Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Cách xử lý tạo cành cấp 1, cấp 2 từ cành nách như thế nào cho đúng cách?

Cây nho là cây trồng đang được nhiều nhà nông quan tâm, bởi cây mang lại giá trị kinh tế cao, cho quả ngon bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng. Chính vì vậy, hiện nay cây nho được rất nhiều nha vườn chú trọng quan tâm chăm sóc cho cây. Đặc biệt trong giai đoạn tạo cành nhánh cho cây, bởi giai đoạn này quyết định đến năng suất và chất lượng quả sau này đối với các nhà vườn trồng nho.

Vậy nên để bao nhiêu cành trên cây nho là phù hợp? Tạo cành cấp 1 cho cây nên để bao nhiêu nhánh? Cách tạo cành cấp 2 như thế nào? Phương pháp tạo cành nào giúp cây nhanh phát triển nhất? Nên để cho cây nho vươn như thế nào để các nhánh không bị xếp lên nhau? Phương pháp tạo cành nhánh bằng chồi nách là như thế nào? Rất nhiều những câu hỏi liên quan đến việc tạo cành cho cây nho giai đoạn cây leo dàn được nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc cách tạo cành nhánh cho cây nho đạt năng suất cao nhất.

Cách tạo cành nhánh cho cây nho đạt năng suất

Cách tạo cành nhánh cho cây nho đạt năng suất

1. Cách tạo cành nhánh cấp 1, cấp 2 từ chồi nách của cây nho

1.1. Cách tạo cành nhánh cấp 1 cho cây nho từ chồi nách

– Cây nho là cây trồng cho năng suất cao, nếu biết cách chăm sóc cũng như cách tạo cành tán cho cây. Với cây nho việc tạo cành cấp 1 cấp 2 đúng cách là điều quan trọng nhất, nó quyết định đến năng suất của cây trồng cách hợp lý nhất.

– Tùy thuộc vào sức khỏe của cây nho mà ta có thể dựa vào để tạo các cành cấp 1, cấp 2 như thế nào là hợp lý. Nếu cây khỏe có thể tạo cành cấp 1 ngay từ nách lá và lên được 5 lá thì tiến hành chặn đọt của cây, giúp các chồi nách nứt ra.

Cách tạo cành nhánh cho cây nho

– Phương pháp tạo cành cấp 1 từ nách lá có tác dụng tiết kiệm thời gian, cành ra nhanh và cho năng suất cao, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

– Nếu cây nho mà có lực trồng yếu nên tiến hành để cành cấp 1 bằng mắt ngủ, giúp cây không bị mất sức và giúp cây cho quả tốt nhất, đạt năng suất cao. Tuy nhiên, nếu để cành cấp 1 bằng cách để mắt ngủ thì cành ra chậm hơn.

– Trên 1 cây nên để 3-4 cành cấp 1 tùy theo vào sức khỏe của cây nho.

1.2. Cách tạo cành cấp 2 cho cây nho từ chồi nách

– Từ cành cấp 1 được tạo ra tiến hành tạo cành cấp 2 cho cây nho. Khi cành cấp 1 ra được 5-6 nách lá tiến hành bấm đọt cho cành cấp 1 giúp cây kích thích ra cành cấp 2.

– Ban đầu trên cây nho ra 4-5 nách lá cành cấp 2, nên để tự nhiên cho cành phát triển, khi cành dài được 5-7cm, tiến hành chọn lựa cành khỏe, cành phát triển cấp 2 và bấm tỉa bỏ những cành yếu hơn. Tùy thuộc vào sức khỏe của cành cấp 1 và cây, mà trên mỗi cành cấp 1 chỉ để 2-3 nách cành cấp 2 cho cây và phân bố đồng đều sang 2 bên.

– Từ cành cấp 2 trung bình để 1-2 nách hoặc mắt ngủ để cành cấp 3 phát triển, nên để các cành nhánh phân hóa đồng đều sang 2 bên.

2. Phân biệt cách tạo cành từ mắt ngủ và chồi nách của cây

– Thường rất nhiều nhà vườn xử lý cành cho cây nho từ mắt ngủ, nhưng cây chậm phát triển cho năng suất thấp. Chính vì vậy, hiện nay nhiều nhà vườn đã chọn lựa phương pháp tạo cành từ chồi nách. Vậy phương pháp tạo cành từ mắt ngủ có đặc điểm như thế nào?

– Tạo cành từ mắt ngủ cây cho sinh trưởng phát triển chậm hơn so với tạo cành từ nách lá. Khi cành phát triển được 50-80cm tiến hành chặn đọt cành để kích thích cây ra mắt ngủ và cây cần có thời gian nghỉ từ 10-15 ngày mới tiến hành chặn đọn cho cây và buộc dây cố định.

– Đối với 2 phương pháp tạo cành từ mầm nách và mầm ngủ đều để cây phát triển lên dàn, sau đó mới bắt đầu tạo cành cho cây.

– Tuy nhiên, với cây tạo mầm nách khi cây phát triển được 5 nách lá thì bấm ngọn, còn đối với cây tạo từ mầm ngủ cây cũng phát triển 5 lá nhưng cần đạt chiều dài từ 50-80cm và sau 10-15 ngày mới tiến hành bấm ngọn cho cây thì cây mới ra mắt ngủ và tạo cành.

– Nên để trên cây 3-4 cành cấp 1 và tạo cành cấp 2, khi tạo cành cấp 2 để nhánh dài 5-6 lá cắt tỉa bỏ đọt và cho cây kích thích mầm ngủ, tương tự như cách tạo cành bằng chồi nách.

3. Cách buộc cành nho cho cây ngăn nắp, đẹp mắt

– Để cây nho phát triển đồng đều, tỏa các nhánh sang các hướng đều nhau, giúp cây không bị cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng của cây. Chính vì vậy, trước khi trồng nho nên làm giàn cho cây nho đan chéo cẩn thận để tạo điều kiện thuận lợi cho cành nho vươn dài, phát triển và giúp dễ dàng buộc dàn cho cây nho.

– Khi các cành cấp 2 phát triển với chiều dài 40-50cm tiến hành buộc dây cho các cành nhánh. Buộc cành nhánh không -nên buộc chặt cành để tránh làm tổn thương đến sự phát triển của cành và gãy cành khi buộc, chỉ cần buộc cành lỏng để giữ cố định.

Cách buộc cố định cành nhánh cho cây chống gãy đổ

Cách buộc cố định cành nhánh cho cây chống gãy

– Nên buộc cành gần ngọn cách ngọn 1-2 mắt lá và không xiết chặt cành khi buộc để cành có thể phát triển tiếp và cành dài, lan rộng đến đâu nên buộc cành đến đó. Khi tiến hành cột cành nhỏ có những dâu nho phát triển thì nên tiến hành cắt bỏ dâu nho. Bởi nhiệm vụ của dâu nho là điểm cố định của cành, tuy nhiên nếu để dâu nho tự quấn và cố định cành nho sẽ khiến cành nho phát triển không cố định, các cành nhánh có thể xếp trồng lên nhau và khiến giàn nho không được đẹp.

– Để cây nho đạt năng suất cao, chất lượng tốt thì nên để cành cấp 2, cấp 3 cho quả để thu hoạch.

4. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nho

– Cây nho đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển cây rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công, nếu trong giai đoạn này cây không được chăm sóc đúng cách có thể khiến cây bị chết hoặc cây chậm phát triển.

– Cây nho đang trong giai đoạn phát triển rất dễ bị bệnh nấm, thán thư, bệnh mốc sương nếu cây không được chăm sóc tốt hoặc gặp điều kiện thời tiết bất lợi như mưa nhiều, khô hạn… Chính vì vậy cây trong giai đoạn này cần được thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại tấn công và có biện pháp phòng trừ đúng cách.