Cây chay là cây trồng khá phổ biến đối với người nông dân Việt Nam, bởi đặc tính khí hậu nhiệt đới mà được thiên nhiên ban tặng cho nhiều loại trái cây đặc hữu, trong đó có cây chay.
Hiện nay, trên các khu vườn nhà tại các hộ gia đình đang được cây chay để làm cây ăn quả và sử dụng làm thuốc được một số hộ gia đình tìm hiểu để mua giống chay về trồng.
1. Chuẩn bị giống trồng cây chay
– Hiện nay, việc nhân giống cây chay được thực hiện bằng nhiều phương pháp ghép cành, chiết cành và vẫn phổ biến nhất là nhân giống bằng hạt, ươm thành cây con.
– Hạt giống được lựa chọn phải đảm bảo, hạt to đều, hạt phải đảm bảo không được lấy từ quả sâu bệnh, như vậy sẽ giúp sau này cây chay phát triển tốt.
Chọn giống chay được nhân giống từ hạt
2. Thời vụ trồng cây chay
– Cây chay là cây trồng nhiệt đới, chính vì vậy nếu có thể chủ động được nước tưới thì có thể trồng chay quanh năm được. Nhưng thích hợp nhất vẫn nên trồng vào mùa mưa, cây chủ động hấp thụ được nước nhanh bén rễ và đỡ được công chăm sóc
3. Tiến hành làm đất và đào hố trồng cây chay
– Cây chay là cây trồng dễ chăm sóc, nhưng lại là cây rất kén đất. Đất trồng cây chay nên là loại đất feralit hoặc đất sung tích có tầng đất sâu, và dày, nhiều mùn, đồng thời cần phải thoát nước tốt.
– Hố trồng cây nên được đào trước đó 1 tháng. Kích thước hố tối thiểu là 40x40x40cm và khoảng cách giữa các hố với nhau khoảng từ 7m trở lên.
– Sau khi đào xong bạn cần bón lót cho mỗi hố một lượng phân bón NPK cộng với phân Lân và vôi bột khử trùng. Trộn với đất và ủ trong 1 tháng trước khi đem cây ra trồng để tránh cây bị sốc phân và ít bị nhiễm sâu bệnh từ đất
4. Kỹ thuật trồng cây chay cho năng suất cao
– Cây chay nên trồng những nơi thoáng, có diện tích rộng để bộ tán cây phát triển.
– Khi trồng bạn nên trồng vào thời tiết mát mẻ hoặc trồng vào sáng sớm hay chiều mát, như vậy cây đỡ bị héo sau khi trồng.
– Khi trồng bóc túi nilon ra và đặt bầu đất vào chính giữa hố. Chỉnh hướng đứng thẳng và lấp đất đều quanh gốc cây. Dùng tay lèn chặt và có thể cắm thêm cọc để giữ hướng đứng thẳng. Trồng xong tưới nước ngay cho cây để cung cấp độ ẩm và giữ ẩm trong suốt quá trình đầu mới trồng.
5. Kỹ thuật chăm sóc cây chay cho ra sai quả
5.1. Chăm sóc cây chay định kỳ
– Nhu cầu nước tưới: Cây chay vốn có nhu cầu nước tưới tương đối cao. Nhất là tỏng thời kì mùa hè nắng nóng. Bạn tiến hành tăng lượng nước tưới trong mùa khô hanh, lúc cây sắp ra hoa và lúc đang ra quả. Chú ý mùa mưa cần xới xáo đất để thoát nước cho cây, tránh đất bị ngập úng khiến cây bị thối rễ.
– Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
5.2. Phòng trừ sâu bệnh hại trường gặp cây chay
– Cây chay được xem là khá khỏe mạnh nên ít bị sâu bệnh hại. Những loại bệnh hại cây điển hình là loại sâu đục quả và bệnh thối rễ. Cần chăm sóc thường xuyên để giúp phát hiện kịp thời những dấu hiệu bị bệnh từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
– Nếu bị sâu bệnh bạn có thể phun một số loại thuốc bảo vệ thực vật theo liều lượng đã quy định. Nếu như cây có biểu hiện thối rễ cần xới xáo đất trước đó để nước không bị ngập úng gây thối rễ.