Thông thường các chậu hoa lan hồ điệp trưng bày dịp tết đa phân là ghép các cây nhỏ lại với nhau tạo nên một giò lan lớn, đẹp. Sau tết thường không được chăm sóc vì vậy phân lớn một số cây bị chết, bị lụi, hoa tàn. Để có tiếp tục chơi hoa lan trong năm thì cần lưu ý một số kỹ thuật phục hồi như sau:
Hoa lan hồ điệp trưng bày ngày tết
Kỹ thuật xử lý, trồng lại và chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết
Bước 1: Xử lý cây sau khi hoa tàn.
– Từ chậu hoa lớn cần tách riêng lẻ từng cây hoa lan hồ điệp nhỏ ra. Tiến hành phun sát khuẩn cho cây để hạn chế khả năng nhiễm bệnh cho cây. Phun xong để trao cây để ráo rồi tiếp tục xử lý các bước tiếp theo.
* Cách xử lý phần thân, lá, hoa
– Dùng kéo chuyên dụng cắt tỉa cắt bỏ ngồng hoa cách cuống hoa khoảng 3 – 5 cm, để lại 2 – 3 mắt ngủ trên ngồng hoa. Không nên cắt sát cuống vì dễ làm dập gãy lá và thối vào thân cây. Ở các vị trí mắt ngủ có khả năng cho ra cây con, dùng bông thấm thuốc Atonic buộc cố định khoảng 1 tuần rồi tháo ra, sau 1 – 2 tháng có khả năng hình thành cây con. Sauk hi cắt tỉa tiếp tục phun thuốc sát trùng cho cây, treo ráo rồi mới tiến hành sang chậu hay trồng lại.
Lưu ý
– Trường hợp cây có các lá bị bệnh ít, tỷ lệ vàng úa chưa quá 1/3 lá thì cố gắng giữ lá đó bằng cách dùng kéo, dao thật sắc bén sát trùng trước khi cắt bỏ phần bị bệnh của lá. Vết cắt trên lá cần được bôi thuốc sát trùng.
– Đối với cây bị bệnh nhiều, nhiễm nấm bệnh thì nên bỏ cả cây không tiến hành trồng lại.
* Cách xử lý phân rễ, gốc cây hoa lan hồ điệp
– Đa phần các cây hồ điệp trồng công nghiệp bằng rêu nước, Trong quá trình vận chuyển, cắm que sắt uốn hoa, tưới nhiều nước… cây dễ bị thối rễ, nên cần thảo bỏ bầu nhựa cũ.
– Trường hợp rễ vẫn còn tươi xanh, khỏe mạnh thì giữ nguyên bầu. Các phần rễ thối tiến hành cắt bỏ và vết cắt, dụng cụ cắt trước và sau đều phải sát khuẩn.
– Nếu phần rễ lan bị thối hơn 1/3, nhiều rễ bị dập nát, nhiễm bệnh thì bỏ hẳn cây không tiến hành trồng lại.
– Rễ bị hỏng một phần, ít dập nát thì tiến hành tháo bỏ toàn bộ phân rêu nước trong bầu. Cắt bỏ các đầu rễ bị thối hoặc dập gây. Các vết cắt, dụng cụ cắt đều được bôi thuốc sát khuẩn trước và sau khi cắt.
Kỹ thuật chăm sóc lan hồ điệp sau tết
Bước 2. Kỹ thuật trồng lại hoa lan hồ điệp sau Tết
Sau khi xử lý cây xong tiến hành trồng theo kỹ thuật sau:
– Giá thể trồng lan hồ điệp: Có thể xử dụng các loại giá thể khác nhau như than củi, dớn, trái dừa khô, vỏ cấy … nhưng dễ kiếm nhất và hiệu quả cao là dùng than củi. Đối với than củi lưu ý trước khi trồng cần ngâm nước 1 – 2 ngày, để than no nước, vớt ra để ráo rồi tiến hành trồng lan.
– Kỹ thuật trồng lan hồ điệp: Cây sau khi xử lý xong phần rễ thường ít nên rất khó đứng vững trong chậu. Để cây đứng vững thì cần cố định cây bằng các vật dụng như xốp, dây buộc. Buộc dây vào gốc và cố định chắc chắn sang hai bên không cho cây bị lung lay.
Trồng lan hồ điệp bằng giá thể than củi
– Sau khi trồng xong cần để cây vào chỗ mát, tránh mưa tuyệt đối, để khô thoáng 2 – 3 ngày thì tưới đẫm chậu 1 lần.
– Bón phân kích thích cho cây lan hồ điệp: Pha phân bón B1 hoặc thuốc kích thích tăng trường như Atonic, H/K… thật loãng, tỷ lệ 1/2 thìa cà phê pha với 20 lít nước sạch sau đó phun sương hằng ngày 2 lần tưới cho cây.
– Sau trồng lại khoảng 10 – 15 ngày cây bắt đầu nhú ra rễ mới, đợi rễ non cắm vào giá thể thì đổ thêm một lớn giá thể nhỏ thêm vào chậu để cho cây đứng vững.
– Sau 1 – 2 tháng cây phát triển phục hồi trở lại, tiến hành bón phân chăm sóc như bình thường.
Hoa lan hồ điệp trưng bày ngày tết