Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ Thuật Trồng Dưa Lê Kim Cô Nương cho quả vàng ươm

Kỹ thuật trồng dưa lê kim cô nương đang được mọi người tìm hiểu một cách rầm rộ. Vậy đây là loại dưa gì, cách trồng như thế nào, sẽ được giải đáp hết trong bài viết hôm nay nhé.

Dưa lê kim cô nương là loại dưa lê dễ trồng, hình dạng của quả là hình oval, vỏ trơn, khi chín có màu vàng kim, cùi giòn, ruột màu vàng, ngọt mát.

Trọng lượng quả khi thu hoạch nằm trong khoảng 1 đến 1,5kg tùy thuộc vào thổ nhưỡng, dưa lê để càng lâu vỏ càng chuyển sang màu vàng đậm, vị của dưa lê càng ngọt.

Đến với bài viết hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng dưa lê kim cô nương cũng như kỹ thuật trồng dưa lê kim cô nương ngay tại sân vườn nhà mình nhé.

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống

Trước khi bước vào kỹ thuật trồng dưa lê kim cô nương, chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn những dụng cụ, đất và hạt giống để trồng dưa lê nhé.

Kỹ thuật trồng dưa lê kim cô nương

1, Dụng cụ trồng dưa lê kim cô nương

Bạn có thể tận dụng ngay những bao xi măng, bao nilong, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc sử dụng mảnh đất trống trong vườn để trồng dưa lê Kim Cô Nương. Lưu ý: Dưới đáy của dụng trồng dưa lê cần được đục lỗ để thoát nước.

2, Đất trồng dưa lê kim cô nương

Dưa lê Kim Cô Nương ưa sinh trưởng ở những loại đất giàu chất dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt. Đặt chậu ươm cây mầm ở những nơi có ánh sáng và không được đọng nước bên dưới.

Bạn có thể mua đất sẵn tại những cửa hành chuyên bán tư vật liệu nông nghiệp hoặc thực hiện trộn đất với phân gà, phân bò hoai mục, phân trùn quế, xơ dừa, vỏ trấu, than bùn, mùn hữu cơ… Cần phải bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 tới 10 ngày trước trồng dưa lê để xử lý hết những mầm bệnh có trong đất.

3, Hạt giống

Bạn có thể tìm mua hạt giống dưa lê Kim Cô Nương ở những cửa hàng bán hạt giống uy tín, chất lượng. Để những trái dưa lê khi thu hoạch là những trái ngọt nịm, thơm mát, cho năng suất cao.

Cách trồng dưa lê kim cô nương

Kỹ thuật trồng dưa lê Kim Cô Nương

Fao chia nhỏ kỹ thuật trồng dưa lê Kim cô nương thành 2 bước nhỏ, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi bạn cần phải thực hiện theo đúng kỹ thuật trồng, vì vậy hãy thực hiện theo sự hướng dẫn của Fao bên dưới nhé.

1, Cách ngâm ủ hạt

Bạn ngâm hạt vào nước ấm (theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh) trong vòng 3 đến 4 tiếng rồi vớt ra, để ráo. Sau đó gói hạt vào khăn ẩm sạch, ủ ấm trong khoảng 24 đến 30 tiếng, quan sát thấy hạt nứt nanh thì tiến hành gieo.

2, Gieo hạt

Bạn có thể gieo trực tiếp ra ruộng hay tiến hành gieo vào bầu. Nếu gieo vào bầu, khi cây dưa lê con được 2 lá mầm thì bạn cấy ra dụng cụ trồng (sau khi gieo 8 đến 10 ngày). Sau khi thực hiện việc gieo cấy hoàn tất cần tưới nước cho cây dưa leo ngay.

Trồng dưa lê kim cô nương

Chăm sóc

Đây là bước cuối cùng trong quá trình kỹ thuật trồng dưa lê kim cô nương rồi. Chăm sóc dưa lê rất quan trọng, bạn cần phải thường xuyên quan sát cây, tưới tắm và bón phân phù hợp cho cây thì mới cho năng suất cao được.

1, Tưới nước

Liều lượng nước tưới còn phụ thuộc vào cơ cấu đất, thời tiết và thời kỳ sinh trưởng của dưa lê, nên thực hiện việc tưới nước vào lúc sáng hoặc chiều mát.

2, Bón phân

Để đảm bảo cho cây khỏe mạnh, hiệu quả cao thì cần phải có 3 đợt bón phân trong cách trồng dưa lê kim cô nương. Cụ thể như sau:

  • Lần 1: Sau khi bắt đầu gieo hạt khoảng 18 đến 20 ngày, thực hiện bón đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân dê, phân bò, phân trùn quế.
  • Lần 2: Từ 7 đến 10 ngày sau khi dưa lê đậu trái.
  • Lần 3: từ 16 tới 18 ngày sau khi dưa lê đậu trái.

3, Bấm ngọn, tỉa nhánh, chọn trái:

Để một dây chính: Cây dưa lê không cần thiết bấm ngọn, định hướng dây bò theo phương vuông góc với mặt líp. Dưa lê có đặc điểm trái nằm trên dây chèo, để thu được trái to, mỗi dây chỉ nên để lại một trái, cần phải cắt bỏ chèo trên dây chính bắt đầu từ lá thứ 10 trở vào gốc trước khi để trái dưa lê.

Nơi để trái tốt nhất là lá thứ 10 cho tới lá thứ 15. Trên chèo chọn trái để lại 2 lá (kể cả lá để trái), rồi tiến hành bấm ngọn.

Để 2 dây chèo: Khi cây được 4 đến 5 lá thật thì bắt đầu tiến hành bấm ngọn chính, sau khi bấm ngọn được 7 đến 10 ngày, lựa chọn 2 nhánh tốt nhất, định hướng dây bò theo phương vuông gốc với mặt líp.

Mỗi gốc chỉ nên để lại một trái, cần cắt bỏ chèo trên cây nhánh bắt đầu từ lá thứ 7 trở vào gốc trước khi để trái dưa lê. Vị trí để trái phù hợp nhất là từ lá thứ 7 cho tới lá thứ 10. Trên chèo chọn trái để lại 2 lá (kể cả lá để trái), rồi bắt đầu tiến hành bấm ngọn.

Thu hoạch

Chắc hẳn đây là bước mà mọi người mong chờ nhất, được sở hữu và thưởng thức những trái dưa lê ngọt thơm, mát dịu thật trên cả tuyệt vời. Tuy vậy bạn cũng đừng quá vội vàng để thu hoạch, hãy chờ cho tới khi trái dưa lê đủ chỉ tiêu để thu hoạch nhé.

Hướng dẫn trồng dưa lê kim cô nương

Sau khi cây đậu trái khoảng 28 đến 35 ngày, vỏ trái dưa lê chuyển dần sang màu vàng đặc trưng của giống, là thời điểm phù hợp cho thu hoạch.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cách trồng và kỹ thuật trồng dưa lê kim cô nương rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây dưa lê xanh mướt, cho trái xăng mọng, thơm ngọt ngay tại sân vườn nhà mình nhé. Chúc các bạn thành công!