Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng Ri-6 cho năng suất cao

Cây sầu riêng Ri-6  được du nhập từ Thái Lan vào Việt Nam được trồng đầu tiên tại vùng đất Tân Quy, Biên Hòa. Sau đó được nhân giống và lan rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, chủ yếu là các tỉnh miền Nam. Giống sầu riêng Ri-6 trồng có năng suất cao hơn so với các giống sầu khác và giá thành cũng cáo hơn. Vậy để cho giống sầu cho năng suất cao thì quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng Ri-6 là rất quan trọng. Nhưng để trồng đúng kỹ thuật để cho sầu ra cho năng suất cao vị múi ngọt cơm vàng thì không dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn quy trình trồng giống sầu Ri-6 này.

1. Nguồn gốc của cây sầu riêng ri-6

– Giống sầu riêng Ri-6 được nhiều người biết đến vào năm 1999 từ hội thi Trái cây ngon Đồng Bằng Sông Cửu Long và đoạt giải nhất, được hộ gia đình ông Sáu Ri ở xã Bình Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đưa sầu vào tham ra cuộc thi.

– Giống sầu này là giống được nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam từ năm 1990 được ông Sáu Ri mua về trồng quanh khu vườn nhà mình.

– Từ năm 1999 đến nay giống sầu Ri-6 nay luôn được đoạt giải và đưuọc nhiều người ưa chuộng giống Sầu này hơn và được nhiều người khắp cả nước mua giống sầu về trồng, do đó nguồn cung cấp giống hiện nay đã trở nên dễ dàng hơn.

2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây sầu riêng Ri-6

– Giống sầu Ri-6 này là loại cây trồng rất khỏe mạnh sinh trưởng phát triển ở nhiệt độ thích hợp từ 18-32 độ C, nó có thể thích nghi với nhiều khu vực trên khắp cả nước.

– Giống sầu riêng Ri-6 phát triển tốt nhất nên trồng ở khu vực có lượng mưa từ 1500 mm trở lên.

– Giống sầu này cho ra hoa đậu quả sau 3 năm trồng, trọng lượng trung bình tuwfe 2-2,5kg/quả, qủa được bố trí đều trên cây, có hình bầu dục và có vỏ màu xanh dày.

Sầu riêng có quả nặng từ 2-2,5kg, múi vàng hạt lép

Sầu riêng có quả nặng từ 2-2,5kg, múi vàng hạt lép

3. Tiêu chuẩn chọn giống sầu Ri-6

– Để có được năng suất từ cây sầu thì công việc chọn giống cây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định năng suất.

– Giống sầu Ri-6 thường được nhân giống theo 2 phương pháp ghép mắt và ghép cành.

Giống sầu riêng có 2 phương pháp nhân giống

Giống sầu riêng có 2 phương pháp nhân giống

– Nên chọn những giống kháng bệnh thối gốc rễ làm gốc ghép để đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc nhân giống trồng trên quy mô lớn.

– Chọn cây giống mẹ lấy cành ghép có các đặc điểm năng suất cao và ổn định, không có xu hướng ra trái quá sức, trái cỡ vừa, phẩm chất ngon, thích nghi với khí hậu địa phương, có khả năng kháng bệnh…

4. Thời vụ và mật độ trồng cây sầu Ri-6

– Thời vụ trồng: Sầu Ri-6 có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp trồng nhất là vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch.

– Giống sầu riêng Ri-6 là loại cây có phần tán lá rộng. Để vườn thông thoáng, cây khỏe mạnh, ít bị bệnh thối trái thì bạn nên trồng thưa khoảng cách giữa các cây ra

– Mật độ trồng: Tùy thuộc vào chủng giống và độ phì nhiêu của đất mà khoảng cách trồng khác nhau đối với cây.

+ Đối với đất có độ phì nhiêu cao thì khoảng cách trồng là 8m – 8m (156 cây/ha)

+ Đối với đất có độ phì thấp trồng với khoảng cách 7m x 7m (200 cây/ha), hay 7m x 8m (178 cây/ha).

5. Làm đất và đào hố trồng sầu riêng Ri-6

– Hố thích hợp để sầu riêng Ri6 sinh trưởng và phát triển tốt có kích thước khoảng 60cm x 60cm x 60cm.

– Khi đào nên chia riêng phần đất trên mặt và phần đất dưới. Để cây phát triển tốt nhất, cần tiến hành bón lót cho hố đào.

– Bón lót mỗi hố 10-15 kg phân chuồng đã ủ hoai, 200-300 g Super lân, trộn đều với đất mặt xung quanh, ngoài ra để nâng cao độ pH và phòng trừ mối, kiến hay tuyến trùng nên trộn thêm với 50 g Basudin 10H + Furadan và 0,5 kg vôi trộn đều với hỗn hợp đất mặt và phân lấp đầy hố.

6. Kỹ thuật trồng cây sầu Ri-6

Trước khi trồng 15 ngày, bạn trộn lớp đất và phân bón đều đặn rồi lấp hố lại. Đặt cây vào hố trồng, lấp kín mặt bầu, nén chặt rồi vun mu rùa xung quanh gốc cây chống đọng nước. Sau đó, bạn phủ cỏ rác xung quanh gốc để giữ ẩm cho cây.

7. Cách chăm sóc cây sầu riêng cho năng suất cao

– Cây sầu riêng Ri-6 này ưa nóng ẩm hơn hanh khô, nên khi mới trồng cần che bón và tưới nước thường xuyên để cây khỏe mạnh hơn và nhanh cho ra trái, nhưng cũng tuyệt đối không để cây bị ngập úng.

– Bón phân định kỳ: Trong năm chia thành 4 đợt để bón phân

+ Bón phân sau thu hoạch

+ Bón phân trước khi ra hoa

+ Bón phân giai đoạn trái non

+ Bón phân trước khi thu hoạch

  Bên cạnh đó, giai đoạn cây con nên bón 5 đến 10 kg phân hữu cơ một năm, kết hợp với phân vô cơ có tỷ lệ đạm cao và tăng dần ở những năm đầu thu hoạch trái.

8. Kỹ thuật tỉa cành tạo tán

– Trong giai đoạn đầu, bạn nên tỉa bỏ hết những cành mọc sát mặt đất thấp hơn 1m, loại bỏ những cành nhỏ yếu mọc ra từ cành lớn. Bạn chỉ để một ngọn, cành mọc từ gốc ghép, cành mọc đứng.

– Giữa các cành chi để tạo tán, bạn để khoảng cách 10cm khi cây còn nhỏ, 30cm khi cây lớn. Bạn cũng nên để lại và chăm sóc những cành mọc ngang, cành phân bố đều các hướng, khỏe mạnh.

9. Kỹ thuật tỉa hoa, trái non

– Để trái sầu riêng có chất lượng tốt nhất, khi cây ra trái non, bạn cần tỉa bớt hoa và loại bỏ những trái mọc dày, sâu bệnh.

Kỹ thuật tỉa hoa, quả non trên cây sầu cho năng suất cao

Kỹ thuật tỉa hoa, quả non trên cây sầu cho năng suất cao

– Bạn cũng có thể xử lý cho cây ra hoa, trái sớm hơn chính vụ để đạt doanh thu tốt nhất. Cách làm là tạo khô hạn, bón lân với hàm lượng cao và phun xịt Cultar (nồng độ 750 – 1500 ppm) để hạn chế sinh trưởng thân lá.

– Bạn cũng có thể sử dụng hòa 40-60g Paclobutrazol 20% WP trong 8 lit nước. Khi đọt non ra lần thứ 2 có màu lụa chuyển xanh thì xử lý. Phun ướt đều 2 mặt là. Cần kết hợp rút cạn nước trong mương và phủ nilon che gốc để tạo khô hạn 7 – 14 ngày. Giúp kích thích ra hoa đồng loạt hoặc ra trái vụ.

10. Phòng trừ sâu bệnh hại cây sầu riêng Ri-6

– Sâu: không gây thiệt hại nghiêm trọng. Một số bọ trĩ hại lá, rệp sáp hút nhựa, mọt đục thân và cành khung, trên quả có nhện đỏ. Thiệt hại thường nhẹ. Phòng trị không mấy khó khăn, nhưng phải phát hiện sớm, thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu hại sớm.

– Bệnh: bệnh nguy hiểm nhất cần cảnh giác là bệnh thối rễ do nấm Phytophtora gây ra. Cây trồng trên đất nặng khó thoát nước, trên đất pH cao hay bị bệnh nhất. Đã có nhiều tìm tòi về các phương pháp phòng trị vì bệnh này gây hại lớn, làm chết cả cây và từng mảng vườn.

– Cách trị triệt để: tìm các gốc ghép chống bệnh, nhưng đến nay chưa có kết quả cụ thể. Có gốc ghép chống chịu được nhưng tiếp hợp khó khăn; có gốc ghép tiếp hợp dễ nhưng chống bệnh yếu.