Nuôi trái chuyền là gì? Kỹ thuật bón phân cho cây bưởi 3 năm tuổi với lượng bao nhiêu? Làm sao để cây 3 năm tuổi cho ra nhiều quả và quả liên tục? Công thức bón phân cho vườn bưởi ra nhiều trái? Rất nhiều câu hỏi được bà con quan tâm và đặt ra cho vườn bưởi nhà mình khi cây bắt đầu cho quả từ năm thứ 3. Bài viết dưới đây Camnangcaytrong.com sẽ hướng dẫn bà con cách bón phân cho vườn bưởi 3 năm tuổi nuôi trái chuyền như thế nào? Bà con cùng tham khảo.
1. Nuôi trái chuyền là gì?
– Nuôi trái chuyền là trên một cây luôn có nhiều lứa trái khác nhau, có trái sắp thu hoạch, có trái già, trái nhỏ, trái non có và trên cây có thể đang có hoa phát triển quả. Trên một cây luôn cho hết lứa này đến lứa khác để cây có thể thu hoạch rải vụ.
Vườn bưởi đang nuôi trái chuyền
– Vậy cách đi phân như thế nào để cây nuôi trái chuyền đều tất cả các trái trên cùng một cây?
2. Cách bón phân cho cây bưởi nuôi trái chuyền
– Cây nuôi trái chuyền hao tốn rất nhiều dinh dưỡng trong đất. Để cây luôn được ổn định không bị mất sức thì cần một bộ rễ và gốc vững chắc thì cây không bị xuống sức. Hằng năm cần bổ sung cho cây một lượng lớn phân chuồng ủ hoai mục kết hợp bón men vi sinh để phân rãi lượng phân chuồng trên đất. Bổ sung phân chuồng cho cây giúp đất không bị thoái hóa khi trồng cây và do bón phân hóa học ảnh hưởng đến độ của đất.
– Ngoài phân chuồng ủ hoai mục bà con cần bổ sung thêm phân hữu cơ vi sinh cho cây như Yoo số 9 hoặc các dòng hữu cơ Organic, các dòng hữu cơ tổng hợp giúp cây luôn khỏe không bị xuống sức khi đang nuôi trái chuyền. Bà con có thể sử dụng bột Hữu cơ cao cấp (Organic_power 85%) cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây phát triển như Axit Humic, Axit Fulvic, Đạm thực vật, lân dễ tiêu, kali tự nhiên giúp cây phát triển khỏe mạnh bón với nồng độ 1-2 kg/gốc/lần, bón 2-4 lần/năm, cuốc rãnh và bón phân xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây.
– Để nuôi trái trên cây lớn đều, đẹp, trái nhỏ vẫn lớn đều mà trái to không bị sồ trái thì cách bón phân là rất quan trọng đối với cây ở giai đoạn này. Bà con có thể bón phân 17-5-23 + TE 100% Kalisunfat để cây nuôi trái, mỗi gốc bón 1kg NPK bón định kỳ cho cây.
– Bà con cần lưu ý bón phân, phun thuốc định kỳ từ giai đoạn làm bông đến các giai đoạn cây nuôi trái. Trong giai đoạn làm bông bà con phun thuốc kích thích tạo mầm cho cây, sau khi phun thuốc kích thích mầm, để trái bưởi không bị hư, bị sồ hoặc nám trái, bà con cần phun lại thuốc phủ trái bằng chất dưỡng trái bằng Amino acid (axit amin) để tưới phun cho cây để cho trái không bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng trái.
3. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây bưởi giai đoạn nuôi trái chuyền
– Để phòng trừ được sâu bệnh hại trên cây bưởi trong giai đoạn cây nuôi trái truyền rất khó. Chính vì vậy bà con cần thường xuyên thăm vườn để có biện pháp xử lý khi phát hiện các sâu bệnh hại tấn công.
– Trong giai đoạn nuôi trái truyền thì các loại nấm bệnh tấn công. Ngoài các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cần sử dụng các loại thuốc đặc hiệu xua đuổi nấm và côn trùng gây hại, để giúp cho cây giữ hiệu quả tốt hơn. Bà con có thể sử dụng thuốc nhúng mùn hoặc các chất thuốc y tế để xua đuổi côn trùng như bọ xít, bọ trĩ.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV bà con cần sử dụng đúng nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất và đảm bảo thời gian an toàn cách ly trước khi thu hoạch cho trái.