Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Cách trồng hoa hồng leo Heritage Rose cho hoa sai trĩu bông

Nếu bạn là người yêu thích hoa hồng thì bạn không thể bỏ qua được giống hoa hồng leo Heritage Rose này, bởi nó là cây dễ trồng và chăm sóc, có mùi hương thơm dịu nhẹ, có mùa hồng phấn nhẹ dịu dàng, và điều đặc biệt khiến nhiều người mê mẫn là cây cho ra hoa liên tục, sai trĩu.

Cây hồng leo Heritage Rose là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc, nhưng để cây cho ra hoa nhiều, bông to đẹp thì lại rất cần đến kỹ thuật chăm sóc cây của người trồng hoa hồng. Bài viết dưới đây camnangcaytrong.com sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc cây hoa hồng leo Heritage Rose cho nhiều bông đẹp.

1. Thời vụ trồng cây hoa hồng leo Heritage Rose

– Cây hoa hồng leo này có thể trồng được vào đầu mùa xuân, mùa hè hoặc mùa thu, nên trồng trước khi màu đông đến để cây kịp sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, hình thành và ổn định cây. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để trồng cây hoa hồng leo Heritage Rose nhanh phát triển nhất là trồng vào mùa xuân.

2. Cách nhân giống cây hoa hồng leo

– Hiện nay, phương pháp nhân giống hồng leo Heritage thường được thực hiện bằng cách giâm cành, cách thực hiện tuy đơn giản nhưng bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện:

– Chọn một cành bánh tẻ khỏe, đang phát triển mạnh từ cây mẹ đang trong thời kỳ cho hoa nhiều.

– Dùng kéo hoặc dao sắc cắt lấy đoạn chừng 40 – 60cm, sau đó ngâm cành giâm trong dung dịch kích thích ra rễ và mọc mầm khoảng 4 – 6 tiếng.

– Sau khi ngâm hồng với dung dịch kích thích ra rễ xong thì vớt các cành giống ra ngoài và để cho ráo nước.

– Giâm các cành giống vào bầu đất đã chuẩn bị từ trước, đặt bầu giống ở nơi thoáng mát, khô ráo và tiến hành chăm sóc cẩn thận cho tới khi cây con có thể đem đi trồng.

3. Chuẩn bị đất trồng hoa hồng leo Heritage Rose

– Cây hoa hồng leo là loại cây dễ trồng nhưng lại rất kén đất trồng, đất trồng phảo được lựa chọn kỹ thì cây mới nhanh phát triển được.

– Bạn nên chọn những loại tơi xốp và có thể thoát nước nhanh, ngoài ra đất phải có độ âm từ 65% trở lên, độ pH thích hợp của đất phải từ 5- 6,5 độ.

– Bạn có thể trộn chung đất với các thành phần tạo độ dinh dưỡng khác theo công thức: 3 đất; 3 phân chuồng hoai mục; 3 vỏ trấu sống hoặc rơm mục và 1 phần vôi bột để khử độ chua trong đất.

– Sau khi trộn hỗn hợp giá thể theo công thức xong, thì đem đất đi ủ khoảng 20 ngày, trước khi trồng hồng khoảng 1 tuần thì đem hỗn hợp đất đã ủ đi phơi ải.

– Nếu bạn trồng trong chậu thì bạn cần lót ở phía dưới đáy chậu cũng cần lót vào mẩu xốp hoặc một lớp trấu khô để đề phòng hoa hồng bị ngập úng, gây thối gốc, chết cây.

4. Cách trồng cây hoa hồng leo Heritage Rose

– Trước khi trồng, bạn nên tiến hành cắt vợi lá cũng như các cành con của cây giống đi.

– Đặt cây giống vào hồ trồng rồi vun đất sao cho bề mặt đất phải cao hơn cổ gốc 10cm, nếu trồng trong chậu thì bề mặt đất phải cách miệng chậu 5cm.

– Sử dụng cọc chống để đỡ cây không bị tác động mạnh bên ngoài gây hư hại trong thời gian cây con phát triển.

– Phủ một lớp vỏ trấu hoặc rơm khô lên bề mặt gốc cây, sau đó tiến hành tưới nước ngay sau đó để cây giống hồi phục và làm quen với môi trường mới.

5. Cách chăm sóc cây hoa hồng leo Heritage Rose cho sai bông

5.1. Cách tưới nước cho cây hoa hồng

– Vào mùa khô, nên tưới nước cho hoa hồng leo 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn khi mát trời. Khi tưới nước, chỉ cần tưới ở quanh gốc, tránh tưới nước lên trên lá và hoa để đề phòng nấm và bệnh hại.

– Vào mùa đông, cách 2 – 3 ngày tưới nước 1 lần, lượng nước tưới ít lại do độ ẩm trong không khí vào thời điểm này khá cao, nếu tưới nhiều sẽ dễ khiến cây bị ngập úng, dễ sâu bệnh. Đặc biệt, tuyệt đối không được tưới nước cho cây vào ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển.

5.2. Bón phân cho cây hồng phát triển nhanh

– Tùy vào từng giai đoạn mà bạn cung cấp từng loại phân phù hợp cho hồng, kích thước của hồng càng lớn thì nên tăng lượng phân bón cho cây.

– Khi cây còn bé chưa phát triển cứng cáp thì nên hòa loãng phân bón với nước tưới theo tỉ lệ 1:3 tưới xung quanh bề mặt gốc, tuyệt đối không tưới vào lá và chồi non của hồng.

– Có thể vừa kết hợp vun xới, làm cỏ cho hồng với việc bón thúc cho cây theo từng đợt.

5.3. Phòng tránh sâu bệnh hại cho cây hoa hồng.

– Bạn cần chăm sóc hồng đúng cách, tránh cung cấp thiếu hoặc thừa các khoáng chất cần thiết cho hồng.

– Thiết kế vườn hồng hợp lí, đồng thời nên thường xuyên phun định kỳ các chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật cho hồng để hồng có đề kháng chống lại sâu bệnh.

– Khi phát hiện hồng có những dấu hiệu bị sâu bệnh tấn công, cần tiến hành cách ly hoặc tiêu hủy ngay để tránh lây lan bệnh sang các cây khác.

– Khi tưới nước, tránh tưới trực tiếp lên hoa và lá, nhất là vào ban đêm, như vậy sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn gây hại hình thành, phát triển và gây bệnh cho cây.

– Nếu cây bị nấm: Tiến hành xịt luân phiên một số loại thuốc trị nấm định kỳ 7 ngày/lần.

– Nếu cây bị bọ trĩ: Xịt thuốc Confindor khoảng 7 – 10 ngày/ lần.

– Nếu cây bị nhện đỏ: Xịt một số thuốc trị bệnh như Alphamite 20 ngày/lần.