Ở thời đại bây giờ phân bón hoá học luôn là sự lựa chọn của các nhà nông, nhưng bên cạnh đó có những loại phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp cây phát triển toàn diện mà còn giúp đuổi một số côn trùng có hại cộng thêm giúp các vi sinh vật có ích trong đất phát triển. Đã rất nhiều nhà nông thắc mắc bã rượu, cơm thừa để bón cây có được không? Hãy cùng Nông Sản Sạch tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Bã rượu, cơm thừa là gì?
Hèm rượu hay còn gọi là hay bã rượu hoặc bã bia. Đây là sản phẩm còn lại của nguyên liệu sau khi đã chưng cất để tạo ra rượu hoặc bia, là một loại chất bã có mùi nồng nặc, chúng thường có màu trắng đục, lẫn tạp chất, người ta thường dùng bã rượu, bã bia để bón phân cho cây.
Bên cạnh đó, cơm thừa là cơm được chế biến từ gạo và xử lý ăn không hết để lâu lên men được gọi là cơm thừa.
Tác dụng bã rượu, cơm thừa để bón cây
Đây là loại phân bón cho chậu hoa và cây cảnh không những giúp đất giữ được độ ẩm mà còn giúp cho cây tươi tốt hơn. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bà con chỉ cần rải bã chè hoặc bã cà phê lên bề mặt của đất. Chú ý, các nguyên liệu này phải bỏ hết nước, chỉ lấy phần bã bởi nước chè có thể làm đất mất đi độ tơi xốp. Lưu ý, phải để nguội bã chè rồi mới bón, không nên đổ trực tiếp bã chè còn nóng lên cây nhằm tránh làm tổn thương cho cây trồng.
Các loại cây ưa sống trong môi trường đất axit như khoai lang, khoai tây, hoa hồng, nha đam,… rất chuộng loại phân bón từ bã cà phê. Bên cạnh đó, bã cà phê còn giúp ngăn chặn sự tấn công của ốc sên và nhiều loại côn trùng khác. Cách bón tương tự như bã chè, nên bón bã cà phê khi đã nguội.
Ưu – nhược điểm của phân hữu cơ từ bã rượu, cơm thừa
Ưu điểm
Với loại phân bón hữu cơ được làm từ bã rượu, này thì đầu tiên thì không tốn quá nhiều chi phí để thực hiện việc chế biến, bên cạnh đó phân bón này còn giúp cho đất trở nên màu mỡ và tăng độ tơi xốp của đất hơn. Ngoài ra, nó còn góp phần ổn định kết cấu của đất và bổ sung dinh dưỡng cho đất, cây trồng. Đặc biệt giúp hạn chế xói mòn, hạn hán cho cây trồng.
Nhược điểm
Tuy nhiên với loại phân bón hữu cơ này sẽ không có quá nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng như phân bón hoá học. Bên cạnh đó khá mất nhiều thời gian cho việc ủ và xử lý. Nếu không biết cách xử lý dễ gây ra mầm bệnh cho cây, cũng như đất khi bón.
Cách làm phân bón từ bã rượu, cơm thừa
Thông thường các loại thực phẩm thừa như bã rượu, cơm thừa hay nước vo gạo… đều có thể giữ lại làm phân bón nhưng nên được đựng và ủ trong thùng xốp hoặc thùng nhựa có nắp đậy. Hỗn hợp trên có thể ủ trong một vài tuần hoặc lâu hơn, sau đó chắt lấy nước sang một thùng khác để tưới cho rau, phần bã đã ủ dùng để bón cho cây với liều lượng vừa đủ.
Lưu ý, bạn nên nhớ khi làm thì bạn cần ủ phân có nắp đậy kín và đặt xa nơi sinh hoạt để tránh mùi khó chịu. Bên cạnh đó, trong quá trình ủ phân bạn có thể cho thêm vỏ chuối, vỏ trứng để tăng thêm hàm lượng kali, canxi, phốt pho giúp phân tơi xốp và giàu dinh dưỡng hơn.
Bước 1: Cách làm vô cùng đơn giản thôi, trước tiên, đổ toàn bộ số bã rượu, cơm thừa vào một chiếc hộp nhựa (cơm ít hoặc nhiều tùy thuộc số cơm thừa ngày hôm đó)
Bước 2: Chuẩn bị một chiếc bình nhựa (bình nước) cỡ 5 lít, sau đó cho hết số bã rượu hay cơm thừa vào trong bình.
Bước 3: Đổ thêm khoảng một khay nước sạch vào bình chứa bã rượu và cơm thừa, đậy kín nắp sau đó lắc thật mạnh cho nước và cơm hòa quyện vào nhau. Sau đó đem đặt bình ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày. Cơm nguội lên men có mùi hơi chua nhẹ, phần nước đã có đủ chất dinh dưỡng từ gạo rất thích hợp để đem tưới cây trồng.
– Chỉ cần đổ phần nước ra hộp nhựa và đem tưới trực tiếp vào cây rau, cây hoa, quả mỗi ngày là được.
– Phần nước từ cơm nguội ủ chua có chứa nhiều tinh bột, vitamin protein,…rất tốt cho cây trồng, nó giúp thúc đẩy cây phát triển nhanh, khỏe, không bị sâu bệnh hay thối rễ.
Những lưu ý khi chế biến phân bón bã rượu, cơm thừa
Khi ủ xong bạn nên để thùng ủ nên được đặt ở nơi thoáng và được che chắn khỏi mưa bão, không được để ở vùng trũng ngập nước, có nắp đậy kín để ngăn mùi hôi thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, cần bổ sung men vi sinh giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ, đồng thời ức chế các mầm bệnh phát triển trong đống ủ.
Nếu thấy trong thùng quá nhiều nước, thì có thể lọc bỏ phần nước, chỉ để lại phần bã phân hủy, sau 2-4 tuần là có thể dùng được.
Lưu ý trong trường hợp ủ nhiều cơm nguội thì khi chắt nước ra, nên nhớ hòa thêm với nước cho loãng rồi mới đem tưới cây trồng.
Tóm lại, Nông Sản Sạch hy vọng bài viết này đã có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc bã rượu, cơm thừa có thể bón cây được không và từ đó giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về cách sử dụng phân bón này sao cho hiệu quả nhất.