Ổi có thể trồng được ở nhiều loại đất. Có khả năng chịu hạn tốt và chịu ngập vài ngày nhưng không chịu úng nước kéo dài. Nhưng sẽ cho năng suất cao và phẩm chất tốt khi trồng trên đất phù sa, giàu chất hữu cơ.
Ổi không hạt: dạng trái thuôn dài, đẹp da láng màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc, giòn, có vị chua ngọt. Trái to có trọng lượng từ 0.4 -0.8kg. Tỉ lệ đậu trái cao 50-60%, nên trở thành loại trái cây ngon, hấp dẫn được dùng để ăn tươi hoặc sấy khô, ép nước… Nhu cầu thị trường tăng nhanh chính là lợi thế để các nhà vườn mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu cây trồng.
Dựa vào nhu cầu tiêu thụ hiện nay mà các kỹ thuật nhân giống và trồng cây ổi không hạt trở nên cao hơn. Bài viết dưới đây, Cẩm nang cây trồng sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ổi không hạt cho năng suất cao.
1. Yêu cầu điều kiện sinh thái của giống ổi không hạt
– Điều kiện đất: cây ổi không hạt là cây trồng chịu nhiệt tốt nên thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, có độ pH từ 4,4-8,2. Tuy nhiên nếu trồng ổi không hạt trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng sẽ cho ra được chất lượng và năng suất cây trồng cao hơn.
– Điều kiện nhiệt độ: Cây ổi là cây công nghiệp dài ngày có thể chịu nhiệt tốt, nhiệt độ thích hợp trồng ổi không hạt là 25-30oC.
– Điều kiện nguồn nước: cây ổi chịu được khô hạn tốt, chịu ẩm khá, điều kiện lượng mưa trung bình là từ 1000-1200mm/năm.
2. Tiêu chuẩn chọn giống ổi không hạt
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống ổi được nhân giống ở nước ta, bà con có thể tham khảo lựa chọn một số giống ổi không hạt sau để trồng.
– Lấy cây ghép sẽ có khả năng sinh trưởng, thích ứng và tuổi thọ lâu hơn.
Chọn giống ổi sạch bệnh, cây khỏe
– Cây con có chiều cao trung bình từ 30 – 50cm, đường kính bầu ghép từ 10 – 15cm.
3. Thời vụ và mật độ trồng ổi không hạt
– Ổi không hạt có thể trồng được quanh năm. Nhưng ở miền Bắc thường được trồng vào mùa xuân tháng 2 – 3, ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5 – 6. Trồng vào những thời điểm này sẽ tiết kiệm nước tưới, giúp cây mau bén rễ, phát triển.
– Nếu trồng chuyên canh cây ổi, bà con có thể trồng với mật độ 2x2m khi cây còn nhỏ để tăng thêm thu nhập, khi cây đã phát triển mạnh, nhiều tán lớn thì đốn bớt một số cây nhỏ, cây yếu, chỉ để khoảng cách 4 x 4m, tương đương 400 – 600 cây/ha.
– Ổi không hạt cũng có thể trồng xen canh với một số cây khác như các loại cây có múi, chôm chôm, măng cụt, xoài, đu đủ, nhãn… Tuy vào việc lựa chọn cây chính trong vườn để điều chỉnh mật độ thích hợp.
4. Kỹ thuật làm đất và đào hố trồng
– Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon.
– Đào hố: hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x 4.5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 – 30cm.
– Bón lót phân: mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.
5. Kỹ thuật trồng cây ổi không hạt
– Khi trồng, cắt phần dưới của bầu cây, đặt nhẹ cây con xuống chính giữa hỗ, dùng kéo rạch ngang để kéo bầu nilon ra mà không làm vỡ bầu. Vun đất ngang mặt bầu – ngang với miếng hố trồng. Sau đó tưới nước để cấp ẩm cho cây nhanh bén rễ.
– Bí quyết cho cây sinh trưởng nhanh là sau khi trồng cây con, các nhà vườn nên dùng rơm rạ, cỏ khô để đậy kín mô đất.
6. Kỹ thuật chăm sóc ổi không hạt
6.1. Tưới nước cho cây ổi
– Cây con mới trồng, bà con cần duy trì tưới từ 2 – 3 lần nước/ngày, nên tưới vào sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu mưa nhiều (như ở miền Nam) thì không cần tưới nước mà nên tiêu nước kịp thời, tránh để úng, đọng sẽ làm cây bị thối rễ, sai quả nhỏ.
– Không dùng nước mặn hoặc phèn để tưới cho cây.
– Thời điểm cây đang ra hoa, đậu quả nếu thời tiết hanh khô thì bà con cần bổ sung nước để quả mọng, gia tăng kích thước và năng suất.
6.2. Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình
– Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 – 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch.
– Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 – 1 m. Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này.
– Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán.
– Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 – 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2 m là vừa.
– Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 – 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 – 4 cành cấp I, 8 – 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng.
– Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái.
– Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.
6.3. Tụ gốc, xới sáo cho cây ổi
– Hàng năm, các nhà vườn nên bồi thêm đất mịn hoặc đất nạo vét ở bùn ao để bồi đắp cho gốc. Thời điểm bồi gốc thích hợp là vào mùa nắng nóng, thời tiết hanh khô, nhiệt độ cao.
Tụ gốc, vun gốc cho cây ổi
– Tiến hành bồi gốc, xới xáo, làm sạch cỏ dại kết hợp bón phân. Công việc này nhằm duy trì độ ẩm ổn định cho gốc, kích thích tầng rễ bén ngang sát mặt đất để hút dinh dưỡng. Đồng thời hạn chế cỏ dại tranh giành dưỡng chất, hạn chế sự phát tán của mầm bệnh vào mùa mưa.
– Khi lớp phủ gốc hoai mục, đây sẽ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng để cải tạo đất trồng.
6.4. Bón phân cho cây ổi
– Thời điểm cây chưa ra quả (năm đầu tiên):
+ Sử dụng phân tổng hợp NPK 16 – 16 – 8 liều lượng 50 – 200g/lần/cây. Một năm bón từ 4 – 6 lần. Có thể kết hợp bón thêm 50 – 100g/cây ure, 50 – 100g/cây K2SO4 nếu đất xấu, cây sinh trưởng kém.
+ Khi trồng trên các loại đất phèn có pH < 5 thì bà con nên bón thêm vôi và phân lân hoặc phun bón lá để hạ độ phèn, giải độc cho bộ rễ.
Tiến hành bón phân cho cây ổi
– Thời điểm cây bắt đầu cho thu trái:
+ Bón phân tổng hợp NPK (loại 20 – 20 – 15; 16 – 16 – 8; 12 – 12 – 17 – 2 + TE; 15 – 15 – 15), phân chuồng, phân vi sinh với liều lượng như sau:
+ Chia lượng phân bón trên thanh 3 – 4 lần bón trong năm vào các thời kỳ: tháng 1, tháng 4, tháng 6 và tháng 8.
+ Nếu cây đang thời kỳ ra hoa và đậu quả thì không nên bón nhiều đạm hoặc phun bón lá vì sẽ khiến lá phát triển mạnh, cây không ra đọt, không đậu quả.
6.5. Bao quả cho ổi không hạt
– Bao quả là kỹ thuật không thể bỏ qua trong cách trồng ổi không hạt.
– Nên phun thuốc trừ sâu bệnh 1 – 2 ngày trước khi tiến hành bao trái để đảm bảo bên trong quả ổi không có mầm bệnh gây hại.
Bao quả cho ổi để tránh sâu bệnh hại quả
– Thời điểm thích hợp để báo trái là khi quả ổi đạt kích thước từ 2,5 – 3cm.
– Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều túi nilon chuyên dụng để bao trái ổi, lê, cam quýt… Nếu vườn trồng ổi có diện tích lớn thì bạn nên xem xét mua túi nilon bên ngoài.
– Bùng bao xốp bọc bên trong, bao nilon có lỗ thủng bọc bên ngoài.
7. Phòng trừ sâu bệnh hại ổi không hạt
– Cách biệt pháp ngăn ngừa sâu bệnh như: dọn dẹp vườn, làm cỏ dại, tụ gốc, tỉa cành để vườn ổi thoáng đãng, hấp thụ ánh nắng trực tiếp.
– Đối với cày, quả bị sâu bệnh rụng xuống đất thì nên thu gom và tiêu hủy, tránh để bệnh lây lan rộng.
7.1. Ruồi đục trái
– Ruồi đục trái ổi thuộc loài Bactrocera dorsalis Hendel. Con ruồi cái có kim đẻ trứng dài, chọc thủng qua lớp vỏ của quả ổi, đưa trứng vào bên trong vùng tiếp giáp giữa vỏ và thịt. Các ổ trứng này sẽ nở thành dòi gây hại quả quả, tạo điều kiện cho mầm bệnh, nấm độc phát sinh.
– Ngoài phương pháp bao trái, bà con sử dụng bẫy bả bằng methy; eugenol để tiêu diệt ruồi.
7.2. Rệp dính, rệp sáp phấn
– Chúng bám trên mặt lá để chích hút các chất dinh dưỡng từ lá, cành, quả khiến lá bị vàng khô rụng, quả khô, sần sùi, hỏng quả, năng suất giảm. Rệp thường gây bệnh và lan nhanh vào mùa nắng nên bà con cần theo dõi kỹ.
– Khi phát hiện thì sử dụng thuốc supracide 25EC, nồng độ 0,15%; Bian 40EC, nồng độ 0,5% để phun trực tiếp.
7.3. Bọ xít muỗi
– Là loại côn trùng gây hại có tốc độ phát triển rất nhanh, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Chúng tập trung ở nơi ẩm thấp, cây sinh trưởng và phát triển tốt để chích hút chồi non khiến cho lá bị xoăn, khô héo, có các vệt thâm đen.
– Sử dụng thuốc đặc trị bọ xít muỗi khi phát hiện.
– Một số bệnh hại có tính chất phức tạp khác như: bệnh héo khô, bệnh thán thư, bệnh loét thân, bệnh sương mai… Bà con cần phát hiện sớm để có biện pháp phòng trừ, tránh lây lan khắp vườn.
8. Thu hái và bảo quản ổi không hạt
– Các giống ổi không hạt đều cho thu hoạch sớm, sau 1 năm có thể cho thu hoạch lứa ổi đầu tiên, nếu bà con biết cách xử lý đọt non bằng cách bấm đọt xử lý hoa thì ổi sẽ cho quả theo dự tính ban đầu. Thời gian thu hái quả thường từ tháng 10 đến tháng 2 dương lịch.
Thu hái quả giữ nguyên bao quả
– Bà con nên thu quả vào sáng sớm sử dụng dụng cụ kéo cắt quả để cắt, để lại bao quả để tránh làm xây sát, thâm, dập quả, khiến mẫu mã bị giảm xuống.
– Ổi sau khi thu hái có thể để được 7-10 ngày với điều kiện nhiệt độ bình thường.
Ổi không hạt với tỉ lệ sử dụng lên đến 98% đang được thị trường trong và ngoài nước ưu ái sử dụng. Hi vọng những thông tin về kỹ thuật trồng ổi không hạt trên sẽ hữu ích cho các nhà vườn.