Mai vàng chính là một loại cây biểu tượng cho mùa Tết ở miền Nam nên được người dân ở đây trồng rất nhiều. Tùy vào sở thích và mục đích sử dụng mai vàng khác nhau mà người trồng có thể chọn cách đơn giản trong đất để cây sống, ra hoa hoặc trồng với kỹ thuật cao hơn.
Tuy nhiên, nếu muốn cây mai phát triển to, ra nhiều nhánh, nở hoa đẹp, người trồng vẫn phải nắm một số kỹ thuật chăm sóc, khoảng cách trồng mai vàng nhất định. Hãy cùng theo dõi bài viết sau của Nông Sản Sạch để bỏ túi ngay kỹ thuật trồng, chăm sóc mai vàng chuẩn nhất.
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY MAI VÀNG CHUẨN TỪ A-Z
Chọn giống mai vàng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống mai vàng khác nhau, người trồng có thể dựa sở thích, mục đích trồng,… để lựa chọn giống mai vàng phù hợp. Trong đó, có một số giống mai vàng thường gặp chính là:
- Mai vàng 5 cánh: Đây là giống mai vàng truyền thống và được trồng rất phổ biến. Mai vàng 5 cánh còn được chia ra thành nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như mai châu, mai tứ quý, mai liễu,…
- Mai vàng nhiều cánh: Đây là loại hoa mai gồm nhiều tầng khác nhau, hoa nở to hơn, dày đặc cánh và có thể nở kín cả cây. Mai vàng nhiều cánh sẽ tạo ra cảm giác mới lạ, nhìn bắt mắt hơn so với các loại mai truyền thống.
Thời vụ trồng
Mai vàng là loại cây ưa nóng ẩm, do đó, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt chính là từ 25 đến 30 độ C. Mai vàng có thể chịu đựng được tốt trong điều kiện nhiệt độ cao trong một khoảng thời gian tương đối dài. Thông thường, bạn có thể trồng mai vàng quanh năm ở những nơi chủ động được nguồn nước tưới. Tuy nhiên, thời điểm được cho là thích hợp nhất để trồng mai vàng chính là từ cuối tháng 10 đến tháng 12 âm lịch.
Ngoài ra, ánh sáng cũng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây mai vàng. Chính vì vậy, bạn nên đảm bảo thời gian cây mai nhận ánh sáng từ khoảng 6 tháng trở lên.
Mật độ và khoảng cách trồng mai vàng hợp lý
Đảm bảo được khoảng cách trồng mai vàng cũng là yếu tố cần thiết để cây phát triển tốt hơn. Do đó, bạn nên đảm bảo khoảng cách trồng mai vàng sao cho cây hấp thu tốt ánh sáng, không cạnh tranh chất dinh dưỡng và lượng nước tưới với nhau. Đồng thời, việc giữ khoảng cách trồng mai vàng phù hợp, thông thoáng cũng là một cách hiệu quả để phòng ngừa các loại sâu bệnh.
Nếu trồng mai bằng hạt, trung bình 1m2, bạn sẽ gieo được khoảng 100 cây mai con. Khi cây con cao được 10cm, bạn có thể chuyển sang trồng chậu. Trong đó, chậu nhỏ sẽ xếp khoảng 4 chậu trong 1m2, chậu lớn sẽ cần đặt cách nhau từ 1 đến 2m.
Đất trồng
Cây mai vàng có thể được trồng trên nhiều loại đất, chẳng hạn như đất thịt, đất phù sa đỏ, đất sét pha, đất đỏ bazan, đất có lẫn sỏi đá,… Nhìn chung, cây mai vàng không hề kén đất trồng, nhưng tốt nhất, bạn nên chọn những nơi đất thấp, đảm bảo độ thoát nước tốt để tránh được tình trạng ngập úng, khiến cho cây bị thối rễ.
Khi trồng mai vàng trong chậu, bạn nên lót thêm 1 ít đá nham thạch hoặc sỏi ở bên dưới đáy. Sau đó, tiếp tục cho đất trồng lên đến nửa chậu, trồng cây vào và lấp đất đầy chậu. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm xơ dừa, tro trấu, vỏ đậu phộng,… để đảm bảo độ thoát nước tốt cho cây mai vàng trong chậu.
Bón phân
Đây là một công đoạn quan trọng, quyết định đến kỹ thuật trồng mai vàng đúng cách hay không. Bạn nên chọn các loại phân bón có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là phân lân để giúp cho cây mai vàng tạo ra nhiều nụ.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG PHÁT TRIỂN TỐT
Nếu muốn cây mai vàng phát triển tốt, có dáng đẹp và đặc biệt là nở hoa rực rỡ, bắt mắt, người trồng cần bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để chăm sóc cho cây. Để áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng, bạn nên thực hiện những công việc như sau:
- Tưới nước: Luôn giữ cho gốc cây mai đủ ẩm, không được để ngập nước. Bạn nên tưới mai vàng vào buổi sáng, có thể tưới mỗi ngày hoặc cách ngày đều được. Nếu mai được trồng trong chậu, bạn nên tưới 2 lần/ngày, các thời điểm thích hợp chính là vào buổi sáng từ 8h – 9h và buổi chiều từ 16h – 17h.
- Cắt tỉa cành, lá: Công việc này giúp cho cây mai vàng được thông thoáng hơn, hạn chế được sự phát triển của các loại sâu bệnh. Trung bình, bạn nên cắt tỉa cành và lá của mai vàng khoảng 2 tháng/lần. Nên áp dụng đúng kỹ thuật cắt tỉa cây mai vàng để loại bỏ đi những cành có sâu, già cỗi.
- Thường xuyên dọn, nhổ cỏ quanh gốc, tránh tình trạng các loại cỏ giành dưỡng chất với cây mai.
- Sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh thích hợp, theo dõi mai thường xuyên để kịp thời phát hiện sớm các loại bệnh hại, từ đó tìm ra biện pháp phòng trị kịp thời.
Bài viết trên chính là một số thông tin về khoảng cách trồng mai vàng, kỹ thuật trồng và chăm sóc từ A-Z để cây phát triển tốt, ra hoa đẹp đã được Nông Sản Sạch cập nhật chi tiết. Chúc bà con thành công trong việc áp dụng các kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mai vàng như trên và có được những cây mai bắt mắt, mang lại doanh thu cao.