Trước khi trồng lan, điều đầu tiên bạn cần chú ý đến đó là “chậu”. Chậu trồng lan không chỉ là môi trường sống cho lan mà nó còn làm tăng thêm giá trị thẩm mĩ cho loài hoa này rất nhiều. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu một số loại chậu phù hợp nhé!
Chọn chậu trồng lan
Tất cả những người yêu thích trồng lan trong chậu đều phải lựa chọn những loại chậu phù hợp để cây vừa phát triển tốt mà không kém phần bắt mắt người nhìn. Như vậy thì để chọn được chậu trồng lan ưng ý có khó không?
Thông thường cây lan Kiếm hay còn có tên gọi khác là Địa Lan (Cymbidium) sẽ được trồng vào các chậu làm bằng gốm, sứ có lỗ thoát nước ở đáy.
Chậu trồng lan cần phải có nhiều lỗ thoát nước vì lan rất dễ chết khi bị ủng. Dù trồng lan vào chậu hay làm giá thể trồng lan gì đi chăng nữa cũng nên theo nhu cầu của cây lan cần đó là: “Thích ẩm nhưng sợ úng, thích khô nhưng sợ cháy”.
Khi chọn chậu trồng lan ta nên tránh các loại chậu nung non quá hoặc già quá cũng đều không tốt cho việc trồng lan.
Nên chọn chậu trồng lan ra sao?
Để chọn lựa được chậu trồng lan ưng ý thì bạn nên chọn những loại chậu phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được kìm hãm sự phát triển của rễ lan. Chậu trồng lan phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra của bộ rễ.
Thông thường trồng các loại địa lan (Cymbidium) chúng ta nên dùng các loại chậu có kích thước cao rộng bởi vì chúng thông thoáng. Có thể dùng chậu nhựa, chậu sứ và chậu gỗ.
Nếu chậu trồng lan được làm bằng gốm, sứ thì khi mới mua về nên ngâm chúng trong nước vài ngày trước khi trồng cây để ngừa việc đất sét hút ẩm của cây trồng và kìm hãm sự phát triển của cây địa lan.
Nếu chậu trồng lan là chậu tráng men thì cần phải được rửa sạch nhằm loại bỏ các chất bẩn, sáp hoặc chất đóng gói.
Một số loại chậu trồng lan
1, Chậu nhựa trồng lan
Chậu nhựa trồng lan cũng là một trong những lựa chọn dành cho khách chơi lan bởi chậu nhựa nhẹ, dễ vận chuyển, giữ ẩm tốt và giá thành cũng khá rẻ.
Đối với chậu nhựa trồng lan có thời gian sử dụng lâu ngày thì chậu sẽ mất màu và dẫn đến giảm giá trị cây trồng. Để khắc phục tình trạng phai màu khi dùng chậu nhựa trồng lan, bạn có thể sơn lại chậu với những màu sơn yêu thích làm cho vườn lan của bạn sinh động hơn rất nhiều.
Nên chọn những chậu trồng lan dày nhưng phải có lỗ thoát nước, chậu phải cứng và chắc chắn thì giá trị của cây lan mới được tăng. Đặt chậu trồng Lan nơi thoáng khí, có gió thoảng, tránh để những nơi có môi trường khắc nhiệt như nắng gắt và mưa dầm để lan có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Ngày nay, có rất nhiều loại chậu nhựa trồng lan với mẫu mã, kiểu dáng đẹp, rất thích hợp để trồng lan trang trí trên mái hiên, trước sân nhà….
2, Chậu gỗ trồng lan
Chậu gỗ cũng là loại chậu trồng lan rất thích hợp để trồng loài Lan Ngọc Điểm, Vanda và các loài hoa Lan khác. Bạn cũng lưu ý chọn lựa những loại chậu gỗ trồng lan không có mối, mọt và có độ bền với trời mưa.
Chậu gỗ trồng lan sẽ rất phù hợp đối với các loài Phong Lan đơn thân vì gỗ giữ ẩm tốt và không bị mục. Chậu gỗ cúng góp phần làm tăng vẻ đẹp và giá trị của cây lan lên rất nhiều.
3, Chậu trồng lan bằng đất nung
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chậu treo đẹp và tiện lợi cho việc trồng lan như chậu nhựa mủ, chậu trái dừa, chậu đất nung, chậu làm từ tre đan lát,..
Trong số những chậu trồng lan bên trên, chậu đất nung vẫn là loại chậu đẹp về hình thức, màu sắc và bền lâu theo thời gian, loại chậu này rất thích hợp cho việc trồng lan treo trang trí.
Chậu được làm từ đất nung có màu nâu đỏ với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau. Nhìn chung, chậu đất nung trồng lan thường có hình nón cụt hoặc hình nón với miệng chậu lớn hơn đáy.
Khi mua chậu đất nung thì bạn bạn chậu phải có lỗ thoát nước đủ rộng để tránh tình trạng lan bị úng khi tưới, gần miệng chậu thì cần có từ 3 đến 4 lỗ để chúng ta có thể treo được chậu lên.
Chậu đất nung giúp hoa lan phát triển tốt hơn, với các lỗ thoáng khí xung quanh thân và dưới đáy chậu thì rễ lan dễ dàng vươn ra bên ngoài để tiếp xúc với không khí, lấy nước và dinh dưỡng từ môi trường xung quanh.
Việc trồng lan trong chậu bằng đất nung cũng giúp tăng giá trị thẩm mỹ cho các loại lan, đồng thời thuận tiện cho việc trang trí và di chuyển chậu hoa đẹp đến nơi mong muốn.
Với chậu trồng lan bằng đất nung, bạn có thể trang trí trên cửa sổ, ban công, giàn treo sân thượng hay trang trí tiểu cảnh vườn treo,… Chậu cũng rất thích hợp để treo tại các gốc cây lớn, trang trí cạnh bàn đá, gỗ trong vườn,…
Bạn có thể tự làm chậu trồng Lan sáng tạo
Dùng vỏ quả dừa khô làm chậu trồng lan cũng là một cách rất sáng tạo và bắt mắt người nhìn nhưng lưu ý cần tìm vỏ dừa có kích thước phù hợp với lan và cần đục lỗ để nước có thể thoát ra ngoài được.
Lưu ý khi sử dụng chậu trồng Lan
- Khi nhúng chậu trồng Lan vào nước, chậu phải đảm bảo độ thoát nước để tránh cây bị úng nước.
- Miệng chậu không nên có gờ vì như thế rất khó khăn cho việc gắn ti tơ buộc chặt cây lan mới bám rễ.
- Khi mua chậu trồng lan bằng gỗ về chúng ta nên tiến hành khử trùng chậu bằng các thuốc diệt nấm mốc.
- Nếu muốn treo chậu trồng lan lên các dây treo và móc nối thì cần đảm bảo độ chắc chắn, độ cân bằng cho cây.
- Đặt giá thể vào chậu sao cho hở phần đáy khoảng 1/5 thể tích chậu để được thông thoáng.
Mua chậu trồng lan ở đâu?
Hiện nay, có rất nhiều nơi bán chậu trồng lan. Bạn có thể mua qua mạng hoặc mua trực tiếp. Nếu bạn muốn trang trí trên chậu trồng lan thì nên mua loại chậu làm bằng gốm, sứ.
Nếu muốn chậu trồng lan chắc chắn không bị mọt thì nên mua chậu bằng nhựa. Còn nếu muốn tăng giá trị của chậu trồng lan thì bạn hãy chọn cho mình những loại chậu bằng gỗ, những loại chậu này sẽ giúp tôn thêm vẻ đẹp cho cây lan của bạn.
Trên đây là một số loại chậu mà Fao gợi ý cho bạn, hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình những sự lựa chọn trong việc tìm cho mình những loại chậu thật ưng ý nhé!