Cách cho cành giâm đạt tỷ lệ ra rễ cao? Cách giâm cành dễ dàng nhất? Sử dụng loại chất kích thích cho cây đạt tỷ lệ cao? Giâm cành nên sử dụng chất kích thích ra rễ nào?… và còn nhiều câu hỏi hơn nữa được đặt ra đối với những người muốn tiến hành phương pháp giâm cành. Thế làm cách nào để giải đáp được các vướng mắc trên. Sau đây Camnangcaytrong xin giới thiệu đến các bạn các lý do nên sử dụng chất kích thích ra rễ trong phương pháp giâm cành, một sự lựa chọn cần thiết và thông minh cho những ai có áp dụng phương pháp giâm cành cho cây trồng nhà mình.
Hoa hồng áp dụng phương pháp giâm cành sử dụng chất kích thích ra rê đạt tỷ lệ cao
1. Trước tiên là các ưu điểm khi áp dụng phương pháp giâm cành
Phương pháp giâm cành được xem là phương pháp đơn giản nhất trong các phương pháp nhân giống cho cây trồng.
– Dễ dàng áp dụng và áp dụng được trên với số lượng lớn
– Nhanh tạo ra cây con, có độ tuổi bằng nhau, dễ kiểm soát.
– Thực hiện đơn giản, cây nhanh thích nghi và đạt được hiệu quả.
2. Các lý do nên sử dụng chất kích thích ra rễ trong giâm cành
– Để tăng được hiệu quả sau khi tiến hành phương pháp nên sử dụng các loại chất kích có tác dụng kích thích cho rễ ra rễ nhanh, ra rễ đồng đều.
– Rút ngắn được thời gian ra rễ, thời gian và công sức chăm sóc
– Đạt được tỷ lệ ra rễ cho cây, giảm thấp nhất tình trạng chết cành giâm.
– Kiểm soát tốt quá trình phát triển của cây, nhiệt độ, độ ẩm, môi trường đất.
3. Cần sử dụng chất kích thích ra rễ nào để sử dụng cho cành giâm
– Hiên trên thị trường có bán rất nhiều loại chất kích thích ra rễ sử dụng cho cành giâm, cành chiết.
– Thế nhưng để chọn ra được một loại chất kích thích chất lượng, đạt được hiệu quả cao sau khi sử dụng thì không phải ai cũng làm được. Có một số loại chất kích thích ra rễ cho cây trồng đặc biệt phù hợp trong phương pháp giâm cành, chiết cành như: K-IBA, IBA, Na-NAA, NAA và K-IAA các loại này đều có tác dụng kích thích cho cành giâm ra rễ nhanh, ra rễ khỏe và đạt được tỷ lệ ra rễ cao nhất.
– Nhóm chất kích thích sử dụng cho hầu hết tất cả các loại cây trồng. Ngoài tác dụng kích rễ, khi sử dụng với các nồng độ khác nhau trên từng giai đoạn khác nhau còn có các tác dụng như: tăng khả năng ra hoa, đậu trái, giảm tỷ lệ rụng trái non, nâng cao chất lượng sản phẩm.