Bón lót là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình canh tác trồng trọt đối với nông nghiệp. Bón lót cung cấp cung cấp thức ăn cho cây trồng, giúp đất tơi xốp phì nhiêu, màu mỡ. Từ đó, tạo điều kiện cho rễ phát triển và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Kho bón lót, bà con thường rải phân lên ruộng sau đó lấp đất lên và để đất nghỉ trong một thời gian nhất định. Vậy tại sao bón lót xong lại phải lấp đất lên? Đây chắc hẳn vẫn là thắc mắc của nhiều bà con, vì vậy trong bài viết ngày hôm nay, Nông Sản Sạch sẽ cung cấp cho bà con những kiến thức chi tiết về chủ đề này.
Bón lót là gì?
Bón lót là hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn thức ăn cho cây trồng trước khi tiến hành canh tác.
Thông thường, bà con sẽ sử dụng các loại phân hữu cơ bón vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm. Với những cây lâu năm, bón lót được tiến hành trong cả giai đoạn trước khi trồng, trong giai đoạn cây ngừng sinh trưởng và cả sau khi thu hoạch.
Top 3 loại phân bón được dùng để bón lót
Nhóm phân bón có hàm lượng hữu cơ cao
Thường là các loại phân chuồng và phân hữu cơ chế biến có công dụng cao trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, làm cho đất tơi xốp và tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh vật có ích sống trong đất.
Nhóm vôi hoặc chất cải tạo, chất điều hòa độ PH của đất
Thường là các loại phân có công dụng tốt trong việc khử chua hạ phèn tái chế hệ keo đất và cung cấp các chất dinh dưỡng trung lượng cần thiết cho cây trồng.
Nhóm phân bón hóa học có hàm lượng chất đạm thấp lân cao
Tại sao bón lót xong lại phải lấp đất lên?
Do nguyên liệu phân
Như bà con có thể thấy, các loại phân được sử dụng trong bón lót chủ yếu là phân chuồng, vôi, chất cải tạo, phân hữu cơ chế biến,… Các loại phân này được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên. Ví dụ nguyên liệu chính của phân chuồng là nước tiểu, phân động vật kết hợp cùng các phụ liệu nông nghiệp như rơm, rạ, cỏ,… Phân chuồng cần thời gian ủ từ 1-6 tháng để cho hiệu quả tốt nhất.
Do vậy khi bón phân, bà con cần lấp đất lên để phân tiếp tục phân hủy tạo các chất dinh dưỡng, vi sinh vật, các nguyên tố đa và trung lượng cung cấp cho đất và cây trồng.
Để bảo quản các vi sinh vật, các nguyên tố có lợi
Các vi sinh vật có lợi và các nguyên tố đa, trung lượng được tạo ra hoàn toàn tự nhiên không sử dụng các hóa chất để bảo quản. Vì vậy, khi tiếp xúc trực với không khí và ánh nắng mặt trời các vi sinh vật này có thể chết và các nguyên tố có lợi có thể bị bay hơi. Do đó, khi bón lót bà con cần lấp đất lại để giữ các yếu tố trên có thời gian ngấm vào đất, sinh trưởng và phát triển.
Để bảo vệ môi trường
Khi bón lót bà con thường sử dụng phân với số lượng lớn và diện tích bón rộng. Nếu không tiến hành lấp đất sau khi bón có thể gây ô nhiễm không khí đối với các hộ gia đình xung quanh do các loại phân bón lót có mùi đặc trưng hôi thối. Bên cạnh đó, với loại vôi cải tạo đất nếu không lấp đất khi trời gió sẽ thổi bay các chất vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa không đảm bảo được hiệu quả của phân.
Các phương pháp bón lót hiệu quả nhất
Có ba cách phổ biến bà con có thể sử dụng để bón lót như sau:
Phương pháp 1
Rải đều phân bón trên mặt ruộng sau đó tiến hành cày bừa để vùi lấp phân xuống dưới đất.
Phương pháp 2
Bà con rải phân theo hàng hoặc hốc sau đó tiến hành phủ một lớp đất lên mặt phân và gieo trồng như bình thường.
Phương pháp 3
Phương pháp này thường được sử dụng cho loại cây trồng lâu năm. Khi bón bà con đào hố sâu và rải phân trực tiếp lên hố sau đó lấp đất từ 1-8cm.
Kỹ thuật bón lót không quá phức tạp tuy nhiên bà con vẫn cần nắm vững những kiến thức cơ bản này để lựa chọn loại phân phù hợp với từng loại đất trồng. Từ đó, lựa chọn phương pháp phun hợp lý nhất nhằm đem lại một mùa màng bội thu, chất lượng nông sản cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết công ty Nông Nghiệp Nông Sản Sạch muốn cung cấp cho bà con về chủ đề tại sao bón lót xong lại phải lấp đất lên. Hy vọng qua bài viết này, bà con có cái nhìn chính xác về việc bón lót và tiến hành bón một cách hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc liên quan đến nông nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Nông Sản Sạch. Chúng tôi hứa hẹn sẽ đem đến những kiến thức mới mẻ, thú vị cho bà con!