Cùng với sự phát triển đàn bò sữa, bò thịt và trâu thịt chất lượng cao thì nhu cầu nguồn thức ăn thô xanh, thiếu quỹ đất trồng cỏ, thảo nguyên tự nhiên đang là vấn đề lo ngại ở nước ta hiện nay. Với điều kiện thiếu nguồn thức ăn bổ sung thì trồng ngô sinh khối sẽ đáp ứng được các nhu cầu đang thiếu hụt hiện nay cho các trang trại chăn nuôi. Hiện nay nhiều địa phương đã mạnh dạn đưa ngô sinh khối vào canh tác và thu lợi nhuận cao so với trồng các loại ngô bình thường và đảm bảo được nguồn lương thực dự trữ quanh năm cho đàn gia súc.
Trồng ngô sinh khối không còn quá xa lạ đối với các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, kinh nghiệm sản xuất ngô sinh khối cho thấy, để phát triển, năng suất cao đòi hỏi cao về giống và kỹ thuật trồng cây ngô sinh khối quyết định đến năng suất. Giúp bà con có thêm kiến thức trồng ngô sinh khối cho năng suất lợi nhuận cao và đảm bảo được đủ lượng cung cấp thức ăn cho gia súc. Qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc ruộng ngô sinh khối.
1. Đặc điểm ngô sinh khối
– Ngô sinh khối là loại cây trồng lương thực ngắn ngày, cây phát triển nhanh, khỏe mạnh trong môi trường nhiệt độ ấm.
– Ngô sinh khối có đặc điểm thân to, bộ rễ chân kiềng phát triển, có khả năng chống đổ. Cây được trồng lấy thân, lá, bắp non làm thức ăn thô xanh cho gia súc. Thời gian sinh trưởng của ngô sinh khối ngắn hơn ngô lấy hạt, từ khi trồng đến khi thu hoạch 60-70 ngày. Năng suất của ngô sinh khối đạt trung bình từ 45-60 tấn/ha.
Trồng ngô sinh khối thu mua cây tại ruộng
2. Thời vụ và chuẩn bị đất trồng ngô sinh khối
2.1. Thời vụ trồng ngô sinh khối
– Ngô sinh khối là cây trồng lấy toàn bộ cây, vì vậy cây có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên để cây đạt được năng suất cao và khả năng cây thích nghi tốt nhất là vào mùa hè thu.
– Tùy vào thời tiết thay đổi từng vùng mà có vụ trồng khác nhau. Bà con nên cần chú ý đến lịch trồng ngô ở địa phương mình.
2.2. Chuẩn bị đất trồng
– Cây ngô sinh khối là loại cây dễ trồng và có khả năng thích nghi trồng được với mọi loại đất khác nhau. Tuy nhiên đất trồng ngô cần phải là đất tơi xốp, dễ thoát nước.
Cày, bừa đất trồng ngô sinh khối
– Kỹ thuật làm đất bà con cần làm đất kỹ, cày bừa và phơi ải cho đất. Làm đất cày, bừa nên sâu 20-25 cm và phay nhỏ đất để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, giúp cây ngô giảm khả năng chống đổ.
– Cây ngô là cây trồng không chịu được khả năng ngập úng, nên bà con cần lưu ý làm rãnh thoát nước tốt và lên luống cao vào mùa mưa.
3. Ươm giống và gieo trồng ngô sinh khối
3.1. Chọn giống ngô sinh khối
– Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại giống ngô sinh khối cho năng suất cao trung bình đạt 50 tấn/ha, khả năng chống chịu bệnh tốt. Bà con có thể đến các cửa hàng bán giống uy tín tại địa phương để chọn mua giống.
– Một số loại giống ngô sinh khối cho năng suất cao như: giống ngô LCH9, giống ngô lai đơn như NK66, NK7328,…
3.2. Ươm giống ngô sinh khối
– Trước khi gieo hạt bà con cần xử lý hạt giống ngô trước, ngâm hạt giống ngô trong nước lạnh 2-3 giờ. Vớt ra để dáo nước sau đó ủ hạt giống vào khăn ấm 20-24 giờ để cho tỷ lệ nảy mầm cao và đem ra gieo trồng như các loại giống ngô thường khác.
3.3. Kỹ thuật gieo hạt giống ngô
– Trước khi gieo hạt giống ngô bà con cần làm rãnh sâu 2-3 cm, bón phân bón lót vào rãnh và lấp qua lớp đất mỏng lên trên phân, luống ngô gieo phải đảm bảo được đủ độ ẩm khi gieo. Khi gieo hạt bà con gieo thẳng hàng đảm bảo hạt giống không được trạm xuống phân tránh hạt bị sót không nảy mầm được.
– Khoảng cách gieo trồng đảm bảo mật độ: hàng x hàng 57 x 60 cm, cây x cây 17 x 20 cm.
4. Chăm sóc cây ngô khối sinh cho năng suất cao
– Dặm cây: Sau khi trồng bà con cần thường xuyên kiểm tra đồng, khi cây lên mầm được 2-3 lá thật bà con nên tiến hành dặm cây ở những nơi bị mất khoảng bằng bầu ươm, để đảm bảo mật độ cho ruộng ngô.
– Tỉa định kỳ: Khi cây ngô có 3-5 lá và khi cây ổn định 6-7 lá.
– Tưới nước: Dựa vào điều kiện thời tiết cần có biện pháp tưới nước cung cấp cho cây ngô vào những thời điểm cây đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển.
– Xới xáo, vun gốc: Xới xáo để để đất luôn tơi xốp và giữ độ ẩm cho cây. Bà con thực hiện vun gốc cho cây để cây giữ cho cây không bị đổ ngã vào 2 thời kỳ là sau khi bón thúc lần 1 và vun gốc kết hợp với làm cỏ cho cây khi bón thúc cho cây lần 2.
Vun gốc kết hợp với làm cỏ cho ruộng ngô
– Bón phân cho cây: Để cây ngô đạt năng suất cao thì cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây. Bón phân cho cây ngô cần phải dựa vào mùa vụ trồng ngô, đất trồng, khả năng phát triển của bộ rễ, thân lá,…
+ Lượng phân bón cho 1 sào Trung Bộ trồng:
+ Cách bón: Bón thúc bón làm 3 đợt:
- Đợt 1: Lúc cây mọc được 3 – 5 lá thật, bón 1/3 lượng urê và 1/3 lượng kali, bón cách gốc 5 – 10cm, kết hợp vùn nhẹ.
- Đợt 2: Lúc cây mọc được 7 – 9 lá thật, bón 1/3 lượng urê và 1/3 lượng kali, bón cách gốc 10cm, kết hợp vùn cao gốc, chống đổ ngã.
- Đợt 3: Lúc cây mọc được 11 – 13 lá thật, bón 1/3 lượng urê và 1/3 lượng kali còn lại, bón cách gốc 5 – 10cm, kết hợp vùn nhẹ nếu thấy cần thiết.
5. Thu hoạch và bảo quản
Khi cây ngô đến giai đoạn đông sữa ở hạt ngô non thì bà con thu hoạch, lúc này hàm lượng các chất dinh dưỡng trong ngô cao mà năng suất chất xanh cũng cao. Sản phẩm thu hoạch lúc này cũng là thích hợp nhất để ủ chua.
Thu hoạch ruộng ngô sinh khối