Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Hình ảnh và 3 dấu hiệu cây ngộ độc vì thừa đạm, lân, kali

Sau khi bón phân, có nhiều trường hợp cây bị héo, lá xanh đậm bỗng chuyên vàng hay có đốm đen. Bà con nông dân gặp phải vấn đề này thường rất lo ngại, không biết là cây bị vấn đề gì? Nguyên nhân vì sao cây gặp tình trạng đó? Các chuyên gia nông nghiệp giải thích đây là hiện tượng cây bị ngộ độc vì thừa đạm, lân, kali. Hãy cùng Nông Sản Sạch tìm hiểu hình ảnh cây thừa kali, thừa đạm, thừa lân và cách khắc phục bên dưới nhé.

Dấu hiệu cây thừa đạm và biện pháp khắc phục

Cây ngộ độc đạm là hiện tượng khi bổ sung đạm cho cây quá mức hấp thụ hoặc lượng đạm bón không đúng thời điểm dẫn đến cây không cần thiết thời điểm đó. Trên thực tế, lượng đạm bón cho cây chỉ sử dụng 40 – 45%, phần còn lại sẽ bị giữ lại trên mặt đất hoặc bay hơi. Khi bón thừa đạm quá nhiều, quá ngưỡng cây chịu đựng thì cây sẽ gặp hiện tượng ngộ độc.

Cây bị ngộ độc đạm và cây bị thiếu đạm bà con cần phải biết cách phân biệt để có cách khắc phục.

Đạm được hấp thụ trực tiếp ở rễ cây vì vậy khi bón thừa đạm thì rễ cây cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Những hình ảnh cây bị ngộ độc đạm có thể nhận biết như:

  • Cây bị chuyển và rủ xuống.
  • Cây con gặp tình trạng héo toàn bộ cây và có thể chết.
  • Ở rễ có các lông mao mạch bị tổn thương, nó sẽ dừng khả năng hút nước, hút dinh dưỡng từ đất lên để nuôi dưỡng cây.

Cây bị ngộ độc đạm và cây bị thiếu đạm bà con cần phải biết cách phân biệt. Với cây bị thiếu đạm thì màu vàng sẽ đậm hơn, hao hụt sắc tố diệp lục và trong quá trình quang hợp không ổn định có thể sẽ bị cháy lá. Còn khi ngộ độc thừa đạm thì màu vàng lá nhạt hơn, thường là kiểu vàng của lá bị héo. Để xử lý tình trạng cây bị thừa đạm, cần:

  • Ngay lập tức dừng việc bón đạm cho cây.
  • Tưới nước cho cây để lượng đạm có thể pha loãng và di chuyển xuống tầng bên dưới.
  • Có thể bổ sung phân bón hữu cơ nhằm giảm tác hại của việc dư thừa đạm.
  • Thực vật sẽ có cơ chế phản vệ khi bị nhiễm độc, vì vậy cây có thể đẩy nhanh lượng đạm dư thừa qua mép lá. Bà con có thể thực hiện việc chăm sóc cây kết hợp với cơ chế này để giúp cây nhanh hồi phục hơn.

Dấu hiệu cây thừa lân và biện pháp khắc phục

Cây thừa lân là cây được bón một lượng lân quá ngưỡng hấp thụ, lượng lân dư sẽ kết hợp với các yếu tố vi lượng sinh ra các phản ứng hóa học, công dụng của các yếu tố vi lượng sẽ mất đi tác dụng. Vấn đề này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng cây có thể mất cân đối dinh dưỡng, hệ rễ dần dần không phát triển dẫn đến khả năng hấp thụ phân bón rất kém.

Ngoài ra việc bón thừa lân dễ dàng nhận biết khi quá trình sinh trưởng và chín của cây nhanh bất thường, hoa màu của bà con năng suất sẽ giảm đi rất nhiều. Một vài triệu chứng có thể gặp phải khi cây bị ngộ độc lân như: mô lá giữa các gân lá bị chết, rìa lá chuyển sang màu đỏ, mép lá có thể bị cháy.

Thực vật khi thừa lân cũng dẫn đến một số triệu chứng của cây thiếu canxi bởi vì quá cây thừa lân cũng có thể khiến cho việc hấp thụ canxi bị giảm đi. Vì vậy cây có thể xuất hiện thêm các tình trạng như cây có màu nâu, những lá và rễ mới ra sẽ chết dần, cây quả và hạt đều kém chất lượng. Với cây sống lâu năm thì thừa lân cũng ảnh hưởng đến việc cây hấp thu kẽm và sắt.

Để khắc phục tình trạng cây bị thừa lân bà con nông dân có thể thực hiện biện pháp sau đây:

  • Bà con cần dừng việc bón lân cho cây ngay lập tức.
  • Tưới nước cho cây trên cạn để làm loãng lượng lân thừa, với cây dưới nước thì cần thay nước nhanh chóng.
  • Vì thừa lân cản trở việc hấp thu canxi, kém và sắt nên cần bổ sung thêm các dưỡng chất này cho cây trồng. Tuy nhiên bà con lưu ý nên bổ sung thêm sắt và kẽm qua lá vì nếu bổ sung vào đất sẽ không mang lại hiệu quả. Bổ sung vào đất nó sẽ bị buộc chặt bởi kiềm và cây trồng sẽ khó hấp thu.
Nếu phát hiện cây có dấu hiệu thừa lân, đạm hay kali thì việc đầu tiên là dừng việc bón phân cho cây ngay lập tức.

Dấu hiệu cây thừa kali và biện pháp khắc phục

Việc cây thừa kali sẽ không biểu hiện quá nhiều như dư đạm, tuy nhiên cây sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Rễ cây bị ảnh hưởng, rễ teo lại làm cho quá trình hấp thụ nước bị kìm hãm, sẽ ức chế việc hấp thu đạm.
  • Việc kali dư thừa sẽ dẫn đến tình trạng đối kháng ion, cây không thể hút được đầy đủ các loại dinh dưỡng như Nitrat, Magie,…

Do đó bà con nông dân nên quản lý lượng kali khi bón cho cây trồng. Nếu phát hiện cây thừa kali bà con cần:

  • Ngưng bón kali cho cây trồng và dùng nước để làm loãng lượng kali, để nó thẩm thấu xuống dưới. Với cây dưới nước thì cần thay nước.
  • Có thể bón thêm phân hữu cơ, giúp cho tình trạng ngộ độc được cải thiện và hệ đệm cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Trên đây là những biểu hiện và hình ảnh cây thừa kali, hình ảnh cây thừa đạm, hình ảnh cây thừa lân. Đồng thời bài viết cũng chia sẻ thêm một số cách để bà con có thể khắc phục khi cây bị ngộ độc đạm, lân, kali. Ngoài ra bà con cũng có thể tham khảo nhiều kiến thức nông nghiệp đã được Nông Sản Sạch chia sẻ trên trang tin tức. Hoặc có thể liên hệ để được Nông Sản Sạch tư vấn chi tiết hơn về cách trồng, chăm sóc cây, các loại thuốc bảo vệ thực vật,…