Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Phân chuồng thuộc nhóm phân nào? 3 thông tin bà con cần nắm

Phân chuồng thuộc nhóm phân nào? Đây là chủ đề nóng bỏng được đông đảo bà con quan tâm trong thời gian gần đây. Muốn cây trồng sinh trưởng và đem lại năng suất tốt, trước tiên, bà con cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về nông nghiệp. Một trong số kiến thức bà con cần lưu ý đó chính là việc phân loại các nhóm phân để có cách sử dụng hợp lý. Trong bài ngày hôm nay, công ty Nông Nghiệp Nông Sản Sạch sẽ giới thiệu đến bà con những thông tin chi tiết về phân chuồng nhằm trả lời cho câu hỏi phân chuồng thuộc nhóm phân nào? Bà con cùng theo dõi nhé!

Phân chuồng là gì?

Phân chuồng được hiểu là loại phân được hình thành từ các chất thải động vật như phân gia súc, gia cầm, nước tiểu,… kết hợp với các nguyên liệu nông nghiệp như rơm, rạ, rau, rác thải hữu cơ,… Phân chuồng cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng như Nitơ (N), Phốt pho (P), Kali (K), Lưu huỳnh (S), các chất dinh dưỡng này được hình thành một cách tự nhiên ít gây hại đến môi trường, động vật và người sử dụng. 

phan-chuong-loai-nao-tot-nhat
Phân chuồng được hiểu là loại phân được hình thành từ các chất thải động vật như phân gia súc, gia cầm.

Phân chuồng chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn bón lót, nhằm bổ sung các chất hữu cơ cho đất, giúp đất tơi xốp, nâng cao độ màu mỡ phì nhiêu của đất, từ đó giúp cây trồng hấp thu các phân hóa học tốt hơn,…

Phân chuồng thuộc nhóm phân nào?

Do được hình thành từ các nguyên liệu tự nhiên, không thêm chất hóa học trong quá trình sản xuất nên phân chuồng được phân vào nhóm phân bón hữu cơ truyền thống.

Đặc điểm

Phân hữu cơ truyền thống có thời gian xử lý dài, hiệu lực chậm và lượng dinh dưỡng khá thấp. 

Công dụng: Phân chuồng thuộc nhóm phân hữu cơ có khả năng cung cấp chất mùn, giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, giúp đất tơi xốp. Từ đó rễ cây có thể phát triển dễ dàng, hạn chế xói mòn và tăng khả năng chống chịu cho cây.

Tuy nhiên, nhược điểm của các loại phân hữu cơ nói chung là hàm lượng dinh dưỡng thấp, vì vậy khi sử dụng phân chuồng, bà con cần một lượng lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, phân chuồng được hình thành từ chất thải động vật nên chứa rất nhiều loại hạt cỏ dại, các vi sinh vật có hại, nấm, bệnh,… nên nếu không được xử lý đúng cách sẽ đem mầm bệnh đến cho cây và con người. 

Cách chế biến

Trên thực tế, phân chuồng được chế biến bằng cách ủ phân thô sơ và bà con nông dân có thể thực hiện chế biến ngay tại nhà. Bà con có thể lựa chọn ủ nóng hoặc ủ nguội tùy vào điều kiện hiện tại:

Ủ nóng

Bà con ủ phân trên nền không thấm nước, xếp phân thành từng lớp không nén chặt. Tiếp đến bà con tưới nước và ủ phân trong khoảng 30-40 ngày.

Ủ nguội

Bà con xếp phân thành từng lớp, giữa mỗi lớp rải phân lân rồi nén chặt. Sau đó, đắp đất hoặc bùn khô ủ trong 5-6 tháng là có thể sử dụng.

Các loại phân được sử dụng để ủ phân chuồng 

Phân trâu, bò

Phân trâu bò được đánh giá là loại phân tốt nhất để sản xuất phân bón hữu cơ. Bởi trâu bò là loài động vật ăn cỏ, trong phân của nó chứa lượng lớn chất hữu cơ có khả năng làm tăng độ mùn và làm đất trở nên tơi xốp.

Phân trâu bò được đánh giá là loại phân tốt nhất để sản xuất phân bón hữu cơ.

Phân trâu bò khô còn có thể giữ độ ẩm cho đất, giúp đất không bị rời rạc hoặc kết dính quá chặt khiến rễ cây khó phát triển. Từ đó, hạn chế việc thối rễ và giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Tuy nhiên, cũng do trâu bò là động vật ăn cỏ nên trong phân của chúng có chứa nhiều hạt cỏ dại. Vì vậy, bà con cần xử lý kỹ càng trước khi sử dụng nếu không sẽ tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển.

Cách sử dụng: phân trâu, bò thường được dùng để bón lót. Bà con lưu ý không bón phân trực tiếp lên bề mặt vì rất dễ lây bệnh cho cây trồng. Thay vào đó, bà con cho một lượng vừa đủ vào hốc cây lấp đất lên rồi mới tiến hành trồng cây.

Phân gà

Phân gà có hàm lượng kali và khoáng chất cao, có thành phần dinh lượng lớn hơn so với các loại phân khác. 

Nhờ chứa Kali và các khoáng chất nên phân gà có thể cải tạo đất, giảm mặn giảm chua và giữ ẩm tốt cho đất. Nhận được các chất dinh dưỡng của phân gà, cây được tăng sức đề kháng, chống chọi tốt hơn với tình hình thời tiết và dịch bệnh. Ngoài ra, phân gà còn giúp tăng khả năng thụ phấn và đậu trái của cây.

Cách sử dụng: thường được dùng trong thời kỳ phát triển của cây hoặc bón lót trước khi gieo trồng. Nếu dùng bón lót, bà con nên rải đều phân gà trên ruộng và trộn với đất. Nếu dùng bón thúc trong thời kỳ phát triển, bà con nên kết hợp với các phân khác, rải phân trên ruộng rồi tiến hành cào, trộn đều với đất.

Phân dê

Phân dê chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng như NPK, vi sinh vật có lợi, khoáng trung và đa lượng. Phân dê thường được áp dụng cho các loại cây ăn quả, thực vật có hoa,…

Ưu điểm của phân dê đó chính là dạng nhỏ nên không gây nóng bức hoặc thu hút côn trùng gây hại như những loại phân khác. Phân dê thuộc nhóm phân hữu cơ có khả năng giảm lượng dư hóa chất trong đất và cây trồng, hỗ trợ cây phát triển tăng năng suất. 

Cách sử dụng: phân dê có thể bón trực tiếp hoặc trộn phân hoai mục với đất rồi tiến hành rải trên mặt ruộng. Thông thường bà con nên tiến hành bón vào mùa Thu, do cần thời gian phân hủy lâu nên phân có thể phát huy tác dụng vào mùa hè.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về chủ đề phân chuồng thuộc nhóm phân nào mà Nông Sản Sạch muốn giới thiệu đến bà con. Hy vọng qua bài viết này bà con có thể lựa chọn loại phân phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.