Tôi có trồng vườn hoa hồng nhưng từ sau khi tôi bón phân xong 2 ngày sau cây thấy héo lá dần, rụng lá và chết dần. Vậy có phải cây do ngộ độc phân do bón quá nhiều không và làm thế nào để giải độc cho cây? Tôi có trồng hơn 10 gốc hồng trong chậu, sau khi bón phân định kỳ cho cây thì sau 4-5 ngày cây bị rụng lá dần và cây chết. Làm thế nào để giải độc phân cho cây hoa hồng? Sử dụng thuốc gì giúp giải độc cho cây trồng mà không gây ảnh hưởng đến môi trường? Cách bón phân cho cây hoa hồng để giúp cây khỏe mạnh? Cách phân biệt cây hoa hồng bị ngộ độc và cây bị nhiễm bệnh như thế nào?…
Rất nhiều những câu hỏi được bạn đọc gửi về cho chúng tôi xoay quanh chủ đề “giải độc cho cây hoa hồng bị ngộ độc phân”. Để giải đáp những thắc mắc chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc cách giải độc cho cây hoa hồng bị ngộ độc phân và giúp cho cây hoa hồng nở lâu tàn.
Hậu quả của việc bón phân dư thừa cho cây hoa hồng
1. Phân biệt các dạng cây hoa hồng bị ngộ độc
Trước tiên, để giúp cây hoa hồng của bạn khỏe mạnh thì bạn cần nắm rõ được cây đang gặp phải vấn đề gì? Cần phân biệt rõ khi cây đang bị bệnh hay bị ngộ độc để có biện pháp xử lý kịp thời cho cây.
1.1. Cây hoa hồng bị ngộ độc do cháy phân
– Cây hoa hồng bị cháy phân là do khi bón phân vô cơ cho cây vào đúng thời điểm trời nắng nóng gay gắt, khiến phân bốc lên làm cháy rễ, cháy lá. Đây là trạng thái cây bị ngộ đọc trực tiếp, cấp tính lên một bộ phận nào đó của cây, mà trên tổng thể với lượng phân đó thì chưa có đủ khả năng dư thừa khiến cây bị ngộ độc.
1.2. Cây hoa hồng bị ngộ độc do mất cân đối dinh dưỡng
– Cây hoa hồng bị ngộ độc trong trường hợp lượng phân bón chưa dư nhưng do các chất khoáng vi lượng sẽ ảnh hưởng lẫn nhau nên khi có mặt chất này sẽ gây thiếu chất kia.
– Ví dụ: Khi bón kali cho cây hoa hồng giúp cây chắc, cũng cây, ít sâu bệnh và cây cũng có thể hấp thu nhiều kali mà không bị nhiễm độc. Tuy nhiên, khi bón nhiều kali thì sẽ ức chế khiến cho cây không hấp thu được canxi và magie khiến cho cây có triệu chứng bị ngộ độc phân.
1.3. Cây hoa hồng bị ngộ độc phân thực sự
– Đó là triệu chứng khi cây bón quá nhiều phân vượt qua nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa hồng, khiến cho cây không thể hấp thu hết và chịu đựng được.
– Ví dụ như nếu bón quá nhiều phân đạm thì sẽ làm cho lá cây bị vàng, rũ xuống, Hoặc bón quá liều phân NPK làm cây hoa, cây cảnh héo lá.
Triệu chứng của cây hoa hồng bị bón dư thừa lượng phân cần thiết
2. Nguyên tắc cần thiết xử lý khi cây hồng bị ngộ độc dinh dưỡng
– Khi cây hoa hồng bị ngộ độc do bón quá nhiều dinh dưỡng, cần có biện pháp xử lý cho cây kịp thời và nhanh chóng. Trước tiền, cần ngưng ngay việc cung cấp dinh dưỡng đang cung cấp cho cây một thời gian đến khi cây xanh tốt và cần dinh dưỡng trở lại.
– Nên cắt tỉa bớt những cành lá đã bị ảnh hưởng bởi cây, tạo độ thông thoáng cho cây, giảm bớt sự lây lan sang những cành nhánh khác.
Xem thêm: Cách cắt tỉa cành, tạo tán cho cây hoa hồng đúng cách giúp bông to khỏe
– Khi cây đang có quá nhiều dinh dưỡng thì nên tưới nước hoặc rữa nước vào gốc cho cây để pha loãng lượng phân. Khi tưới nước nên chú ý có thể tưới đẫm nước cho cây, hoặc dùng vòi nước để rội trực tiếp giúp phân trôi bớt ra ngoài. Nếu trồng cây hồng trong vườn hoặc ngoài đồi thì nên tháo nước ra và cho nước mới vào, làm cỏ sục bùn sau đó tiếp tục nước mới vào cho vườn cây.
– Đối với cây hồng bị ngộ độc do bón quá nhiều các dưỡng chất vi lượng thì bạn có thể bón bổ sung thêm vôi hoặc phân lân để giúp đất tăng độ pH cho cây, hỗ trợ giải độc và làm giảm hàm lượng phân cho cây.
3. Biện pháp sử dụng chất hỗ trợ giải độc, tăng cường sức khỏe cho cây
– Giải pháp tốt nhất cho cây hoa hồng luôn được khỏe mạnh là người trồng phải nắm rõ được đặc tính, nhu cầu dinh dưỡng đối với cây, cũng như kỹ thuật chăm sóc tốt cho cây hoa hồng.
Xem thêm: Công thức bón phân giúp hoa hồng phát triển nhanh, bật mầm, bông to
– Biện pháp 1: Để cây hoa hồng có thể nhanh hồi phục và giúp cây giải độc cho cây hoa hồng bạn có thể sử dụng phân hữu cơ cho cây để giảm bớt được độc tố của dư lượng phân bón cho cây. Khi bón phân hữu cơ cho cây còn giúp làm tăng cường hệ đệm của đất, giảm sự tác động của việc bón phân quá mức cho cây, ví dụ như một số dòng phân hữu cơ: Amino Axit, Kali Humate, Dịch rong biển dạng bột… các loại thuốc (hoạt chất) này giúp cây trồng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp đào thải chất độc một cách nhanh chóng và hiệu quả. Lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
– Biện pháp 2: Dùng các chất giảm ngộ độc dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe cho cây như: Compound Nitrophenolate, Vitamin B1 (Thiamin), Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6)… Sử dụng các loại chất này để tưới/phun lên cây trồng giúp cây hồi sinh nhanh chóng, có thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao. Liều dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
– Riêng đối với dòng Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6) là một loại chất điều hòa sinh trưởng cho cây trồng, có đặc tính nổi bật là giúp giải độc cho cây bị ngộ độc do bón quá nhiều phân hoặc các loại thuốc BVTV hiệu quả nhất. Ngoài ra, đối với Cytokinin DA6 còn giúp cây hoa đâm chồi, nảy lộc mạnh mẻ, nâng cao chất lượng bông hoa, giúp cánh hoa lâu tàn.
Xem thêm: Xytokinin DA6
– Nồng độ khuyến cáo khi sử dụng Cytokinin DA6 để giải độc cho cây hoa hồng là 5 – 20ppm, tương đương 5 – 20mg/L. Tưới hoặc phun đều lên 2 mặt lá và thân cây, phun định kỳ 7 – 10 ngày một lần.
– Sau khi phun thuốc giảm trừ tác hại của thuốc bảo vệ thực vật từ 5-7 ngày sau cây hồi sinh lại, chúng ta có thể chăm sóc bình thường.