Để cây đào có được chiều cao như mong muốn, dáng thế đẹp, ra nhiều hoa lộc vào đúng dịp tết người trồng phải bỏ ra nhiều công sức chăm sóc. Làm thế nào để hãm chiều cao cây đào? Chất ức chế sinh trưởng cây trồng là gì? Có những chất ức chế nào sử dụng trên cây đào? Làm thế nào để giữ dáng thế cho cây đào? Sử dụng chất ức chế nào tốt nhất cho cây đào? Chất ức chế nào dùng trên cây đào không gây hại đến đất trồng?… Hàng loạt những câu hỏi liên quan đến chất ức chế sinh trưởng có thể dùng cho cây đào được bạn đọc quan tâm gửi về cho chúng tôi. Bài viết dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc các hoạt chất ức chế sinh trưởng đến cây đào giúp cây giữ được dáng thế đẹp trưng diện vào ngày tết.
Cây hoa đào khoe sắc và dáng trong những ngày xuân
1. Sử dụng chất ức chế sinh trưởng Chlormequat clorua, Cycocel CCC 98% cho cây đào
* Chất ức chế sinh trưởng Chlormequat clorua, Cycocel CCC 98% là gì?
– Chlormequat clorua, Cycocel CCC 98% là loại Hormon thực vật tự nhiên Chlorormequat Chloride, Cycocel CCC gọi tắt là CCC được xem là chất ức chế sinh trưởng, chất kháng GA (Gibberellic axit chất kích thích sinh trưởng) vì nó kìm hãm tổng hợp GA. Chất ức chế sinh trưởng Chlorormequat Chloride có tác dụng chính là ức chế sự giãn, phân chia của tế bào, ức chế sinh trưởng về chiều cao cây, giúp chiều cao cây ổn định, đồng đều, thân và nhánh cây cứng cáp hơn, hạn chế cây nhảy đọt thừa, tiêu tốn năng lượng.
* Độ an toàn của chất ức chế sinh trưởng CCC đối với cây đào
– Hiện nay, trên thị trường đang bán chất ức chế sinh trưởng CCC với hàm lượng % khác nhau và được sử dụng trên phổ rộng đối với các loại cây khác nhau như cây ăn quả, cây cảnh, cây hoa, cây bonsai,…
– Khi sử dụng CCC phun lên cây giúp cây ức chế sinh trưởng không ảnh hưởng đến sự phân hóa các mầm hoa, mà còn giúp kích thích cây ra hoa đồng loạt. Không gây tác hại đến đất trồng cũng như cây trồng nếu người trồng sử dụng đúng kỹ thuật và nồng độ khuyến cáo đối với cây trồng.
* Tác dụng của chất ức chế sinh trưởng CCC đối với cây trồng
– Sử dụng chất ức chế sinh trưởng CCC kiểm soát tốt sự sinh trưởng thân lá, điều chỉnh theo nhu cầu của người trồng, điều chỉnh chiều cao cây, đẻ nhánh, đâm đọt, được ứng dụng rộng rãi ở các nhà vườn nhằm hạn chế sự phát triển chiều cao cây, giúp cho việc tạo dáng nghệ thuật và giữ dáng cho cây được hiệu quả lên rất nhiều lần.
– Hoạt chất CCC là hoạt chất ức chế sinh trưởng dưỡng của cây như chiều cao thân, cành, lá,… chuyển sang sinh trưởng sinh thực tập chung dinh dưỡng cho cây kích thích ra hoa, đậu quả, cây ngưng phát triển về chiều cao, đặc biệt không gây hại cho cây trồng.
Dáng đào mini đẹp và lạ mắt
– Xử lý chất ức chế sinh trưởng C.C.C trên cây lấy củ có hiệu quả tối đa, khi cây đã sinh trưởng phát triển đạt ngưỡng, có thể điều chỉnh hạn chế sự kéo dài thời gian sinh trưởng thân và lá,…tập trung dinh dưỡng cho quá trình nuôi quả như (khoai tây, khoai mỳ, khoai lang, các cây lấy tinh bột,…) nâng cao phẩm chất và hàm lượng tinh bột cho nông sản.
– C.C.C xử lý trên 1 số loài hoa có tác dụng giảm chiều cao ngồng, ra nhiều nhánh, số lượng hoa ra nhiều hơn, tập chung dinh dưỡng nuôi hoa và quả.
* Tác dụng của chất ức chế sinh trưởng CCC đối với cây đào
– Để giữ được dáng, thế đào đẹp như thời điểm ban đầu uốn, người trồng đào cần có biện pháp cắt tỉa cành tạo tán cho cây liên tục trong suốt quá trình chăm sóc. Nhưng hiện nay đối với một số khu vực trồng đào lớn như Mê Linh Hà Nội người dân thường sử dụng chất ức chế sinh trưởng để phun cho cây đào giúp cây giữ được dáng thế đẹp.
– Cũng vì thế, CCC là sự lựa chọn hoàn hảo đối với việc ức chế sinh trưởng của cây đào. Nó giúp cây ức chế phát triển chiều cao cây, ngưng phát triển về thân, lá, cành,… giúp cây đào trông già và cổ hơn.
Sử dụng chất ức chế sinh trưởng trên cây hoa đào sự lựa chọn hoàn hảo
– Sử dụng CCC lên cây đào giúp cây kiểm soát tốt được dáng thế của cây đào, giúp cây không phân cành, nhánh trong quá trình chăm sóc thúc cây đào ra hoa. Ngoài ra, CCC còn giúp cho đào kích thích nảy mầm hoa, giúp hoa ra đồng đều, bông to và đúng theo mong muốn của người trồng đào, giúp cho tăng giá trị của cây đào hơn.
* Nồng độ sử dụng CCC đối với cây đào
– Hàm lượng xử lí từ 50ppm (1g-2g/20l) tùy giai đoạn cây đang phát triển và tuổi cây đào
– Nồng độ càng đậm đặc tác dụng làm giảm chiều cao cây và ức chế sinh trưởng càng lớn.
– Với tính năng ức chế sinh trưởng mạnh, nên khi cây đào được tạo dáng thành công, việc xử lí CCC đều, sẽ giúp cây cảnh giữ được dáng theo thời gian. Giúp cây trồng già và cổ hơn, lá nhỏ hơn, đẹp hơn.
2. Sử dụng chất ức chế sinh trưởng Uniconazole cho cây đào
* Chất ức chế sinh trưởng Uniconazole là gì?
– Uniconazole là một hóa chất thuộc nhóm triazole được sử dụng như một chất ức chế tăng trưởng thực vật. Nó thường được sử dụng trên cây lâu năm để duy trì kích thước, chiều cao cây, kích thích phân hóa mầm hoa, kích thích ra hoa trái vụ, tăng số bông, tăng tỷ lệ đậu trái.
* Độ an toàn của chất ức chế sinh trưởng Uniconazole
– Độc tính của Uniconazole: Kết quả nghiên cứu cho thấy Uniconazole được hấp thu nhanh sau khi ăn và chuyển hoá trãi rộng trong cơ thể sống. Không có sự tích tụ trong mô và chuyển hoá nhanh theo hệ bài tiết qua phân và nước tiểu. Nó ngộ độc cấp tính trung bình qua miệng và thấp qua da và hô hấp. Dị ứng nhẹ trên mắt, ko dị ứng da. Uniconazole 5% WP có tính độc cấp tính và độ độc cấp tính qua miệng rất thấp.
– Chính vì vậy, khi sử dụng Uniconazole trên cây trồng nói chung và cây đào nói riêng, không có tác động hại đến đất và cây trồng. Đảm bảo giữ độ an toàn, chất dinh dưỡng cung cấp cho đất và môi trường xung quanh.
– Uniconazole có thể được phun lên tán lá hoặc được tưới vào đất. Uniconazole được hấp thụ qua mạch gỗ và rễ cây nhờ cơ chế hút nước và khoáng chất và có hiệu quả nhanh chóng trong vòng 12 giờ.
* Tác dụng của Uniconazole lên cây trồng
– Uniconazole được sử dụng trong các loại cây trồng như gạo, lúa mì, tăng khả năng đẻ nhánh, kiểm soát chiều cao cây, tăng khả năng chống đỗ ngã của cây trồng.
– Uniconazole được sử dụng trong cây ăn quả, khống chế và kiểm soát chiều cao cây, giúp tạo tán cây được tốt hơn.
– Uniconazole được sử dụng trong cây cảnh, giúp cây nhỏ hơn, lá nhỏ hơn và “có vẻ” già hơn, giúp cây cảnh có hoa hình thành nhiều nụ và hoa hơn.
* Tác dụng của Uniconazole đối với cây đào
– Đối với cây đào Uniconazole giúp kìm hãm sự phát triển của thân, lá và cành nhánh của cây. Giúp cây ngăn chặn lộc non và nhánh mới phát triển. Đặc biệt Uniconazole giúp cây giữ thế dáng cách hoàn hảo, hạn chế được công chăm sóc cành nhánh của cây đào.
Hãm chiều cao cây, giữ dáng thế cho cây hoa đào nhờ sử dụng chật ức chế sinh trưởng
– Uniconazole còn có tác dụng kích thích các mầm hoa phát triển, cho hoa nở to, đều cánh và đẹp hơn giúp giá thành của cây cao hơn.
* Nồng độ sử dụng Uniconazole cho cây đào
– Để đảm bảo được hiệu quả cao khi sử dụng chất ức chế sinh trưởng Uniconazole người trồng cần phải sử dụng đúng nồng độ đã khuyến cáo đối với nhà sản xuất. Nồng độ sử dụng Uniconazole là 5-6g/10 lit nước tùy thuộc vào sự sinh trưởng của cây và độ tuổi của cây mà phun lên toàn bộ cây trồng.
3. Sử dụng chất ức chế sinh trưởng Paclobutrazole cho cây đào
* Chất ức chế sinh trưởng Paclobutrazol là gì?
– Chất ức chế sinh trưởng Paclobutrazole là một hoạt chất ức chế sinh trưởng có tác dụng phổ rộng lên toàn bộ cây trồng. Là chất lưu dẫn có thể được hút lên bằng rễ, đi xuyên qua lỗ thân hoặc cả tế bào chết. Hòa tan vào dịch mô gỗ. Paclobutrazol vận chuyển tốt trong cây.
* Độ an toàn của chất ức chế sinh trưởng của Paclobutrazol
– Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào được chỉ rõ về độ độc hại cụ thể của chất ức chế sinh trưởng Paclobutrazol. Tuy nhiên, đối với đất trồng nếu sử dụng chất ức chế sinh trưởng Pacloabutrazol trong thời gian dài sẽ khiến đất cằn cỗi, mất các chất dinh dưỡng. Cây trồng trở nên suy kiệt, già háo cây nhanh chóng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
* Tác dụng của Paclobutrazol đối với cây trồng
– Paclobutrazol ngăn cản quá trình sinh tổng hợp GA và làm chậm quá trình phân chia tế bào, làm giảm sự phát triển của tế bào ở thân cây, làm cho thực vật trở nên già cỗi hơn và làm gia tăng việc sản xuất hoa và nụ trái. Tăng sự phát triển của rễ, gây ra quả sớm và tăng hạt giống trong cây như cà chua và hạt tiêu. Paclobutrazol cũng đã được chứng minh là làm giảm sự nhạy cảm với sương giá ở thực vật.
+ Khống chế sự phát triển chiều cao cây, giúp cây đẻ nhánh khỏe và phòng tránh đổ ngã ở lúa, đậu phộng.
– Paclobutrazol cũng được sử dụng để làm giảm sự phát triển của chồi và đã được chứng minh là có tác dụng tích cực hơn đối với cây và cây bụi. Trong số đó được cải thiện khả năng chống chịu hạn hán, lá màu xanh đậm hơn, khả năng chống nấm và vi khuẩn cao hơn, và tăng cường sự phát triển của rễ.
– Sử lý Palobutrazol có hiệu quả tạo ra trái mùa nghịch, cho trái sớm, làm giảm hiện tượng ra trái không ổn định.
* Tác dụng của Paclobutrazol đối với cây đào
– Đối với những hộ gia đình trồng đào, không còn mấy xa lạ đối với chất ức chế sinh trưởng Paclobutrazol làm chậm quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cây đào, giúp cây chuyển sang sinh trưởng sinh thực của cây hiệu quả.
– Tác động của Paclobutrazol giúp cây đào kiểm soát cây ra chồi non, kích thích cho cây đào ra hoa đạt tỷ lệ cao, hoa đẹp, đều màu, giúp cho cây giữ được dáng thế cách tốt nhất.
Dáng đào đẹp và hoa to đều được khoe sắc ngày xuân
– Khi cây đào ra hoa chậm không đúng vào dịp tết người trồng thường sử dụng Paclobutrazol để phun lên cây đào giúp kích thích mầm hoa nở đúng dịp tết.
* Nồng độ sử dụng của Paclobutrazol đối với cây đào
– Để đạt hiệu quả tốt nhất nên sử dụng với nồng độ được khuyến cáo 40-60g Paclobutrazol 20%/10 lít nước để phun hoặc tưới với lượng 10 – 12g/mét đường kính tán cây. Thời gian ức chế của Paclobutrazol là 20 ngày sau khi phun.
Bên cạnh việc lựa chọn được sản phẩm thích hợp, sử dụng đúng theo nồng độ khuyến cáo thì để đạt được hiệu quả cao bên cạnh đó cần kết hợp các kỹ thuật, chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng hợp lý để có được những cây đào ra hoa đúng thời điểm, ra hoa nhiều có dáng đẹp, thế đẹp, mang lại giá trị cao nhất.
Chúc bạn đọc thành công!