Rau cần tây có mùi vị thơm ngọt, dễ ăn nên được các hộ gia đình ưa chuộng để chế biến các món ngon và có thể ép rau lấy nước uống rất tốt cho cơ thể giúp giải nhiệt, giảm suy nhược cơ thể, và có thể phòng và chữa được các bệnh lý như các bệnh về mỡ máu, tim mạch, đau họng và có công dụng giúp chị em làm đẹp.
Tuy nhiên giá cả rau cần cũng không rẻ như những loại rau thông thường khác, bởi rau cần chỉ trồng được nhiều vào mùa lạnh, còn trong điều kiện thời tiết nắng khó thì cần phải chăm sóc khá nhiều. Tuy nhiên để trồng được rau cần cũng không phải là khó. Bạn có thể tìm hiểu hướng dẫn trồng rau cần như sau:
1. Thời vụ và nhiệt độ thích hợp trồng rau cần tây
– Rau cần tây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên rau cần tây thường sinh trưởng tốt vào mùa lạnh với điều kiện thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thích hợp để rau cần sinh trưởng tốt là từ 15 – 20°C. Thời gian thích hợp để trồng rau cần tây là vào vụ đầu xuân và cuối hè, thích hợp trồng từ tháng 8-10, trồng ở thời điểm này cây sẽ phát triển mạnh hơn.
2. Chọn đất trồng cây cần tây
– Cây rau cần tây là loại cây trồng ở trên cạn, loại rau này chỉ phát triển tốt tại nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, thoáng mát và cũng cần có đủ ánh sáng nhẹ.
– Rau cần tây có thể sinh trưởng phát triển tốt trên các loại đất giàu chất dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm trong đất cao, đất có độ pH từ 5,8-6,8.
– Cây cần tây khó sống trên các loại đất phèn, đất nhiễm mạnh, đất bị ngập úng.
3. Kỹ thuật làm đất cho cây rau cần tây
– Trước khi gieo trồng cây rau cần tây cần phải làm đất kỹ, nên bón lót vôi bột, cày xới kỹ và làm sạch cỏ dại trên luống, phơi ải để loại bỏ các mầm bệnh có trong đất. Nếu trồng trực tiếp trên ruộng thì cần lên luống cân đối để chủ động tưới tiêu: mặt luống rộng 1,2-1,5m; cao 20-30cm.
4. Chọn hạt giống cần tây
Hạt giống cần tây được các đơn vị đóng trong các bao bì túi 2-3g/túi. Bạn có thể ra các cửa hàng bán hạt giống rau uy tín hoặc siêu thị mua về để gieo trồng.
Hạt giống rau cần tây
5. Kỹ thuật gieo trồng hạt giống rau
5.1. Ngâm và ủ hạt giống rau cần tây
– Ngâm hạt giống cần tây vào nước ấm với nhiệt độ khoảng 35-45oC trong khoảng thời gian 15-20 giờ, sau đó vớt hạt giống rau ra rửa sạch và ủ trong khăn ẩm khoảng 1 ngày ở nhiệt độ 25-30oC thì lấy ra.
– Sau đó kiểm tra, nếu hạt giống nứt và nảy mầm thì để hạt giống dáo nước rồi mang đi gieo trồng.
5.2. Gieo hạt rau cần tây
– Trước khi gieo hạt thì cần chú ý làm đất thật kỹ, tơi xốp. Đất phải được trộn với các loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng, tưới nước vào đất để tạo độ ẩm. Nên chọn thời điểm có thời tiết mát mẻ để gieo hạt.
– Rạch hàng đều nhau với độ sâu 1cm rồi gieo hạt giống thẳng theo hàng đã rạch, gieo mỗi hạt cách nhau 5cm. Sau đó lấp một lớp đất mỏng hoặc tro trấu lên bên trên rồi tưới nước bằng vòi phun hoặc hệ thống tưới nước nhỏ giọt là tốt nhất.
– Thời gian hạt rau cần tây nảy mầm trong khoảng từ 12-15 ngày sau khi trồng, trong khoảng thời gian hạt chuẩn bị nảy mầm cần che đậy tạo độ dâm mát cho cây để thúc đẩy hạt nảy mầm. Tưới nước cho luống rau thường xuyên 1-2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát.
Gieo hạt cần tây lên luống
Lưu ý khi hạt rau cần tây nảy mầm:
– Sau khoảng 12 – 14 ngày sau khi gieo, hạt rau cần tây sẽ nhú mầm nảy cây, lúc này mở lớp che đậy để cây có thể hấp thụ được ánh sáng. Tuy nhiên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Nhiệt độ thích hợp để rau cần nảy mầm thuận lợi là từ 15 – 20oC, nhiệt độ và độ ẩm mát mẻ.
– Lưu ý trong tuần thứ 2 – 4 sau khi gieo hạt, cây cao được 2 – 3 cm thì vun gốc để giữ cho rễ cây con bám đất tốt hơn. Thời điểm này cần bón một lượng phân super lân pha loãng với nước tưới cho cây mầm để phát triển bộ rễ.
– Sau khoảng 5 – 6 tuần sau khi gieo thì cây rau cần non lớn và cao khoảng 8cm với 4 – 6 lá non. Đây là thời điểm để bứng từng bầu cây ra trồng riêng vào thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn, hoặc trồng trực tiếp vào ruộng đất.
6. Tiến hành trồng cây con lên luống
– Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ bầu cây vùi kín xuống hố đất, đôn cho chặt gốc. Phủ rơm rạ, gỗ mùn, cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây, sau đó tưới nước để tạo độ ẩm cho cây.
– Nên trồng vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Trong vòng 2 – 3 ngày sau khi trồng cây con thì nên che phủ, tạo bóng râm để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào để cây con hồi sức.
7. Kỹ thuật chăm sóc cây cần tây
7.1. Tưới nước cho cây rau cần tây
– Rau cần tây là loại cây ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên cho cây rau, thiếu nước sẽ làm chậm quá trình tăng trưởng và khiến thân cây trở nên còi cọc.
– Vào màu khô thì tưới nước cho rau ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Không nên tưới nước cho cây rau vào mùa giữa chưa nắng. Tuy nhiên vào mùa mưa thì chỉ cần tưới nước ngày 1 lần và cần che phủ cho rau để tránh nước mưa làm dập nát rau và hư thối rau.
7.2. Bón phân cho cây rau cần tây
– Trồng rau cần tây ít sâu bệnh, chủ yếu cần tưới nước và bón phân định kỳ để cung cấp dinh dưỡng cho cây rau cần phát triển tốt. Trồng rau cần chủ yếu bón các loại phân hữu cơ, phân chuồng đã được ủ mục, các loại hỗn hợp phân ure, super lân và NPK.
– Sau khi trồng rau con 1 tuần thì nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học để giúp cây hồi sức và kích thích cây mọc rễ, cứng cáp hơn.
– Thời điểm mới trồng cây cầy tây con từ 15 – 20 ngày thì cần bón phân cho rau bằng cách pha một lượng phân lân và urê rồi tưới đều trên rau vào buổi chiều mát vào buổi sáng hôm sau cần tưới xả lại.
– Bón phân lần 2 cách lần 1 từ 20 – 25 ngày, pha lượng phân NPK hoặc phân DAP với nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát. Bón phân lần 3 và lần 4 với thời gian và liều lượng tương tự như lần 2.
– Trước khi thu hoạch cách 15 ngày bạn có thể phun thêm dung dịch Gibberellic Acid 90% (GA3) nguyên chất pha 1g GA3 với 10 – 20 lít nước phun toàn bộ cây sẽ giúp làm chậm quá trình già hóa của cây, giữ cho cây được tươi lâu, nhưng bạn cũng nên đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch của cây rau để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
7.3. Phòng trừ sâu bệnh hại ở cây rau cần tây
– Rau cần tây ít bị dịch bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên rau cần có thể bị tấn công bởi các loại sâu bọ ăn lá và ốc sên mà bạn cần chú ý:
– Các loại sâu xanh, sâu tơ, sâu đục đọt, sâu ăn lá, ốc sên… nếu phát hiện các loại sâu này thì bạn sử dụng một trong các loại thuốc để phun như Aztron, Biocin 16 WP, Dipel 6.4 WP,… Nên sử dụng luân phiên các thuốc trên để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao.
– Vào mùa khô nắng rau cần tây dễ bị rầy xám gây hại, để phòng trừ bệnh thì bạn dùng thuốc Bassa 50ND, Cyperan 25EC… phun kỹ trên toàn bộ cây.
– Vào mùa mưa thì rau cần tây dễ bị bệnh rỉ trắng gây dịch hại, để phòng bệnh này thì bạn cần chú ý lên liếp cao cho rau để thoát đất nước tốt. Khi phát hiện bệnh thì sử dụng các loại thuốc như Score 250 EC, Sherpa 20EC, Regent 80WG, Dithane 80WP, Sumicidin 10EC, thuốc sinh học NPV để phun cho rau.
– Ngoài ra, tùy điều kiện thời tiết, độ ẩm và quá trình chăm sóc mà cây cần tây cũng có khả năng bị bệnh thối hồng, thối đen và bạc lá, vấn đề này khắc phục bằng cách tăng cường chất dinh dưỡng cho đất với các loại phân hữu cơ sinh học, chú ý đến việc tưới nước và cắt tỉa bớt nếu cây mọc quá dày.
8. Thu hoạch rau cần tây
– Tính từ khi thời điểm gieo trồng đến khi thu hoạch là khoảng 100-140 ngày, thời gian thu hoạch và chất lượng rau phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và kỹ thuật chăm sóc cây rau cần tây.
Cần cao khoảng 30-45cm có thể thu hoạch
– Khi rau cần tây cao khoảng 30-45cm thì bạn cắt ngang gốc cách gốc cây 3cm. Sau khoảng 2 tuần thì cây sẽ tiếp tục nhú mầm non. Lúc này bạn pha lượng đạm, lân và urê với nước loãng rồi tưới cho rau để kích thích rau ra rễ và mau mọc lá mới.
– Nếu thu hoạch bằng cách nhổ cả cây để trồng rau mới thì sau thu hoạch cần làm lại đất thật kỹ, phơi ải 2-3 nắng và bổ sung các loại hỗn hợp vôi bột, phân hữu cơ vào đất trồng.