Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Cách trồng cây lan kim tuyến vừa làm cảnh vừa làm thuốc

Trồng cây lan kim tuyến làm thuốc

Cây lan kim tuyến được liệt kê vào danh sách tuyệt chủng, bởi đặc tính khó trồng và chăm sóc. Là loại cây dược liệu quý hiếm, có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ khí huyết. Hiện nay ngoài việc trồng làm thuốc cây lan kim tuyến còn được trồng để làm cảnh với đặc điểm cây nhỏ nhắn, hình dáng bắt mắt. Có rất nhiều người quan tâm đến loài cây này. Qua bài viết xin chia sẻ cùng bạn độc thông tin về cây lan kim tuyến như sau:

Cây lan kim tuyến – Cây dược liệu quý được bảo tồn

1. Những điều cần biết về cây lan kim tuyến

1.1 Cây lan kim tuyến có nguồn gốc từ đâu?

– Cây lan kim tuyến có tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata. Là một loài thực vật bản địa điển hình của chi Anoechilus, thuộc họ Orchid, phân tông Goodyerinae với khoảng 35 chi và hơn 450 loài khác nhau

– Cây có nguồn gốc từ Hy Mã Lạp Sơn với 28 loại khác nhau. Được du nhập và được phổ biến ở Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, …

– Cây lan kim tuyến ở Việt Nam còn có tên tiếng việt như nam trùng thảo, lan gấm, lan kim tuyến lông cứng, giải thủy tơ, … Cây lan kim tuyến là loại cây dược liệu quý hiếm. Đã được đưa vào danh sách đỏ của Việt Nam, là loài lan cần được bảo vệ trong tự nhiên.

Những điều cần biết về cây lan kim tuyến

1.2 Đặc điểm của cây lan kim tuyến như thế nào?

– Là cây thân thảo lâu năm, có thân rễ mọc dài, thường đâm thẳng xuống đất. Trung bình một cây kim tuyến có từ 2 – 10 rễ, chiều dài rễ từ 3 – 8 cm. Thân khí sinh thường mọc trên mặt đất, có chiều dì từ 4 – 7 cm, đường kính từ 3 – 5 cm. Thân khí sinh có nhiều long có độ dài khác nhau, mọng nước, nhẵn bóng, có màu xanh trắng đôi khi có màu hồng nhạt. Lá có dạng hình trứng, tròn phân gốc, nhọn dần về phần ngọn, ở chop có mũi ngắn, mọc cách xoắn quanh thân, xòe trên mặt đất, có kích thước từ 2 – 6 cm, lá có màu nâu đỏ mặt trên, mặt dưới có màu đỏ nhạt. Gân lá có hình mạng nhiện, thường có 5 gân gốc, cuống dài 1 cm, thường có màu xanh trắng, bẹ lá có màu hơi đỏ tía. Hoa tự mọc thành chum ở đầu ngọn thân, trục hoa dài từ 5 – 20 cm, có phủ một lớp long màu nâu đỏ, mỗi chum có từ 5 – 10 hoa trắng, hai bên mang từ 5 – 8 râu mỗi bên.

– Cây thường mọc ở vách núi, ven song nơi có nhiệt độ thấp, ẩm độ cao. Cây sinh trưởng phát triển trung bình. Cây lan kim tuyến thường nở hoa vào tháng 9 – 12 hàng năm, ra quả vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

 

2. Giá trị sử dụng của cây lan kim tuyến

2.1 Là cây dược liệu quý

– Trong Đông y, cây lan kim tuyến là một dược liệu quý có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi dưỡng khí huyết. Bên cạnh đó cây lan kim tuyến còn có tính kháng khuẩn. Được sử dụng trong các bài thuốc phòng trừ ung thư, hỗ trợ bệnh gan, ổn định huyết áp rất hiệu quả.

– Hiện nay y học hiện đại đã nghiên cứu và công nhận cây lan kim tuyến là cây thảo dược quý hiếm.

Cây lan kim tuyến thảo dược quý hiếm

* Một số bài thuốc từ cây lan kim tuyến

– Điều trị các bệnh từ gan: Các hoạt chất có trong cây lan kim tuyến hỗ trợ theo cơ chế tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi tổn thương. Các bệnh về gan sử dụng cây lan kim tuyến điều trị rất hiệu quả. Cách dùng lấy 25 gram lan kim tuyến khô + 35 gram cây cà gai leo sắc nước uống hằng ngày.

– Bệnh ung thư: Trong bài thuốc trị ung thư sử dụng lan kim tuyến kết hợp với cây xạ đen mang lại hiệu quả khả quan. Lấy cây lan kim tuyến tươi 25 gram + 35 gram cây xạ đen đun nước uống.

– Bệnh tiểu đường: Lây lan kim tuyến có tính mát, bồi bổ khí huyết, hỗ trợ đường huyến trong máu ổn định. Lấy 25 gram cây lan kim tuyến hãm nước uống sau ăn 15 phút.

– Chứng mất ngủ có thể dùng cây lan kim tuyến tươi (25 gram) + hoài sơn khô (15 gram) + tâm sen (8 gram) hãm nước uống hằng ngày.

– Ngoài ra trong dân gian còn sử dụng để ngâm rượu: 1 kg cây tươi (500 gram cây khô) ngâm với 3 lít rượu. Uống rượu ngâm cây lan kim tuyến có tác dụng bồi bổ cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch cho cây.

Cách trồng cây lan kim tuyến – cây thảo dược quý

2.2 Trồng làm cây cảnh

– Với đặc điểm cây nhỏ xinh, lá có màu sắc bắt mắt đẹp, độc lạ, hiện nay cây lan kim tuyến được trồng để trang trí. Chủ yếu trồng chậu nhỏ để bàn tạo không gian thư giản.

– Ngoài ra cây lan kim tuyến đang được khuyến khích nhân giống đê bảo tồn giống tại các trung tâm nguyên cứu cây dược liệu.

Rượu ngâm cây lan kim tuyến

3. Cách trồng và chăm sóc cây lan kim tuyến không quá khó

– Là cây được liệt vào danh sách cây tuyệt chủng, bởi đặc tính khó trồng và chăm sóc, vì vậy để trồng được cần tuân thủ các kỹ thuật ở tất cả các khâu.

Kỹ thuật nhân giống invitro thành công cây lan kim tuyến

3.1 Chuẩn bị giá thể, giống cây lan kim tuyến

– Trộn giá thể trồng cây lan kim tuyến theo tỷ lệ: 3 đất, 1 rễ dương xỉ (phơi khô đem cắt nhỏ, ngâm trong nước sạch 1 giờ), 3 phân chuồng hoai mục đã xử lý nấm bệnh , 2 xơ dừa (phơi khô, ngâm trong nước vôi loãng 6 giờ, cắt nhỏ để ráo). Trộn đề hỗn hợp ủ với nước trong 1 tuần trước khi trồng cây.

– Giống cây lan kim tuyến nên chọn mua tại đơn vị cung ứng giống uy tín chất lượng, đảm bảo tỷ lệ sống của cây sau trồng. Chọn cây giống có chất lượng cao, bộ rễ và mầm non, lá chồi phát triển tốt, không sâu bệnh.

 

3.2 Kỹ thuật trồng cây lan kim tuyến sống 100%

– Trước khi trồng tiến hành ngâm cây con trong chế phẩm kích thích mọc rễ và xử lý thuốc trừ nấm bệnh để phòng trừ bệnh sau trồng giúp cây sinh trưởng phát triển thuận lợi.

– Trồng cây lan kim tuyến thành từng bụi, mỗi bụi 4 – 5 cây, khoảng cách bụi cách bụi từ 50 – 80cm. Dùng tay nén chặt phần giá thể gần bụi để cố định bụi cây giúp cây thẳng đứng, rễ phải chìm dưới giá thể. Sau khi trồng xong dùng nilong hoặc lưỡi vải bọc kín giá thể từ 6 – 8 ngày, sau khi cây hồi xanh từ từ tháo bỏ và tiến hành chăm sóc bình thường.

Trồng thành công cây lan kim tuyến

3.3. Cách chăm sóc cây lan kim tuyến đúng cách

– Tưới nước là kỹ thuật quan trọng nhất. Hoàn toàn sử dụng bằng cách phun sương. Ngày tưới phun sương 1 – 2 lần tùy vào độ ẩm không khí. Không tưới nhiều tránh dẫn đến cây bị thối nhũn do dư nước.

– Chế độ bón phân cho cây lan kim tuyến: Sau khi trồng 3 tháng cây sinh trưởng phát triển mạnh tiến hành pha loãng phân ure với liều lượng 5 gram pha với 5 lít nước tưới cho cây, tưới định kỳ tuần/lần. Có thể sử dụng phân NPK với liệu lượng thấp pha loãng tưới định kỳ cho cây.

– Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây lan kim tuyến: Trong suốt quá trình trồng cần kiểm tra thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt lưu ý đến bệnh thối nhũn do tưới dư thừa nước.

Trồng và nhân giống thành công cây lan kim tuyến để bảo tồn