Hằng năm cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khá lớn để tập trung cho cây ra hoa và nuôi quả, nếu không được bổ sung phân bón thường xuyên thì cây dễ bị kiệt sức, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây và năng suất của vụ sau rất nhiều. Vì vậy việc bổ sung phân bón định kỳ và theo từng giai đoạn là rất cần thiết. Việc chăm bón cho cây cần dựa vào các cơ sở: tuổi cây, mức độ sinh trưởng của cây, nhu cầu phân bón trong các giai đoạn sinh trưởng và mục đích sử dụng phân bón.
Khi cây ở giai đoạn ra quả có nhu cầu dinh dưỡng khá cao, nên cần phải chú ý. Nên bón cho cây khi quả đang còn bé, có kích thước bằng hạt đỗ đen, đỗ tương là phải chăm bón cho cây.
1. Liều lượng và thời gian cung cấp dinh dưỡng cho cây nhãn, vải hợp lý
Có thể áp dụng lượng phân cho cây như sau
Trong chu trình phát triển của cây trong 1 năm bón cho cây trừ 2-3 lần vào giai đoạn cây phát triển và 1 lần duy nhất khi cây đang nuôi trái, với các liều lượng cụ thể như sau:
– Lần bón thứ nhất: Vào cuối tháng 6: Lượng bón 1-1,5kg N + 0,3-0,5kg K hoặc dùng NPK hỗn hợp từ 2-5kg nhằm tan sản lượng quả trong năm và quả phát triển quả ở năm sau.
– Lần bón thứ 2: Vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 nên tưới 50 lít nước phân chuồng pha loãng 0,3-0,5 N +5kg P+ 0,5kg K nhằm cân bằng nhu cầu dinh dưỡng của quả, sự dự trữ phát triển của cây
– Lần bón thứ 3: Bón vào cuối tháng 8, đấu tháng 9, bón kết hợp phân hữu cơ và phấn vô cơ để cải tạo đất theo đúng phương pháp . Mỗi gốc nhãn, vải cần được cung cấp như sau: lượng bón 50kg phân chuồng + 1kg P + 0,5kg K. Nhằm phục hồi sức sinh trưởng của cây, cành lá của năm sau.
Cần nắm chắc các kỹ thuật cơ bản để hạn chế hiện tượng rụng quả non trên cây nhãn
Trong giai đoạn cây nuôi quả ở nước 1 thì cho cây ăn với liều lượng như sau:
– Đối với cây 10 năm tuổi: 10kg phân chuồng + 2-3 kg phân lân + 0,1-0,2 kg đạm/lần/cây.
– Chú ý với giai đoạn cây đang có quả không nên cuốc xới đất, bởi như vậy sẽ làm đứt rễ và sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng rụng quả non.
– Việc bổ sung các loại phân hữu cơ cho cây sau khi thu hoạch sẽ giúp hồi phục lại sức khỏe cho cây, cung cấp lại chất dinh dưỡng cho cây sau quá trình phát triển.
2. Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng giúp hạn chế hiện tượng rụng quả non trên cây
– Một biện pháp giúp hạn chế hiện tượng rụng quả non đạt được hiệu quả cao đó chính là việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng cho cây như 4-CPA-Na 98% với nồng độ 10-25ppm tương đương với 10-25g/1000L nước sạch phun lên toàn bộ cây trong giai đoạn cây ra hoa sẽ hạn chế được hiện tượng rụng quả non và tăng năng suất cho cây rất rõ rệt.
3. Tỉa cành, tỉa quả để đảm bảo chất lượng quả nhãn, vải
– Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, cần phải chú ý đến việc tỉa quả cho cây, giảm bớt số lượng quả giảm tình trạng tranh chấp chất dinh dưỡng. Số lượng quả trên cây được điều chỉnh phụ thuộc vào bộ lá, độ tán của cây để cân đối cho sức của cây. Số lượng quả trên chùm đang được để lại được xem là hợp lý về số lượng và đảm bảo về chất lượng trên cây vải hiện nay dao động từ 50-80 quả/chùm trong trường hợp cây được 10 năm tuổi trở lên. Đối với chùm trên 100 quả trừ trường hợp cộng to, khỏe thì hãy giữ nguyên.
– Thời gian tỉa nhãn nên đươc tiến hàng khi quả nhãn quả nhãn ở bước 1 tức là khi hạt nhãn bắt đầu chuyển từ màu vàng sang màu đen.
4. Theo dõi tốt tình hình sâu bệnh hại trên cây
– Sâu bệnh hại trên cây, một yếu tố rất quan trọng. Nó có sức ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu quả, đến số lượng, chất lượng của cây trồng và hiện tượng rụng quả non trên cây cũng không ngoại lệ. Bởi vậy cần theo dõi thăm vườn thường xuyên để đưa ra các biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự gây hại xấu của sâu bệnh hại đến tình trạng nuôi trái non và tình trạng rụng quả trên cây.