Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ thuật Trồng Dưa Leo Trong Nhà Lưới cho bà con

Tìm hiểu cách trồng dưa leo trong nhà lưới để đạt được năng suất cao là điều không mấy khó khăn, cách trồng này nhằm giúp mọi người có sự chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt tay vào trồng và chăm sóc dưa leo.

Với tình trạng khí hậu biến đổi phức tạp ở một vài nơi tại Việt Nam như: hạn hán, nhiệt độ tăng cao trong mùa hè, khi tới mùa mưa thường gặp phải lũ lụt; hệ sinh vật, sâu bệnh cũng biến đổi không kiểm soát được đã gây ảnh hưởng khá lớn tới việc trồng, chăm sóc cũng như năng suất đem lại của cây dưa leo.

Nếu trồng dưa chuột trong điều kiện bình thường thì trường hợp cây bị gặp phải sự tấn công của những côn trùng, vi sinh vật gây bệnh là rất hiển nhiên.

Đến với bài viết ngày hôm nay, Fao sẽ hướng dẫn cho các bạn kỹ thuật trồng dưa leo trong nhà màng và cách trồng dưa leo trong nhà màng nhé!

Chuẩn bị trước khi trồng dưa leo trong nhà lưới

Có thể thực hiện trồng dưa leo trong nhà lưới quanh năm, cây phát triển trong khoảng thời gian từ 40 tới 45 ngày.

1, Xử lý nhà màng

Để kỹ thuật trồng dưa leo trong nhà lưới dễ dàng và nhanh chóng hơn thì bạn nên thực hiện việc xử lý nhà màng trước đó, việc làm này mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn đó.

  • Quét dọn sạch nền, sử dụng vôi bột để khử trùng, quạt gió để không khí được thông thoáng. Làm sạch đường ống dẫn nước tưới, kiểm tra những vòi phun có bị tắc, nghẹt hay không.
  • Trước khi trồng dưa chuột 3 đến 5 ngày, bạn tiến hành pha khoảng 4kg Clorin với 200 lít nước và phun toàn bộ nhà trồng để sát khuẩn.
  • Phun Aldrin ở xung quanh bên ngoài của nhà lưới để diệt kiến và côn trùng.

Trồng dưa leo trong nhà lưới

2, Chuẩn bị bầu trồng cây dưa leo (dưa chuột)

Fao đã liệt kê từng bước nhỏ để chuẩn bị bầu khi trồng dưa leo trong nhà màng dưới đây, các bạn sẽ dễ dàng hơn để thực hiện.

  • Thực hiện việc xử lý tiệt trùng cho xơ dừa, khử chát, trộn chung với một ít vôi bột.
  • Pha 5kg Clorin cùng với 1000 lít nước tưới đều vào giá thể để trồng dưa chuột. Ngày hôm sau, sử dụng một lượng 5m3 nước tưới đều vào giá thể trồng.
  • Sau 10 ngày, dùng một lượng 10m3 nước tưới đều vào giá thể giúp tạo độ ẩm cho giá thể của dưa chuột.
  • Kích thước bầu: Sau khi bỏ giá thể vào cùng với bầu sẽ thì tổng dung tích là 15 lít (đường kính 30cm x chiều cao là 35cm).
  • Cho xơ dừa đóng vào những túi bầu và chuyển túi bầu vào nhà màng.

3, Mật độ, khoảng cách trồng cây dưa leo trong nhà màng

Khi trồng dưa leo công nghệ cao bạn phải lưu ý tới mật độ, khoảng cách của những cây dưa chuột.

  • Mật độ trồng dưa chuột: 3.000 cây/ 1000m2 sàn nhà màng.
  • Khoảng cách trồng dưa chuột: Đặt những bầu giá thể trên 1 máng tôn có chiều dài 45m, rộng khoảng
  • Khoảng cách giữa 2 bầu trên máng là 45cm
  • Khoảng cách 2 máng 2 máng là 1,2m (xem sơ đồ). Sử dụng máng tôn có điểm nổi bật là vừa giúp hạn chế việc giá thể rơi ra mặt sàn vừa giúp giữ lại được lượng nước và phân bón thừa chảy ra khi tưới nước cho cây dưa chuột.

Cách trồng dưa leo trong nhà lưới

Cách trồng dưa leo trong nhà lưới

Fao chia nhỏ cách trồng dưa leo trong nhà lưới thành 2 bước chính, mỗi bước tương ứng với một giai đoạn, mỗi giai đoạn đòi hỏi các bạn phải thực hiện theo đúng kỹ thuật cũng như cách trồng. Vì vậy hãy thực hiện theo đúng những nội dung mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây nhé.

1, Cây giống dưa leo đem trồng cần đạt những yêu cầu sau

  • Cây con mọc sau khi trải qua quá trình gieo ươm hạt khoảng 15 tới 16 ngày và được khoảng 4 đến 5 lá thật (chiều cao từ 10 đến 15cm).
  • Nên lựa chọn những cây dưa chuột mập, khỏe, lông ngắn và thực hiện chuyển cây ươm vào giá thể trồng.

2, Trồng cây vào bầu giá thể:

Khi trồng dưa chuột, lá mầm trên mặt xơ dừa khoảng 1cm. Ngay sau khi trồng dưa chuột xong, bạn ghim que tưới cách gốc 1 đoạn 2 cm.

Lưu ý:

  • Để phòng tránh côn trùng bám vào khi di chuyển cây dưa chuột con từ vườn ươm sang nơi trồng, trước khi bắt tay vào trồng dưa chuột 1 ngày bạn nên sử dụng thuốc Ridomin gol và thuốc trừ sâu để phun cho cây.
  • Trong khoảng 1 đến 2 ngày bạn cần hoàn thiện việc chuyển cây ươm vào bầu giá thể trồng.

Kỹ thuật trồng dưa leo trong nhà lưới

Chăm sóc cây dưa leo trong nhà lưới

Khi trồng dưa leo trong nhà lưới sẽ có một vài giá thể bị rơi ra mặt nền, bạn nên thực hiện việc quét dọn vệ sinh trong nhà lưới màng ngay sau khi trồng dưa chuột xong.

1, Cách tưới nước:

Khi cây dưa chuột còn nhỏ, tưới nước theo chu kì khoảng 8 lần/ngày và không nên tưới khi nhiệt độ nắng nóng. Nước tưới lúc này có pH = 6 và EC = 1.

Tùy theo sự phát triển của cây mà điều chỉnh lượng nước tưới sao cho phù hợp. Nên tưới nước nhiều cho cây vào hai thời kỳ: Khi cây ra quả rộ (trên 50% số cây đã ra trái) và lúc sinh trưởng mạnh.

2, Bón phân:

Trộn hỗn hợp những chất dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng để cây dưa chuột sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh cao.

Cách pha trộn phân phụ thuộc tùy thuộc vào từng giống cây dưa chuột, mức độ thâm canh. Phải sử dụng tối thiểu 3 thùng để hòa tan đậm đặc lượng phân bón.

Pha những chất  cùng với 300 lít nước để tạo ra dung dịch phân bón đậm đặc. Pha lẫn 20.000 lít nước với dung dịch phân bón đậm đặc để tưới cho dưa chuột trong vòng 7 ngày với 1000 m2 sàn.

Cách bón phân:

Trong một tuần lễ đầu tiên khi trồng dưa chuột, tưới vào 1 gốc cây khoảng 200 ml có EC =1 và độ pH = 6. Tần suất tưới là 10 lần trong ngày.

Cho tới tuần thứ 2 đến tuần thứ 4, lượng nước tưới tăng dần lên đến 800 ml/gốc và định kì tưới tăng lên khoảng 16 lần/ngày.

Bắt đầy từ tuần thứ 5 về sau, tăng liều lượng calcium nitrat từ 18 kg lên 23 kg có EC = 1,5 ; độ pH = 6, tăng lượng nước tưới cho cây dưa chuột khoảng từ 1,5 lít /gốc tới 2 lít/gốc và tần suất tưới trong 1 ngày khoảng 20 lần.

3,  Làm giàn:

Sử dụng dây cước để thiết kế giàn leo, sợi dây cước cần được buộc trên giàn cao. Cây sinh trưởng, phát triển tới đâu thì dùng ngay dây buộc tới đó, cuốn các sợi dây này vào thân cây.

Trong 2 tuần, dưa chuột sinh trưởng thân lá và những tua cuốn dài. Nếu biết cách thực hiện tỉa nhánh đúng kỹ thuật kết hợp thiết kế giàn sẽ giúp tăng cao năng suất, kích cỡ của trái, giảm tình trạng bị nhiễm sâu bệnh cho cây.

Cây sinh trưởng tới chiều cao khoảng 30cm và có tua cuốn thì thực hiện quấn cây lên giàn.

Hướng dẫn trồng dưa leo trong nhà lưới

4, Tỉa nhánh:

Dưa chuột sinh trưởng ra nhiều nhánh nhưng những nhánh này không cho ra trái. Bạn cần phải tỉa bỏ các nhánh phụ này cho đến khi thân chính bò lên chạm gần tới đỉnh giàn.

Đây là cách để tạo nên năng suất cao hơn. Trên một cây chỉ cần 4 đến 6 nhánh phụ. Để cây sinh trưởng ra hoa sớm, bạn cần phải ngắt bỏ chồi của thân chính và loại bỏ những nhánh phụ bắt đầu từ đốt thứ 10.

5, Tỉa quả

  • Để các chất dinh dưỡng tập trung nuôi quả và những quả lớn với kích cỡ đều nhau, bạn cần phải ngắt cuối cành.
  • Rung hoa (bông), thụ phấn cho cây dưa chuột
  • Nhà màng không gặp nhiều gió như ngoài tự nhiên hay đồng ruộng. Vì vậy, cần rung bông thụ phấn cho cây dưa chuột, thường xuyên thực hiện công việc này từ giai đoạn khi cây bắt đầu ra bông mỗi ngày và mỗi sáng từ 8h30’ tới 10h30’. Cứ thực hiện như vậy cho tới khi thu hái hết.

6, Kiểm soát sâu bệnh hại cho cây dưa leo

Trong suốt thời gian trồng dưa leo trong nhà lưới thì việc gặp phải sâu bệnh là không thể tránh khỏi.

Những loại sâu bệnh gây hại cho cây dưa chuột thường gặp gồm: Sâu đục quả, Sâu xanh ăn lá, Rệp, Bọ trĩ.

Hướng dẫn cách kiểm soát sâu bệnh hại:

  • + Xử lý giá thể, che chắn kỹ trước khi trồng dưa chuột và thiết kế cửa ra vào hai lớp.
  • + Phun thuốc trừ sâu sinh học như 8EC & 3,6EC, Catex 1.

Một vài bệnh gây hại khi trồng cây dưa leo trong nhà lưới hay gặp như: Bệnh phấn trắng, bệnh mốc sương (sương mai). Để chữa những loại bệnh này, không sử dụng biện pháp hóa học nào để điều trị những bệnh này mà chỉ phòng ngừa bệnh ở thời kì đầu khi cây còn nhỏ bằng chế phẩm Exin.

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong kỹ thuật cũng như cách trồng dưa leo trong nhà màng rồi. Qua bài viết này, Fao hy vọng bạn có thể tự tay trồng cho mình những cây dưa chuột xanh mướt, cho trái thơm ngon, cũng cấp nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình của bạn theo một phương pháp trồng hữu hiệu nhất nhé!