Cách giâm cành hoa sứ không quá phức tạp, bởi đây là loại cây thân mập, dễ thích nghi và phát triển tốt. Vì vậy, chỉ cần vài thao tác đơn giản là bạn có thể thực hiện nhân giống hoa sứ ngay tại nhà không mấy khó khăn.
Tuy nhiên, để cây con phát triển khỏe mạnh, không bị bệnh tật.. thì bước chuẩn bị giâm cành và chọn cây giống góp phần rất quan trọng. Trong bài viết này, Fao sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian nhất trong nhân giống sứ qua kinh nghiệm chơi sứ từ một số tay lão luyện trong nghề.
Chọn và xử lý cành giâm
1. Chọn cành giâm
Để có được cách giâm cành hoa sứ hiệu quả thì trước tiên bạn cần phải có cành giâm tốt, chúng ta nên chọn cành không quá già hay quá non, có độ dài khoảng 30 cm trở lên và có đường kính từ 2.5cm – 3cm để giâm.
Cành quá non vì chưa nhiều nước nên nếu đem giâm thì rất dễ úng. Ngược lại, cành quá già thì lại khó ra rễ. Cành đủ già, da màu mốc xám là phù hợp nhất.
Nếu sau này bạn có ý định tạo dáng cho cây thì cành giâm cần có ít nhất 2 nhánh trở lên. Một nhánh lớn dùng làm thân, những nhánh khác thì làm cành. Còn nếu chọn cành giâm chỉ 1 nhánh thì sau này bận sẽ phải cắt ngang để tạo nhánh mới nên rất mất công và thời gian.
2. Cách xử lý cành giâm
Cách giâm cành sứ thì khi đã chọn được một cành giâm ưng ý bạn cần cắt cành sứ bằng dao thật bén (có thể dùng lưỡi dao lam), cắt ngang, thao tác nhanh, vết cắt ngọt. Vết cắt xéo sẽ khiến cho bộ rễ sau này không được đẹp.
Cành sứ sau khi cắt bạn cần lau khô vết cắt, bôi ít vôi vào chỗ cắt để sát trùng và cầm mủ. Và bạn cũng nên làm vệ sinh tương tự đối với chỗ cắt trên cây mẹ để chỗ cắt đó sau này tiếp tục mọc ra nhiều nhánh mới.
Cách giâm cành hoa sứ thì sau khi cầm mủ cho cành giâm bạn đem treo ngược lên ở một nơi thoáng khoảng 3 – 4 ngày thì có thể đem giâm. Việc làm này sẽ không ảnh hưởng gì đến sự sống của cành giâm nên bạn có thể yên tâm.
Nếu không áp dụng cách trên thì bạn cũng có thể cắt cành không đứt hẳn, mà thay vào đó bạn cắt xéo 45 độ và chỉ cắt gần đứt để cho cành sứ vẫn lơ lửng trên cây mẹ. Chèn thêm 1 miếng nylon vào vết cắt để cành sứ không liền lại.
Vết cắt sẽ u lên và sau 1 thời gian cành sẽ ra rễ và lúc đó bạn cắt hẳn cành sứ đem trồng thì cũng có kết quả tốt. Cành sứ sau khi bị cắt chúng ta chỉ nên để lại 3 – 4 lá ở đầu cành nhằm giảm bớt sự mất nước qua lá khi trồng.
Chuẩn bị đất trồng và tiến hành thực hiện cách giâm cành hoa sứ
Để cách giâm cành hoa sứ ra rễ khỏe mạnh và phát triển tốt thì đất trồng cũng là yếu tố rất quan trọng. Ta nên chuẩn bị loại đất trồng tơi xốp có khả năng thoát nước tốt. Có thể trộn thêm phân mục, tro chấu hay cát để tăng độ thoát nước cho đất.
Đáy chậu trồng phải có lỗ thoát nước lớn hơn so với những loại cây khác. Trước khi cho đất vào chậu nên bỏ vào đáy chậu một lớp xỉ than hoặc cát sỏi. Cũng có thể trồng vào các giỏ tre có lót một lớp rơm, rác mỏng dưới đáy và xung quanh để dễ thoát nước.
Để tránh bị nghiên đổ bạn có thể giâm cùng lúc 4 – 5 cành vào 1 chậu để các cành nương tựa nhau. Nhưng theo Fao thì bạn nên giâm cành đơn lẻ, sau đó cố định cành giâm bằng một cái que.
Trồng sâu so với mặt đất khoảng 3 – 4 cm sau đó lấy tay ấn nhẹ xung quanh gốc rồi cắm que và cố định lại để chúng không bị đổ ngã.
Cách chăm sóc cây sứ sau khi giâm cành
Cách giâm cành hoa sứ thành công thì không thể thiếu công đoạn chăm sóc. Đưa chậu trồng vào chỗ râm mát, tránh được nắng to và mưa. Sau khi trồng khoảng 2 – 3 tháng, cây ra rễ nhiều, phát triển khỏe mạnh thì mới mang cây ra nơi có nắng ít để cho cây quen dần.
Cần tưới nước vừa đủ để giữ ẩm cho cành sứ. Không nên tưới nhiều vì trong thời điểm này cành sứ chưa có rễ để hút nước và tưới nhiều, tưới mạnh cũng sẽ làm “động” phần rễ non mới ra có thể dẫn đến hiệu quả không tốt.
Khoảng 10 ngày sau khi giâm, cành sứ sẽ ra rễ. Khi trồng thấy lá non mọc ra thì cách giâm cành sứ của bạn đã hiệu quả và đã trở thành 1 cây sứ mới. Sau đó bạn bón thêm Humix, Komix,… để lá phát triển xanh tốt.
Cách giâm cành hoa sứ do bị hoàn toàn cắt đứt khỏi cây mẹ nên cành sứ đem giâm cần có thời gian để hồi phục.
Khi cây ra nhiều rễ và phát triển khỏe mạnh rồi thì chúng ta có thể bón thêm phân chuồng mục hoặc rải phân NPK cho cây. Cây mọc từ cành giâm sẽ có thể cho ra hoa sau 5 – 6 tháng.
Một số lưu ý khi thực hiện cách giâm cành hoa sứ
Việc cắt cành để giâm nên thực hiện vào buổi sáng sớm khi cây còn căng nhựa. Cắt xong bạn nên chúc ngọn xuống đất, chĩa vết cắt lên trời để giữ nhựa tăng khả năng mọc rễ của cành sau này.
Không trực tiếp ấn cành giâm vào chậu đất. Điều này sẽ làm tổn thương đến cành. Tốt nhất là bạn nên dùng ngón tay hoặc dụng cụ nào đó để tạo 1 lỗ trong đất rồi mới cắm cành giâm vào.
Hạn chế tối đa di chuyển hoặc làm xáo trộn xung quanh các đoạn cành vừa giâm. Việc di chuyển quá nhiều sẽ làm cản trở cành mọc rễ.
Bài viết “cách giâm cành hoa sứ” của Fao đến đây xin được kết thúc. Có lẽ với nhữn hướng dẫn rất cụ thể trong bài viết thì các bạn cũng đã nắm được cách giâm cành sứ rồi, việc còn lại chỉ là áp dụng vào thực tế nữa thôi. Chúc các bạn thành công! good bye!