Lan đai châu là một loài lan tuyệt đẹp. Loài hoa này không chỉ tô vẽ thêm vẻ đẹp cho khu vườn của bạn mà nó còn mang trong mình rất nhiều ý nghĩa. Và cách trồng lan đai châu cũng như cách chăm sóc lan đai châu cũng không khó như mọi người vẫn nghĩ. Hôm nay, hãy cùng Fao tìm hiểu về cách trồng cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt vời này nhé!
Đặc điểm của lan đai châu
Lan đai châu có tên khoa học là Rynchostylis gigantea hay còn được biết đến với lên gọi khác là lan ngọc điểm. Đây là loài lan có nguồn gốc ở Châu Á, chúng thường thấy mọc ở Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Tại Việt Nam, lan đai châu là một loại lan rừng thường phân bố ở các vùng núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, giáp biên giới hai nước bạn là Lào và Campuchia.
Nhờ hương thơm vô cùng quyến rũ cùng với vẻ đẹp rất rực rỡ nên lan đai châu này đã được trồng ở khắp nơi làm trang trí sân vườn, lan can, hiên nhà, quán café hay biệt thự nhà vườn.
Cách trồng lan đai châu
1, Điều kiện khí hậu thích hợp trồng hoa lan đai trâu
Lan đai châu vốn là loại cây khỏe mạnh và sinh trưởng tốt nên cách trồng lan đai châu rừng và cách chăm sóc lan đai châu cũng khá đơn giản. Đây là loài cây có khả năng chịu khô và nóng khá tốt. Nhiệt độ thích hợp tốt nhất để cây phát triển dao động từ 26 đến 30 độ C.
Lan đai châu là loài ưa ánh sáng ở mức trung bình. Tốt nhất bạn nên trồng ở dưới mái hiên hoặc dưới tán cây khác, tránh để cây tiếp xúc với ánh năng trực tiếp vì như thế sẽ khiến là cây bị héo hoặc bị cháy, ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ cũng như sự phát triển của cây hoa.
2, Giá thể trồng hoa lan đai trâu
Giống như mọi loại lan khác, việc chọn giá thể cho lan đai châu cũng khá đơn giản, ví dụ: vỏ thông, than gỗ, dớn, vỏ dừa…. Tuy nhiên cần đảm bảo đủ độ thông thoáng, thoát nước tốt, đối với vỏ dừa thì chúng ta cần ngâm qua nước sạch vì trong vỏ dừa có chứa nhiều muối.
3, Kỹ thuật trồng và ghép lan đai châu
Hiện nay thú chơi của nhiều người là trồng lan đai châu trên một giá thể gỗ hoặc trồng trong đó để phơi rễ ra ngoài. Nhưng đối với cách trồng cách này cần phải giữ cho giá thể có ẩm độ thật cao và mùa hè phải tưới từ 1 đến 2 lần/ngày, đặc biệt là vào những ngày nóng hoặc khô hanh.
Thông thường,chúng ta thường được nhìn thấy hoa lan đai châu được ghép vào các khúc gỗ (gỗ cây, gỗ lứa,….có hình dáng đẹp).
Đối với khúc gỗ nhỏ vừa phải có thể treo trên giàn lan, vừa có thể treo trong nhà hoặc ngoài hiên, còn với những khúc gỗ to thường được đặt trong chậu và đổ xi măng chết ở gốc cho vững chắc. Nhưng để có một chậu lan đẹp vẫn phụ thuộc vào cách trồng lan đai châu rừng của từng người.
Để có chậu hoa đẹp thì kỹ thuật trồng lan đai châu phải đạt được tiêu chuẩn là cây ghép phải có hình dáng đẹp, mang phong cách cổ thụ.
Hoa lan đai châu cũng có thể trồng trong chậu đất nung hoặc bất cứ loại chậu nào cũng được miễn là chắc chắn, với giá thể là than củi, vỏ thông hoặc trồng trong chậu làm bằng nhựa với than củi trộn với dớn cọng phải thật nhỏ.
Nếu ghép gỗ thì bạn nên lựa chọn gỗ sưa, gỗ nhãn hoặc vú sữa là tốt nhất để cho cây phát triển. Dù trồng lan đai châu rừng theo hình thức nào đi chăng nữa thì người trồng vẫn phải đảm bảo được tính cân đối hài hòa và thuận tiện cho sự phát triển của cây lan.
Cách chăm sóc lan đai châu
1, Điều kiện ánh sáng khi chăm sóc lan đai châu
Để có một chậu lan đai châu đẹp thì cách chăm sóc lan đai châu trước tiên là không được để ánh nắng trực tiếp chiếu vào, nếu để ra ngoài nắng có thể bị héo hoặc cháy lá. Bên cạnh đó, cũng cần phải để cây ở những chỗ rộng rãi, thật thoáng gió.°F hay từ 29 đến 32°C và phải có sự cách biệt tối thiểu giữa ngày và đêm là 15°F hay 10°C, nếu không thì cây sẽ không ra hoa.
2, Nhiệt độ khi chăm sóc lan đai châu
Vào mùa hè ban ngày: Từ 85 đến 90
3, Độ ẩm cần thiết khi chăm sóc lan đai châu
Độ ẩm cần thiết để cây có thể phát triển tốt là từ 70 đến 80%. Mùa hè tưới nước từ 2 đến 3 lần/ngày nếu trồng trên miếng gỗ hoặc các vật thể khác ngoài chậu.
Nếu trồng trong chậu với vỏ cây hay than có thể tưới từ 2 đến 3 lần/tuần, nhưng lưu ý phải để cho khô rễ giữa 2 lần tưới và không được để rễ cây bị úng nước trong chậu, nếu để bị úng nước thì cây sẽ bị chết.
4, Bón phân khi chăm sóc lan đai châu
Chỉ bón phân khi thấy cây bắt đầu mọc lá hay đầu rễ có màu xanh. Ta có thể bón phân cho lan bằng cả hai loại vô cơ và hữu cơ.
Đối với phân vô cơ, bạn cần bón hàng tuần, với một nửa muỗng cà phê thì cho 4 lít nước. Phân bón có thể là 30-10-10 cho mùa xuân và mùa hè và có thể đổi sang 10-20-30 vào cuối.
Những lưu ý khi trồng và chăm sóc lan đai châu
Thời kỳ nghỉ ngơi thường là vào mùa đông và rất quan trọng. Nếu không chăm sóc tốt cho lan thì lan sẽ không ra hoa hoặc sẽ chết.
- Nhiệt độ mùa đông ban ngày cần từ 68 đến 73°F hay 20 đến 23°C.
- Nhiệt độ ban đêm không được dưới 60°F hoặc 16°C.
- Độ ẩm từ 50 đến 60%, nếu quá thấp cần phun nước vào buổi sáng nhưng không phun quá nhiều.
- Ngưng tưới nước hoặc tưới rất ít trong mùa đông vì cây cần phải để khô lá và rễ trước khi trời tối.
- Ngưng bón phân vào thời gian này.
Luôn nhớ lan Ngọc Điểm thường mọc trên những cây cao rất thoáng gió cho nên không ưa không khí tù hãm vì thế rễ cây không được ẩm ướt suốt ngày, cần khô ráo vào ban đêm.
Loài cây này cũng không ưa bị quấy nhiễu (Disturb) hay thay chậu nhiều lần, cho nên cách trồng lan đai châu giống tốt nhất là cố định vào miếng gỗ, miếng ngói hay vỏ cây hay trồng trong rỏ (basket) để có thể phơi rễ ra ngoài.
Nhưng trồng cách này cần phải có ẩm độ thật cao và mùa hè phải tưới từ 1 đến 2 lần/ngày, nhất là vào những ngày nóng nực hay khô ráo. Nếu trồng trong rỏ có thể bỏ thêm các miếng vỏ cây hoặc than cỡ lớn từ 4 đến 5 cm trở lên.
Một kỹ thuật trồng lan đai châu khác là trồng vào trong chậu đất hoặc chậu khác miễn là có nhiều lỗ. Muốn trồng cách này thì bạn hãy ngâm cây vào trong nước chừng 1 đến 1,5 giờ, khi rễ cây đã mềm, bỏ vào trong chậu và xoay theo chiều kim đồng hồ hay ngược trở lại, rễ sẽ bám vào chung quanh chậu.
Thông thường Ngọc Điểm nở hoa vào cuối mùa đông hay đầu mùa xuân và vào dịp Tết Nguyên Đán, vì đặc điểm này lên lan đai châu được rất nhiều người trồng. Khi thấy lan ra nụ, hãy phun nước để tăng thêm độ ẩm hoặc tưới sơ qua.
Muốn lan nở sớm hơn hãy tăng thêm nhiệt độ bằng cách là mang vào trong nhà để dưới ánh đèn, nhưng lưu ý cần thoáng gió và độ ẩm. Nếu muốn lan chậm nở để chờ dịp Tết thì hãy mang vào chỗ rợp mát, vào phòng lạnh hoặc để nước đá ở gần, nhưng lưu ý đừng cho vào gốc hay để rễ chạm vào.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về cách trồng lan đai châu cũng như cách chăm sóc loài hoa tuyệt đẹp này rồi. Với những kiến thức mà bài viết này mang lại, Fao hy vọng bạn sẽ có thể tự tay trồng cho mình được một chậu lan đai châu đẹp tuyệt vời nhé. Chúc bạn thành công!