Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Cách tạo dáng cây sanh cảnh có dáng thế đẹp chơi tết độc lạ

Cây sanh đã khá quen thuộc với tất cả người dân, bởi cây được trồng làm cây bóng mát, cây công trình, và đặc biệt hơn cây được làm cây cảnh tạo thế chơi được rất nhiều người chơi cây cảnh yêu thích. Để tạo được dáng cây sanh đẹp, độc và lạ mắt đang được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bởi tạo dáng cho cây không hề đơn giản, không phải người chơi cây cảnh nào cũng có thể làm được. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tạo dáng cây sanh đơn giản nhất để có thể chơi cây vào dịp tết.

1. Chuẩn bị dụng cụ cắt uốn cây

– Ngoài việc cắt tỉa khéo léo thì dụng cụ cắt tỉa vô cùng quan trọng đối với những người tạo hình cây cảnh đặc biệt đối với cây sanh.

+ Kìm cắt cây cảnh chuyên dụng

+ Kìm chẻ cây

+ Kìm tạo sẹo (kìm chỉnh sửa vết cắt)

+ Kéo tỉa cành lá

+ Cưa cắt cành

+ Dây nhôm uốn cây cảnh đủ các kích cỡ

+ Ke uốn cây cảnh

+ Tăng tơ kéo cành cây

2. Cách chăm sóc cành trước khi uốn cành, tạo dáng cho cây

– Cắt bỏ những cành song song, cành tỏa đều, cành bị khuất, cành rũ,… nên loại bỏ những cành như vậy để tạo ra dáng cho cây đẹp mắt hơn.

– Khi cắt cành cần tỉa bớt lá của cây hoặc các cành quá sát vào nhau để giúp việc uốn cành được dễ dàng hơn.

Tỉa cành song song, cành gối lên nhau

Tỉa cành song song, cành tỏa đều

– Nên sử dụng dây nhôm chuyên dụng cho uốn cây cảnh để cố định cành sẽ tốt hơn, giúp giữ dáng cây tốt hơn. Không nên sử dụng dây sắt để buộc cây hoặc tạo dáng cành.

3. Tạo dáng, uốn cành cho cây sanh

– Việc tạo dáng cho cây sanh nên thực hiện bắt đầu từ khi cây còn nhỏ, sẽ giúp việc uốn nắn cành được dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu bạn để cây đã trưởng thành mới thực hiện thì việc uốn nắn sẽ khó khăn hơn đối với những người mới bắt đầu làm.

– Việc tạo dáng cho cây sanh nên thực hiện vào mùa hè, bởi cây lúc này cây đang phát triển mạnh các chồi non bắt đầu phát triển, giúp cho việc uốn cành được dễ dàng hơn.

– Khi uốn cây cảnh điều đầu tiên bạn cần chú ý là uốn từ thân sau đó đến cành chính, cành phụ và uốn từ gốc đến ngọn.

– Việc uốn cây sanh rất đơn giản, bạn nên định hình việc uốn cây sanh ngay từ ban đầu, sau đó dùng dây uốn cây cảnh quấn thân theo hình dáng đã định hình. Cắm cố định 1 đầu dây vào bồn và uốn theo hình cố định lên thân cây.

Tạo dáng, uốn cành cho cây sanh

Tạo dáng, uốn cành cho cây sanh

– Khi tạo dáng cây sanh thường những điểm giao nhau các cành thường bị nứt, bạn cần khắc phục hiện tượng này bằng cách: tới chỗ giao nhau bạn uốn một vòng để nó chịu lực tại đó, nếu muốn chắc chắn hơn thì đảo lại 1 vòng đỡ cành.

– Uốn dây bạn nên để các cành được cùng một chiều, nghĩa là khi uốn cành nhỏ có cùng chiều với cành to. Uốn sao cho dây uốn theo cành, mà số lượng cành vẫn giữ nguyên uốn cho tới cành cuối cùng.

– Khi uốn dây bạn cần chú ý đến chiều uốn của dây để tạo được lực cho cây và giúp dây giữ dáng chắc hơn. Khi uốn đến điểm cuối của dây bạn nên móc chéo đầu dây ngược lại, để giữ cành không bị tuột hay bật ra khỏi dây.

– Khi uốn dây theo ý muốn bạn cần có những điểm khóa của dây tại các điểm dao, đỉnh của đường cong, để tránh làm cành bị nứt, gãy cành. Khi uốn bạn nên xoay cây hoặc cành theo chiều uốn.

– Sau thời gian cây đã hình thành được thế theo khuôn hình, nên tiến hàn tháo dây cho cây. Thời gian uốn dây cho các cây trung bình từ 5-6 tháng, có những cây to, phát triển khỏe thời gian tháo dây sau 1 năm. Có những cây vượt cành trở lại hình dáng ban đầu bạn nên tiến hành uốn lại lần 2 cho cây.

– Khi tháo dây bạn nên tháo từ ngọn xuống gốc và tháo từ ngược chiều với dây uốn ban đầu.

– Đối với những người sành chơi cây kiểng, những cây càng có độ già gốc và thân giá trị kinh tế càng cao. Kỹ thuật làm già cỗi của cây rất đơn giản, bạn có thể gọt bỏ vị trí cần tạo hình trên cành sau đó rắc hỗn hợp lưu huỳnh và vôi vào chỗ gọt. Hoặc bạn có thê sử dụng chất ức chế sinh trưởng Uniconazole giúp cây nhỏ hơn, lá nhỏ và dày hơn, giữ dáng cho cây và tạo sự già cỗi cho cây hiệu quả hơn. Pha với liều lượng 5-7g/10 lit nước phun khi điều tiết sinh trưởng của cây.

4. Cách tạo bộ rễ cho cây sanh đẹp

– Đối với những người chơi cây kiểng bộ rễ của cây đánh giá 50% giá trị kinh tế đối với cây. Chính vì vậy để tạo được bộ rễ phô bày trên mặt đất mỗi năm bạn nên rút rễ cây nhẹ nhàng khi trồng cây sanh vào chậu khác.

– Cách tạo rễ cho cây sanh: Với những cây được chiết từ cây mẹ, người ta thường sử dụng đĩa nhựa để bộ rễ được xòe đều, đẹp mắt. Với những cây có bộ rễ quá to, bạn có thể áp dụng kỹ thuật chẻ rễ để điều chỉnh bộ rễ như mong muốn.

– Dùng dao cùn cắt sâu đến phần gỗ chỗ muốn ra rễ. Nếu muốn đơn giản và nhanh chỉ cần xịt thêm thuốc kích thích ra rễ α Na- NAA vào chỗ cắt rồi dùng lưới phủ lên để tránh trường hợp bị khô vết cắt. Đồng thời sau này khi rễ buông ra sẽ không bị gió thổi, mọc sẽ thẳng đẹp. Trường hợp không có thuốc kích thích rễ thì dùng vải dày đắp vòng quanh vết cắt, hằng ngày tưới ẩm nhiều.

– Đối với những cây sanh được ôm đá rất phù hợp với việc tạo rễ và cắt rễ. Khi trời mưa ẩm ướt cây sanh sẽ phát triển hình thành rễ, và mọc ra nhiều. Bạn cắt rễ cây thành nhiều mảnh nhỏ, sau đó sử dụng keo bôi liền sẹo bôi lên vết cắt rễ cho bộ rễ nhanh liền vết thương. Sau thời gian bộ rễ bắt đầu phát triển, lúc này bạn nên lược bỏ hết những rễ xấu, rễ con tua nhỏ, chỉ để lại những rễ đẹp, to khỏe cho cây và tiến hành chăm sóc bộ rễ cho ôm đá.

Tạo dáng rễ cho cây sanh ôm đá

Tạo dáng rễ cho cây sanh ôm đá