Cây đinh lăng từ khi trồng đến khi thu hoạch lá và thân khoảng 2 – 3 năm. Hiện nay, đinh lăng được thu mua với giá 45.000 đồng/kg cây giống và 30.000 đồng/kg gồm thân và lá. Riêng phần củ từ 3 năm trở lên mới cho thu hoạch có giá lên đến 200.000 đồng/kg. Tổng thu nhập từ mô hình trồng đinh lăng cao hơn gấp 10 lần các cây rau màu khác.
Mô hình trồng cây đinh lăng năng suất cao
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đinh lăng năng suất cao
1. Kỹ thuật chọn giống cây đinh lăng để tạo năng suất cao
– Để có được vườn đinh lăng hiệu quả cao, khâu chọn giống đinh lăng là một trong những công đoạn quan trọng nhất, quyết định năng suất cây trồng. Do vậy, lựa chọn đúng giống đinh lăng sẽ giúp thu lại giá trị cao hơn. Có 2 loại đinh lăng là: đinh lăng tẻ và đinh lăng nếp.
+ Đinh lăng tẻ: Là giống có vỏ sần, lá to và duỗi thẳng, củ nhỏ, ít rễ. Vỏ bì củ đinh lăng tẻ khá mỏng và cứng nên không cho giá trị kinh tế cao.
Giống cây đinh lăng nếp
+ Đinh lăng nếp: Là giống có lả nhỏ và xoăn. Củ to, nhiều rễ và vỏ nhẵn trái ngược hẳn với đặc điểm của cây đinh lăng tẻ. Ngoài ra, phần vỏ bì của củ cũng dầy hơn, mềm hơn nên cho chất lượng và năng suất cao hơn.
– Khi trồng cây đinh lăng, nên lựa chọn giống đinh lăng nếp sẽ đem lại năng suất cao và giá trị kinh tế hơn so với giống đinh lăng tẻ.
2. Thời vụ trồng cây đinh năng cho năng suất cao
– Có thể trồng cây đinh lăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để giản công chăm sóc thì tiến hành trồng vào đầu mùa mưa trong khoảng từ tháng 4 – 5 dương lịch.
– Trước khi trồng cây đinh lăng khoảng 4 – 5 tháng, cần tiến hành ươm cây giống để cây ra rễ tốt rồi mới đem trồng. Như vậy sẽ giảm tỉ lệ chết cây khi trồng.
3. Chọn vùng trồng và kỹ thuật làm đất trồng cây đinh lăng
* Chọn vùng trồng cây đinh lăng
– Đinh lăng là cây dễ trồng, không kén đất, có thể sinh trưởng và thích nghi tốt với mọi loại đất, chỉ cần đảm bảo cây không bị úng ngập, đất thoáng là được.
– Đối với vùng đồi núi hoặc khu đất cao, có thể đào hố trồng đinh lăng trực tiếp. Còn ở những khu vực trũng hoặc đất bằng phẳng, thì cần xới đất, lên luống hoặc tạo những mô đất cao để trồng cây, giúp đinh lăng không bị ngập úng nếu trời mưa và cũng dễ dàng chăm sóc, thu hoạch hơn.
Vùng dược liệu trồng đinh lăng
* Kỹ thuật làm đất trồng đinh lăng
– Cần tiến hành làm đất trước khi trồng ít nhất 15 ngày, đảm bảo đất được phơi ải diệt phòng các sâu bệnh gây hại cho cây trồng.
– Đất được làm kỹ, dọn sạch cỏ dại, đảm bảo tơi xốp đồng đều. Lên luống cao khoảng 25 – 35 cm và rộng 50 cm trồng 1 hàng.
– Trường hợp trồng đất đồi, dễ thoát nước thì đào hố có kích thước 40 x 40 x 40 cm, khoảng cách hố là 50 cm.
– Bón lót trước khi trồng đinh lăng: 10 – 15 tấn phân chuồng hoai mục + 400 – 500 phân NPK chuyên dùng bón lót. Nên bón phân kết hợp trong quá trình làm đất. Nếu đào hố thì bón dưới đáy hố.
Kỹ thuật làm đất trồng cây đinh lăng
4. Kỹ thuật trồng cây đinh lăng năng suất cao
– Sau khi chuẩn bị xong đất trồng và lựa chọn được các bầu cây đinh lăng giống đạt tiêu chuẩn cây giống, dùng dao rạch lớp nilon bầu đất. Thao tác cần phải nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu đất hoặc đứt rễ cây. Đặt cây con vào chính giữa hố đã được đào sẵn sao cho bề mặt bầu đất ngang bề mặt luống, rồi lấp đất vào phần gốc tạo thành mô cao có độ dốc, tránh tình trạng ngập úng nước.
– Sau khi trồng xong, tiến hành tưới nước để cây con bén rễ sớm. Nên trồng đinh lăng vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những hôm thời tiết nắng nóng hoặc mưa to. Nếu thời tiết nóng bức, bà con có thể lấy cỏ khô, rơm rạ, bèo tây để ủ gốc cây, giảm tình trạng bay hơi nước, tránh làm cây con bị khô héo.
5. Kỹ thuật chăm sóc cây đinh lăng để đạt năng suất cao
* Kỹ thuật tưới nước cho cây đinh lăng
– Trong 6 tháng đầu tiên sau khi trồng, cần tưới nước cho cây thường xuyên. Do bộ rễ chưa phát triển và hoàn thiện, nên cây chưa thể hút được nhiều nước trong đất. Mỗi lần tưới không nên tưới quá đẫm, tránh làm cây bị ngập úng, chỉ cần tưới cho đất đủ ẩm.
– Tùy theo thời tiết để điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp, nếu thời tiết nắng nóng kéo dài, cần tưới nhiều nước hơn, tránh tình trạng cây thiếu nước, dẫn đến rụng lá và khô héo. Duy trì mỗi tuần tưới nước 1 lần trong 6 tháng đầu cây sẽ phát triển tốt nhất.
Kỹ thuật tưới nước cho cây đinh lăng
* Làm sạch cỏ dại:
– Tiến hành làm sạch cỏ dại định kỳ, có thể 2 – 3 tháng làm cỏ 1 lần. Đảm bảo ruộng trồng sạch cỏ dại để giảm khả năng cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Đồng thời hạn chế sâu bệnh hại chú ẩn trong cỏ dại gây hại cho cây trồng chính.
* Kỹ thuật bón phân cho cây đinh lăng đạt năng suất cao
– Bón lót trước khi trồng đinh lăng: 10 – 15 tấn phân chuồng hoai mục + 400 – 500 phân NPK chuyên dùng bón lót. Nên bón phân kết hợp trong quá trình làm đất. Nếu đào hố thì bón dưới đáy hố.
– Bón thúc: Năm thứ 1 bón từ 2 – 3 lần, mỗi lần bón với ượng 80 kg/ha phân đạm ure. Sang cuối năm thứ 2, thực hiện bón thúc thêm 1 lần nữa. Lần bón thúc này kết hợp cắt tỉa cành để cây nhanh chóng mọc cành và lá mới. Đồng thời bón bổ sung thêm 10 tấn phân chuồng mỗi năm/ha giúp tăng độ tơi xốp cho đất.
* Kỹ thuật cắt tỉa trong quá trình cây đinh lăng phát triển
– Tiến hành hãm ngọn lần 1 khi cây đạt chiều cao từ 60-80cm (sẽ rơi vào khoảng 6-9 tháng từ khi trồng cây). Sử dụng bộ dụng cụ cắt ghép cành chuyên dụng tránh làm tổn thương cây, cắt phần ngọn và để lại phần thân cao khoảng 20-25cm.
Kỹ thuật cắt tỉa cho cây đinh lăng
– Sang cuối năm thứ 2, trước đợt bón thúc cần tiến hành hãm ngọn lần 2 và nuôi lại 2-3 chồi non mọc lại. Lưu ý: phần thân được cắt ra sau mỗi lần hãm ngọn, có thể sử dụng để nhân giống đinh lăng hoặc bán cho các cơ sở cung cấp cây giống.
* Kỹ thuật ươm và nhân giống cây đinh lăng bằng hom
– Sử dụng bộ dụng cụ cắt tỉa cành chuyên dụng để cắt 2 đầu của cành giâm hom sao cho mỗi đoạn có kích thước khoảng 15-20 cm và 3-4 mắt lá. Lưu ý không làm dập 2 đầu của hom giâm, tránh làm hỏng cành ươm.
– Phần phía dưới của cành hom cần tỉa sạch lá, đầu còn lại cũng cần cắt bỏ bớt lá và chỉ giữ lại 1/3. Phần dưới sau khi tỉa trụi lá, cắt vát chéo, đảm bảo cho vết cắt gọn gàng và không bị dập nát. Rồi nhúng ngày phần dưới hom vào dung dịch benlat với liều lượng 150-200mg/lít nước, giúp kích thích hom ra rễ và phòng trừ nấm bệnh.
– Cắm hom vào bầu đất giâm và để ở nơi thoáng mát, có ánh sáng kèm theo tưới nước thường xuyên, đảm bảo bầu đất luôn ẩm.
Ươm giống cây đinh lăng
6. Môt số lưu ý phòng trừ sâu bệnh hại cây đinh lăng
– Đối với cây hom trong vườn ươm, cần che bạt, che lưới hạn chế tiếp súp trực tiếp với nước mưa gây úng, chết cây. Tiến hành phun định kỳ các loại thuốc trị nấm như ridomil goid,…
– Một số sâu hại tấn công như rầy, ốc sên, sâu ăn lá…Để diệt trừ có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu hoạt tính nhẹ thuốc sinh học, phun định kỳ 2 – 3 tháng/lần hoặc rải thuốc trừ sâu quanh gốc.
7. Kỹ thuật thu hoạch cây đinh lăng
* Thu hoạch lá đinh lăng: Cây đinh lăng sau trồng từ 4 – 5 tháng có thể tiến hành cắt tỉa thu hoạch lá theo sự sinh trưởng phát triển của cây. Lá đinh lăng sau khi thu hoạch tiến hành sấy hoặc xao khô (không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời sẽ mất tác dụng làm thuốc).
* Thu hoạch thân đinh lăng: Phần thân sau khi hãm ngọn hoặc sau khi thu hoạch có thể tái sử dụng để giâm thành các cây đinh lăng mới hoặc bán cho các vườn ươm.
Thu hoạch củ cây đinh lăng
* Thu hoạch củ đinh lăng:
– Sau 3 năm kể từ khi trồng, có thể tiến hành thu hoạch củ đinh lăng. Một trong những mẹo nhỏ trong cách trồng đinh lăng lấy củ cho giá trị kinh tế cao là có thể để củ lên đến 5-7 năm mới thu hoạch, củ sẽ to hơn, chứa nhiều hoạt chất quý hơn.
– Sau khi đào củ tươi, cần rửa sạch, cắt bỏ rễ nhỏ, để lại các rễ lớn. Củ có thể sử dụng máy thái thuốc bắc để thái lát mỏng rồi cho vào máy sấy nông sản sấy khô, bảo quản lâu hơn hoặc bán củ tươi, tùy theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Vùng dược liệu trồng cây đinh lăng