Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Những tác dụng tuyệt vời của cây xấu hổ (trinh nữ) trong y học

1. Giới thiệu sơ lược về cây xấu hổ 

– Tên khác: Trinh nữ, Cây mắc cỡ, Cây thẹn.

– Tên khoa học: Mimosa pudica L., họ Trinh nữ (Mimosaceae).

– Mô tả: Cây nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi, loà xoà trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc. Lá kép lông chim chẵn, hai lần, cuống phụ xếp như hình chân vịt, khi dụng chạm nhẹ thì lá cụp xẹp lại, hoặc buổi tối cũng cụp lại. Lá chét nhỏ gồm 12 – 14 đôi. Hoa nhỏ, màu tím nhạt, tụ lại thành hình đầu. Quả giáp nhỏ, dài độ 2cm, rộng 2 – 3mm, tụ lại thành hình ngôi sao, có lông cứng, hạt nhỏ, dẹt dài độ 2mm, rộng 1 – 1,5mm.

– Mùa hoa: tháng 6 – 8.

– Cây xấu hổ mọc hoang nhiều nơi ở nước ta: ven đường, bờ ruộng, trên đồi.

– Bộ phận dùng: Cành lá, rễ.

– Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác.

– Thu hái: Mùa hạ, khi cây đang phát triển xanh tốt, cắt lấy phần trên mặt đất, phơi khô là được (chú ý tránh làm rụng lá).

2. Một số bài thuốc sử dụng cây xấu hổ

Cây xấu hổ (trinh nữ) có nhiều tác dụng quý trong đông y

Cây xấu hổ (trinh nữ) có nhiều tác dụng quý trong đông y

– Bộ phận dùng làm thuốc của cỏ trinh nữ là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.

– Dược liệu có vị ngọt, hơi se,tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, …

2.1. Sử dụng rễ cây xấu hổ làm thuốc

– Chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20 – 30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

Bài 1: rễ trinh nữ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.

Bài 2: rễ trinh nữ, cả cây xoan leo (tầm phỏng) mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ sả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Bài 3: rễ trinh nữ, thân cây ớt làn lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 4: rễ trinh nữ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

Bài 5: rễ trinh nữ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Bài 6: chữa khí hư: rễ trinh nữ tươi giã, ép lấy nước, làm ngọt rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.

2.2. Sử dụng cành lá cây xấu hổ làm thuốc

– Chữa suy nhược thần kinh, thần kinh, mất ngủ, trằn trọc: cành lá trinh nữ 15g, rửa sạch, cắt ngắn sao vàng, sắc uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh mỗi thứ 10g. Sắc uống.

– Chữa tăng huyết áp: cành lá trinh nữ, trắc bách diệp, hoa đại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt thảo quyết minh (sao), thân lá bạch hạc mỗi vị 8g, hà thủ ô đỏ, tang ký sinh mỗi vị 6g, địa long 4g. Sắc uống trong ngày. Có thể tán bột, rây mịn, luyện với hồ làm viên, uống mỗi ngày 20 – 30g.

Chú ý: theo y học cổ truyền, vỏ trinh nữ có tác dụng gây tê, mê liều cao. Phụ nữ có thai không được dùng.