghệ thuật cây cảnh Trung Quốc đã có lịch sử hơn 1.300 năm, trải qua nhiều thăng trầm và được lưu truyền đến ngày nay. Theo các tư liệu khảo cổ, ở Vọng Đô tỉnh Hà Bắc, trên những bức bích họa trong các ngôi mộ thời Đông Hán (25 – 220 sau công nguyên) có vẽ một cái chậu viền tròn, trong đó trồng 6 cành hoa, chậu được đặt trên bàn hình vuông, cây, chậu và bàn tạo thành thể tam vị, đây chính là mô hình ban đầu của chậu cây cảnh.

Đời Đường (618 – 907 sau công nguyên) là thời kỳ cực thịnh của chế độ phong kiến Trung Quốc, nghệ thuật cây cảnh phát triển khá mạnh mẽ. Năm 1972, tại Càn Lăng Thiểm Tây, người ta đào thấy trên bức tường phía đông hành lang ngôi mộ của Thái tử Chương Hoài có vẽ một nàng hầu hai tay nâng một cây cảnh, trong chậu có núi giả và cây nhỏ. Nhà thơ nổi tiếng đời Đường là Bạch Cư Dị có rất nhiều câu thơ viết về cây cảnh, như thơ vịnh núi giả:

Trong ảnh là cây cảnh cây lang du kiểu khô, tác giả là Triệu Khánh Tuyền (Dương Châu - Giang Tô).Khi thưởng thức cây cảnh giống như được sống trong rừng rậm hoang sơ, thảnh thơi, vui vẻ, đây chính là sức hấp dẫn của cây cảnh.

Bức tranh trên vách mộ Thái tử Đường Chương Hoài có vẽ một thị nữ hai tay bưng một cây cảnh, chứng tỏ cây cảnh đã cuất hiện từ thời Đường

Yên tụy tam thu sắc,

Ba đào vạn cổ ngân.

Tước thành thanh ngọc phiến,

Tiệt đoạn bích vân căn.

Phong khí thông nham huyệt,

Đài văn hộ động ôn.

Tam phong cụ thể tiểu,

Ưng thị Hoa Sơn tôn.

Tạm dịch:

Suốt ba thu khói còn xanh biếc,

Sóng lớn muôn đời lưu dấu xưa.

Mài giũa tạo thành miếng ngọc xanh,

Gốc mây xanh tạo sắc tạo hình.

Gió mạnh thổi hang trên mỏn núi,

Rêu phong phủ rậm cửa vào hang.

Ba đỉnh tuy có hình dáng nhỏ,

Nhưng chỉ thua kém Hoa Sơn thôi.

Bài thơ cho biết khi đó đã có cách “đẽo đá để tạo cảnh”.

Trong ảnh là cây cảnh cây lang du kiểu khô, tác giả là Triệu Khánh Tuyền (Dương Châu - Giang Tô).Khi thưởng thức cây cảnh giống như được sống trong rừng rậm hoang sơ, thảnh thơi, vui vẻ, đây chính là sức hấp dẫn của cây cảnh.

Trong ảnh là cây cảnh lang du kiểu khô, tác giả là Triệu Khánh Tuyền (Dương Châu – Giang Tô). Khi thưởng thức cây cảnh giống như được sống trong rừng rậm hoang sơ, thanh thản, vui vẻ, đây chính là sức hấp dẫn của cây cảnh

Vào đời Tống (960-1279 sau công nguyên), nghệ thuật hội họa phát triển đến mức trước đây chưa từng có, người ta bắt đầu vận dụng lý luận hội họa vào trong nghệ thuật cây cảnh. Cây cảnh đã chia làm hai loại rõ rệt là chậu cây cảnh và cây cảnh non bộ. Trong 4 bức họa “thập bát học sĩ đồ” (tranh về 18 vị học sĩ) thời Tống cất giữ trong Cố Cung, có 2 bức đều vẽ cảnh cây tùng, nó có dáng “cành cây ngã ngửa, mảnh như sợi kẽm cong, gốc nhô lên mặt đất, thân già sinh vảy, đương nhiên là vật đã có vài trăm năm”.

Sau thời Tống Nguyên, sự phát triển của lý luận hội họa đã trở thành tài liệu phong phú cho nghệ thuật cây cảnh. Đây là bức tranh "trúc khô trên đá? của Triệu Mạnh Phủ người đời Nguyên, bức tranh phản ánh sở thích của tầng lớp sĩ đâị phu thời bây giờ

Sau thời Tống Nguyên, sự phát triển của lý luận hội họa đã trở thành tài liệu phong phú cho nghệ thuật cây cảnh. Đây là bức tranh “trúc khô trên đá? của Triệu Mạnh Phủ người đời Nguyên, bức tranh phản ánh sở thích của tầng lớp sĩ đâị phu thời bây giờ

Vương Thập Bằng người nước Tống đã miêu tả rất sinh động về cây cảnh cây tùng trong “Nham Tùng ký”: “Có người bạn đem cây Nham Tùng đến trồng ở khe Mai, cây mọc thành khóm rễ bám vào đá rậm rạp tốt tươi, cây không cao thân là của cây tùng mà lá lại của cây bách, thế thẳng đứng ẩn chứa muốn chọc trời phủ đất, thuộc cây kỳ lạ, ta rất thích nó, bèn đào lên trồng vào chậu gốm, đặt trong phòng.”

Theo “Mặc Trang mạn lục” ghi lại: nhà thơ Tô Thức lấy tảng đá trắng đen làm thành một cái chậu lớn, tưới nước lên và đặt tên là “tuyết lãng trai” (phòng sóng tuyết), có thể thấy rằng ông rất yêu thích cây cảnh non bộ. Theo khảo chứng, từ “cây cảnh” được Tô Đông Pha bắt đầu sử dụng trong tác phẩm “Cách vật thô đàm” (Sơ luận về nguồn gốc sự vật).

Đây là bản sao cuốn "Mặc Trang mạn lục" của Trương Bang Cơ thời Tống, cất trong Song giám lầu nhà họ Phó. Scahs này ghi chép lại chuyện nhà văn, nhà thơ lớn đời Tống Tô Đông Pha làm cảnh từ núi đá

Đây là bản sao cuốn “Mặc Trang mạn lục” của Trương Bang Cơ thời Tống, cất trong Song giám lầu nhà họ Phó. Sách này ghi chép lại chuyện nhà văn, nhà thơ lớn đời Tống Tô Đông Pha làm cây cảnh từ núi đá

Đời Nguyên (1271 – 1368), người ta làm cây cảnh cỡ nhỏ. Cao tăng Uẩn Thượng Nhân vân du bốn phưng, ông đi khắp các ngọn núi dòng sông nổi tiếng, mô phỏng theo tự nhiên để chế tạo cây cảnh, ông rất giỏi làm những “ta tử cảnh” (cây cảnh nhỏ) đầy thi vị và họa ý. Đinh Hạc Niên – nhà thơ người dân tộc Hồi cuối đời Nguyên có bài thơ “Vi Bình Giang Uẩn Thượng Nhân phú ta tử cảnh” (làm thơ về những cây cảnh nhỏ của Bình Giang Uẩn Thượng Nhân):

Chỉ xích bồn trì khúc hạm tiền,

Lão thiền thanh hứng tự lâm tuyền.

Khí thôn Bột Hải ba doanh cúc,

Thế áp Không Đồng thạch nhất quyền.

Phảng phất yên hà sinh khích địa,

Phân minh nhật nguyệt tại hồ thiên.

Bàng nhân mạc ngạ hung khâm ải,

Hào phát tùng lai lập đại thiên.

Tạm dịch:

Cây cảnh nhỏ bé trước lan can,

Sư ông thanh hứng tợ suối rừng.

Khí bừng sóng nước đầy Bột Hải,

Thế áp đập đá núi Không Đồng.

Giống như khói ráng từ đất trống,

Nhật nguyệt phân rõ ở Hồ thiên.

Người đừng ngạc nhiên vì vẻ hẹp,

Vốn nó phóng khoáng đã từ xưa.

Bài thơ chỉ ra nét đặc sắc “trong cái nhỏ thấy cái lớn” trong cây cảnh của Uẩn Thượng Nhân.

Đến đời Minh (1368 – 1644 sau công nguyên), bắt đầu ra đời những tác phẩm viết về cây cảnh. Văn Chấn Hưởng viết trong “Trường vật chí – chậu ngoạn”: “Trong thú chơi cây cảnh, cây cảnh đặt trên bàn được xếp hàng đầu, thứ hai là cây cảnh đặt ở sân và nhà thủy tạ”. Trong “Khảo bàn dư sự Ỵ Bồn ngoạn thiên”, Đồ Long đã miêu tả rất sống động tư thái tạo hình cây cảnh cây tùng, đồng thời đối chiếu so sánh với các nguyên lý trong hội họa: “Loài cây đẹp xưa nhất như cây tùng Thiên mục, cao chưa đầy thước, thân như cánh tay, lá nhỏ kết thành chùm, tóm lại là dạng nghiêng lệch của Mã Viễn, nắm lấy đỉnh lộ ra của Quách Yến, chất lớp hơi ngửa của Lưu Tùng Niên, kéo lệch mái hiên lên cao của Thịnh Tử Chiêu v…” Trong “Nam thôn tùy bút” Lưu Đình Kiệt viết: “Chu Tam người thành thị chọn lựa cây tùng để cắt tỉa, cây cao chưa đầy thước, mà vẻ đẹp lạ lùng, có thế giống như con rồng có sừng dài trăm thước, phải chăm sóc hàng chục năm mới thành, hoặc cây hơn trăm tuổi đem trồng trong cái ang, cho thêm đá trắng vào, đặt ở trên bàn hay ghế”.

Đây là bức tranh " núi xuân trong lành" của họ sĩ Mã Uyên thời nhà Nguyễn

Đây là bức tranh “núi xuân trong lành” của họa sĩ Mã Uyển thời nhà Nguyễn

Sang đời Thanh (1644 – 1911), nghệ thuật cây cảnh đã có bước phát triển, hình thành những hình thức mới đa dạng và phong phú, đồng thời chia các loại thực vật cây cảnh thành “tứ đại gia”, “thất hiền”, “thập bát học sĩ”, và “hoa thảo tứ nhã”. “Tứ đại gia” là: kim tước, hoàng dương, nghênh xuân, nhung châm bách. “Thất hiền” là: tùng Hoàng sơn, bách Anh lạc, cây du, cây phong, đông thanh, ngân hạnh, tước mai. “Thập bát học sĩ” là: bách, đào, hổ thích, cát khánh, cẩu kỷ, đỗ quyên, thúy bách, mộc qua, lạp mai, thiên trúc, sơn trà, tùng la hán, hải đường tây phủ, trúc đuôi phụng, tử vi, thạch lựu, lục nguyệt tuyết, hoa dành dành. “Hoa thảo tứ nhã” là: lan, cúc, thủy tiên, xương bồ.

Cây cảnh bắt nguồn từ tự nhiên nhưng cao hơn tự nhiên. Nhưng phong cảnh đẹp trong tự nhiên là nguồn suối vô tận cho sự sáng tạo cây cảnh. Trong ảnh là thắng cảnh Hoàng Sơn

Cây cảnh bắt nguồn từ tự nhiên nhưng cao hơn tự nhiên. Nhưng phong cảnh đẹp trong tự nhiên là nguồn suối vô tận cho sự sáng tạo cây cảnh. Trong ảnh là thắng cảnh Hoàng Sơn

Trần Ngô Tử đã dành trọn chương “Phương pháp trồng cây trong chậu để tạo cảnh” trong sách “Hoa cảnh” để nói về đặc điểm và kinh nghiệm tạo chậu cây cảnh: “Gần đây xuất hiện họa ý mô phỏng vân lâm sơn thụ (mây, rừng, núi, cây), dùng chậu đá trắng dài và lớn hoặc chậu cát đỏ, lấy cây bách, quả tròn hoặc cây phong, cây du hoặc hổ thích, hoàng dương, mai trang nhỏ nhất… chọn lấy hơn 10 loại, nhìn dáng của nó nhỏ, độ cao thấp sai kém không nhiều, tựa núi dựa đá mà trồng. Hoặc dùng đá trắng Côn Sơn, hoặc dùng đá xanh Quảng Đông, tùy ý chồng chất lên thành cảnh đẹp núi rừng, đặt vài chậu ở mái hiên cao phía trước phòng đọc sách, thật là một tặng phẩm đẹp lòng người”. Lại nói: “Nếu cây trồng trong chậu đã lâu, cành khô mọc tự phát, phải sửa cành rửa chậu. Phải dùng sợi cọ thật nhỏ buộc lại, lâu năm tính vững, tự tiễn đưa cái xưa vậy. Phàm chậu hoa đặt trên đá, tốt nhất nên có rêu”. Trong đây đã có phương pháp cấu tứ tạo cảnh, lại có kỹ xảo gia công chế tác và phương pháp chăm sóc.

Cây cảnh luôn là nguồn tài liệu nguồn camr hứng hội họa cho các họa sĩ. Hội họa chuyên miêu tả cây cảnh, chậu tài được gọi là "Thanh cung đồ" hoặc "Bấc cổ đồ". Đây là tác phẩm của Khổng Tuyên thời nay

Cây cảnh luôn là nguồn tài liệu nguồn camr hứng hội họa cho các họa sĩ. Hội họa chuyên miêu tả cây cảnh, chậu tài được gọi là “Thanh cung đồ” hoặc “Bấc cổ đồ”. Đây là tác phẩm của Khổng Tuyên thời nay

Cuối đời Thanh, do bị chủ nghĩa đế quốc xâm lược và nội chiến, chiến tranh kéo dài khiến nghề cây cảnh dần bị suy thoái.

Sau khi nước Trung Quốc mới được thành lập, nhà nước đã có chính sách bảo hộ và phát triển các di sản văn hóa, điều này đã thổi một sức sống mới cho nghệ thuật cây cảnh từ đó kế thừa, phát huy sáng tạo bộ môn nghệ thuật lâu đời này. Thông qua các hoạt động giao lưu nghệ thuật và triển lãm trong và ngoài nước, các cơ quan, xí nghiệp, trường học, thậm chí các gia đình cũng đã tạo thành phong trào trồng cây cảnh, nghệ thuật cây cảnh đã bước vào thời kỳ “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”.