Cây bưởi đang mang quả mà bật lộc có sao hay không? Hạn chế lộc đông trên cây bưởi như thế nào? Làm thế nào để xử lý lộc đông trên cây bưởi diễn? Tai sao cây bưởi đang nuôi quả lại xuất hiện lộc đông? Rất nhiều câu hỏi được các hộ nông dân trồng bưởi gửi về cho Cẩm nang cây trồng xoay quanh chủ đề “ xử lý lộc đông trên cây bưởi”. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc cách xử lý lộc đông trên cây bưởi giúp cây đạt năng suất.
Biện pháp xử lý lộc đông trên cây bưởi
1. Đặc điểm sinh trưởng của cây bưởi
– Trên cây bưởi thường ra lộc 4-5 lần/năm, chính vì vậy bạn cần bón phân tập chung dinh dưỡng cho cây ra lộc đúng thời điểm. Thời điểm cây bưởi ra lộc muộn nhất là tháng 9 âm lịch đối với khu vực miền Bắc.
– Nếu cây cho ra lộc từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch thì đây là lộc đông, bạn cần xử lý loại bỏ lộc trên cây ở ngay lúc này.
2. Nguyên nhân dẫn đến cây bưởi ra lộc đông
– Hiện nay, rất nhiều nhà vườn trồng bưởi khi cây đang nuôi quả có hiện tượng trên cây xuất hiện lộc đông do người trồng chăm sóc không đúng kỹ thuật, bón phân rải rác không xác định đúng thời điểm, giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, xanh tốt.
– Trong quá trình chăm sóc cây gặp thời tiết bất lợi như vào mùa đông mưa phùn nhiều, ẩm độ cao khiến cành cây bưởi phát triển khỏe mạnh giúp cho cây kích thích ra lộc đông.
– Cây chăm sóc quá tốt lượng phân bón cung cấp cho cây quá nhiều so với nhu cầu của cây khiến cây phát triển sinh trưởng sinh dưỡng tốt.
3. Hạn chế hiện tượng xuất hiện lộc đông
* Thứ nhất: Xới xáo nhẹ đất trồng kết hợp cắt tỉa lộc non trên cây bưởi
– Trong điều kiện thời tiết mưa ẩm nhiều, đất trồng ẩm thì nên xới nhẹ mặt đất để cho nó vỡ váng để cho hơi nước bốc hơi nhanh để hạn chế độ ẩm trên cây.
– Đối với cây bưởi đang mang quả mà có xuất hiện lộc đông trên cây, cần có phương pháp xử lý lộc một cách hợp lý để không ảnh hưởng đến quả, xử lý thành 2-3 đợt. Mỗi đợt chỉ ngắt 30% lộc đông trên cây, cách 1 tuần lại xử lý lộc đông 1 lần làm như vậy chỉ 2-3 tuần có thê xử lý lộc đông trên cây bưởi. Khi cây đang lên lộc đông thì lúc này cây đang dẫn dinh dưỡng lên cây rất nhanh, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho lộc, chính vì vậy cần ngắt hết mầm càng sớm càng tốt.
Biện pháp cắt tỉa lộc non trên cây bưởi
Lưu ý: Không nên ngắt lộc hết cùng một lúc sẽ khiến quả bưởi bị rụng do cây không đủ dinh dưỡng nuôi quả.
– Nếu cây không ngắt lộc đông thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả sau này. Quả không đạt đủ cân nặng, mẫu mã xấu và không ngon ngọt, múi bị khô không mọng nước làm ảnh hưởng đến giá thành của quả bưởi.
Thứ 2: Khoanh cành bưởi
– Sau khi tiến hành ngắt lộc đông, trên cây vẫn xanh tốt và xuất hiện các đợt ra lộc đông tiếp theo, nên tiến hành khoanh cành để ngưng sự sinh trưởng của lộc đông.
– Khi khoanh vỏ nên khoanh theo kiểu một vòng tròn khép kín 360o và chỉ làm đứt phần vỏ với một khoảng rộng vừa đủ tùy theo đường kính thân, cành khoảng 1cm (khoanh vừa chạm gỗ, không ăn sâu vào gỗ). Nếu bắt buộc phải khoanh 2 vòng liên tiếp thì vòng nọ cách vòng kia 15-20cm, khoanh xong tuyệt đối không bóc vỏ. Nếu cây có nhiều cành cấp 1, bộ lá dày, có màu xanh đen, biểu hiện sinh trưởng mạnh thì khoanh từng cành cấp 1 (khi khoanh có thể để lại cành nhỏ và yếu nhất), có thể khoanh luôn đồng thời 2 vòng, mỗi vòng cách nhau 15-20cm. Nếu cây phát triển bình thường, sinh trưởng không quá mạnh thì khoanh một vòng (thực hiện khoanh 1 vòng duy nhất trên cành). Khi khoanh chú ý vết khoanh gọn, không bị nát phần vỏ, vết khoanh không quá rộng, không quá hẹp, đảm bảo vết khoanh liền nhanh khi cần thiết.
Biện pháp khoanh cành bưởi ngăn chặn lộc đông trên cây
– Khoanh vỏ xong, dùng SHELLAC SUGER 1000 quét trực tiếp vết khoanh. Tác dụng điều tiết sinh trưởng, hạn chế Lộc phát triển và nấm bệnh xâm nhập qua vết khoanh vỏ đồng thời chống sốc dinh dưỡng sau khi khoanh vỏ cây. Khi vết khoanh đã khô, dùng băng keo màu đen cuốn chặt vết khoanh.
– Đối với những cây không mang quả thì phát triển rất mạnh, bởi dinh dưỡng chỉ tập chung để nuôi lộc. Nếu gặp thời tiết thuận lợi, mưa nhiều, ẩm độ cao thì cây lên lộc đông rất nhiều. Chính vì vậy, khi cây lên lộc đông cần loại bỏ hết lộc trên cây.
– Nếu cây ra lộc đông ở thời điểm từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch mà không được tiến hành ngắt bỏ thì đến vụ tiếp theo lá vẫn còn non, chưa thành thục để cây ra hoa, mà cây mất rất nhiều dinh dưỡng cung cấp cho lá non. Chính vì vậy, đối với cây không mang quả nên vặt hết những cành lộc non trên cây, để cây tập chung dinh dưỡng cho vụ sau cây ra hoa và giúp hoa to đều hơn.
Lưu ý: Khi thực hiện việc khoanh cành chỉ nên áp dụng trên cây khỏe mạnh thì cây mới có sức chịu đựng được việc tổn thương và vẫn đủ được dinh dưỡng nuôi quả.
4. Cung cấp dinh dưỡng cho cây bưởi
– Sau khi tiến hành khử lộc đông xong nên tiến hành bón thêm kali cho cây để giúp những lá non ra từ tháng 9 có thể nhanh thuần thục và phân hóa cho lá nhanh già hơn, hạn chế được cạnh tranh dinh dưỡng với quả.
5. Sử dụng thuốc ngăn lộc non cho cây bưởi
– Để ngăn chặn lộc đông phát triển có thể sử dụng phân bón hoặc thuốc đối với cây bưởi. Việc sử dụng thuốc để ngăn chặn lộc đông giúp giảm bớt chi phí, thời gian và công sức xử lý lộc đông mà mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Để ngăn lộc đông ra đang trong thời điểm cây đang ra quả có thế sử dụng chất ức chế sinh trưởng Chlormequat clorua, Cycocel CCC 98%, nhằm giúp cho thân và nhánh cây cứng cáp khỏe mạnh hơn, hạn chế sự đâm đọt thừa, tiêu tốn năng lượng của cây. Kiểm soát chồi mới, cải thiện sự khác biệt của nụ hoa và khả năng chịu lạnh của cây. Sử dụng với liều lượng như sau:
+ Đối với cây tơ hàm lượng phun là 50ppm (tương đương 1g/20l).
+ Đối với cây trưởng thành hàm lượng xử lý là 100ppm (tương đương 1g/10lit).
– Sau khi sử dụng thuốc ngặn lộc non trên cây bưởi, tiến hành chăm sóc vườn bưởi như bình thường.