1. Giới thiệu chung về cây hoắc hương
– Tên khác: Thổ Hoắc hương, Quảng hoắc hương.
– Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 30 – 60 cm. Thân hình trụ vuông, phân nhiều cành, cành hơi cong, dài 30 – 60 cm, đường kính 2 – 7 mm, có lông tơ. Chất giòn, dễ gẫy, ở mặt gẫy thấy tuỷ rõ. Thân già gần hình trụ, đường kính 10 – 12 mm, lớp bần màu nâu xám. Lá mọc đối, hình trứng, thường là một khối nhàu nát; lá nguyên hình trứng hoặc hình elip, dài 4 – 9 cm, rộng 3 – 7 cm, cả hai mặt lá màu trắng xám có lông mượt như nhung, chóp lá hơi nhọn hoặc tròn, gốc lá vát nhọn hoặc tròn, mép lá có răng cưa ngắn. Mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng. Hoa màu hồng tím nhạt, mọc thành bông ở nách lá hay ở ngọn cành. Quả bế, có hạt cứng. Mùa hoa quả tháng 5 – 6; nhưng ít gặp cây có hoa. Bộ phận dùng: Phần thân lá trên mặt đất
– Phân bố: Cây được trồng ở nhiều địa phương phía Bắc nước ta. Cây được trồng bằng hạt hoặc bằng cáchh dâm cành vào mùa xuân. Thu hái quanh năm trước khi ra hoa, rửa sạch, phơi khô.
– Thu hái: Khi cây có cành lá xum xuê, cắt lấy phần cây trên mặt đất, ngày phơi, đêm đậy kín, làm nhiều lần như vậy cho đến khi dược liệu khô.
– Phần dùng làm thuốc: Lá khô hoặc phần nằm trên mặt đất (Herba Pogostemi). Lựa thứ nguyên vẹn, lá dùng mềm, mùi thơm nồng là tốt.
Hoắc hương có nhiều tác dụng quý trong đông y
– Tác dụng dược lý của cây hoắc hương:
+ Quảng Hoắc hương có tác dụng kháng khuẩn rộng: thuốc có tác dụng ức chế các loại nấm gây bệnh, leptospirosis, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, enterocoli, trực khuẩn lî, liên cầu khuẩn tán huyết týp A, phế song cầu khuẩn, rhinovirus. Thuốc còn có tác dụng chống thối.
+ Tinh dầu Hoắc hương tăng tiết dịch dạ dày, tăng tiêu hóa. Thành phần hoá học: Tinh dầu (ít nhất 1,2%), thành phần chủ yếu trong tinh dầu là alcohol patchoulic (45%), patchoulen (50%) và một số thành phần khác như benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, cadinen, sesquiterpen và epiguaipyridin.
+ Khứ ác khí, liệu hoắc loạn, liệu phong thủy độc thủng, chỉ thống, bổ vệ khí, ích vị khí, tiến ẩm thực, ôn trung, khoái khí.
+ Thăng thanh, giáng trọc, tránh uế, chỉ ẩu, hòa khí, hóa thấp, tỉnh tỳ, hoà vị.
+ Sơ tà, giải biểu, hành khí, hóa thấp, tiêu thực, hòa Vị, tránh uế.
+ Trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đàu đau, ngực đầy, bụng đầy, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ, miệng hôi.
– Tính vị của hắc hương:
+ Vị ngọt đắng
+ Vị cay, tính hơi ấm.
+ Vị cay, tính hơi ôn.
2. Một số bài thuốc sử dụng hoắc hương:
– Hoắc hương – trị cảm cúm, nhức đầu, mệt mỏi: Hoắc hương 6 – 12g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác như Kinh giới, Tía tô, Ngải cứu, Hương nhu.
– Hoắc Hương – trị nội thương sinh lạnh và ngoại cảm thương hàn trong mùa hè, xuất hiện đau đầu sốt lạnh, tức ngực, bụng đầy, tiêu chảy: Hoắc hương 12g, Đại phúc bì 12g, Bạch chỉ 8g, Phục linh 12g, Tử tô 8g, Trần bì 6g, Hậu phác 8g, Cát cánh 8g, Khương bán hạ 12g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, Đại táo 12g. Sắc uống.
– Hoắc Hương – trị ho, hàn thấp trở trệ bên trong, vị khí mất chức năng giáng xuống, bụng đầy tức, ăn ít, nôn mửa: Hoắc hương diệp 12g, Bán hạ (chế) 12g, Đinh hương 2g, Trần bì 12g, sắc uống.
– Hoắc Hương chữa cảm mạo, sốt ăn không tiêu, đau bụng: Hoắc hương 12g, Tô diệp 10g, Thương truật 8g, Cam thảo 3g, Trần bì 5g, Đại táo 4 quả, Hậu phác 3g, Phục linh 8g. Tất cả tán bột đều chia thành từng gói 8 – 10g. Người lớn uống mỗi lần 1 gói, ngày 2 – 5 lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng, từ 2 – 3 tuổi mỗi lần uống 1/4 gói, từ 4 – 7 tuổi mỗi lần uống 1/3 gói. Từ 8 – 10 tuổi mỗi lần 1/2 gói. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc hãm hay bột.
– Hoắc Hương – chữa ăn uống không tiêu, sôi bụng: Hoắc hương 12g, Thạch xương bồ 12g, hoa cây Đại 12g, vỏ Bưởi đào sao cháy 6g. Tất cả tán thành bột, trộn đều uống trước bữa ăn nửa giờ, mỗi lần 2g với nước chè nóng, ngày uống 3 lần.
Kiêng kỵ: Cơ thể háo nhược, thiếu máu, huyết áp cao, ngủ kém, đại tiện khó, tiểu tiện ít, vàng đỏ, không nên dùng.