Nhiều người trong chúng ta thường chồng cây cảnh theo sở thích mà quên mất việc tìm hiểu nó có ảnh hưởng gì cho sức khỏe, đặc biệt nhà có trẻ nhỏ thì nên tránh
1. Hoa anh thảo
Các phần độc hại nhất của cây hoa anh thảo là hạt và rễ của cây, nhựa tươi của cây có thể gây kích ứng hay viêm da. Các gia đình có trẻ nhỏ cần phải cẩn thận để tránh cho bé không ngắt hoa anh thảo cho vào miệng.
2. Hoa loa kèn đỏ (huệ tây)
Củ của cây chứa các alkaloid Lycorine – chất độc hại. Nếu không may ăn vào, nó có thể gây nôn mửa, buồn nôn hoặc tiêu chảy.
Trường hợp nhựa lá cây chạm vào có thể gây mủ, tuyệt đối không cho chạm vào mắt.
3. Cây vạn niên thanh
Có độc tính, gây kích ứng cho trẻ em và vật nuôi. Nhựa cây có độc tính, có thể gây mẩn ngứa, nhai lá có thể gây viêm, rộp vùng miệng, lưỡi, họng… Nếu nhai lá, sẽ gây cảm giác nóng rát, nổi mẩn, chảy nước dãi, một số ít trường hợp có phù nề nhưng hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng, sẽ khỏi khi dùng thuốc giảm đau.
4. Phong lữ thảo
Cây phong lữ thảo có một chất khử trùng tuyệt vời, giúp giảm stress và căng thẳng, làm giảm đau, đặc biệt là đau thắt ngực và viêm tai giữa. Tuy nhiên mùi của hoa phong lữ thảo có thể kích động bệnh hen suyễn nặng hơn và gây ra phản ứng dị ứng.
Phong lữ cũng cần tránh đối với phụ nữ có thai, những người có lượng đường trong máu thấp, trẻ nhỏ.
6. Xương rồng
Cây xương rồng không độc hại hay nguy hiểm mà lý do không tốt với trẻ em nằm ở những chiếc gai nhọn, nếu không may trẻ chạm phải sẽ gây tổn thương cho bé, vì vậy để tránh ảnh hưởng xấu tốt nhất không nên trồng cây xương rồng trong nhà.
Tuy nhiên, một số loài cây xương rồng, ví dụ Trihotsereus chứa chất có thể gây tê liệt của hệ thống thần kinh trung ương, ảnh hưởng cũng tương tự như các tác động của thuốc LSD.
7. Euphorbia – Xương rồng kiểng
Tên khoa học là Euphorbia trigona. Nhựa cây Có thể gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt nếu ăn phải.
8. Cây lô hội – nha đam
Khi dùng nha đam tươi phải rất thận trọng vì nhựa của nó có thể tẩy các tế bào sừng hóa ở trên mặt da, nhưng với nhựa cô đặc nồng độ cao có thể làm cho bị bỏng da, bong tróc lớp da rất sâu, có người tới tận lớp biểu bì.
Nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.
Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn bị tiêu chảy. Phụ nữ mang thai có thể sảy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ đang cho con bú không nên dụng các sản phẩm từ nha đam. Ngoài ra, nha đam có thể gây đau bụng, chuột rút và tiêu chảy đối với trẻ dưới 12 tuổi.
Không chỉ vậy, tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu. Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.
Ngoài ra, người bị bệnh lý thận không nên dùng liều cao kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.
9. Hoa cẩm tú cầu
Tất cả các bộ phận của cây này đều có chứa một chất độc. Hoa cẩm tú cầu bình thường chạm vào an toàn, nhưng nếu tình cờ chạm phải nhựa hoa cẩm tú cầu, nó sẽ gây đổ mồ hôi nhiều, làm trầm trọng thêm sự lưu thông máu, đau bụng dữ dội, ngứa, buồn nôn, và suy yếu cơ bắp. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
10. Trúc đào
Trúc đào là loài hoa có độc tính rất cao, rất nguy hiểm đối với hệ tim mạch. Chất độc này có mặt trong cây, lá, hoa, trái, hạt trúc đào. Triệu chứng xuất hiện sau khi ăn phải 10-15 phút sau ăn với biểu hiện buồn nôn ói dữ dội, lơ mơ, nhức đầu, mệt lả, tiêu chảy liên tục, loạn nhịp tim nghiêm trọng. Nếu không được cứu chữa kịp thời có thể trụy tim mạch, không đo được huyết áp dẫn tới tử vong. Ở nhiều nơi, cành lá và hạt trúc đào được giã nát để làm thuốc trừ sâu bệnh rất hiệu quả.