Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Phân kali có hòa tan trong nước không?

Phân Kali được biết đến là loại phân cung cấp một trong những nguyên tố đa lượng quan trọng nhất cho cây trồng. Phân Kali có khả năng chuyển hóa đạm thành protein, tham gia vào quá trình quang hợp và hấp thụ nước cho cây,… Vậy phân Kali có hòa tan trong nước không? Nếu bà con vẫn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết nhất để trả lời cho câu hỏi trên.

Phân Kali là gì?

Phân bón Kali là loại phân cung cấp nguyên tố đa lượng kali cho cây dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá thông qua tỷ lệ % K2O có trong thành phần của nó. Tỷ lệ phân kali có trong hạt thấp hơn trong thân và lá.

phân kali có hòa tan trong nước không

Phân Kali có công dụng như thế nào? 

– Phân kali có khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, từ đó giúp cây có năng suất cao hơn, chất lượng nông sản tốt hơn.

– Có khả năng chuyển hóa đạm thành protein, thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây giúp giảm tác hại của việc bón thừa đạm.

– Phân kali có khả năng giữ nước tốt, chống hạn cho cây trồng nhờ vào sự tăng cường Hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương, sau đó nâng cao khả năng phát tán của chúng. 

– Phân kali còn giúp điều tiết các hoạt động sống của cây trồng nhờ vào tính chất hóa keo, hóa lý của tế bào.

– Kali tham gia vào quá trình tổng hợp đường, tinh bột và protein. Ngoài ra, nó còn tham gia vào quá trình quang hợp của cây, giúp cây sinh trưởng một cách ổn định nhất.

– Tăng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của rễ cây, giúp cây có khả năng chống chịu với sự thay đổi bất thường của thời tiết và sâu bệnh.

– Đặc biệt, trong thời tiết lạnh giá, phân kali còn giúp cây tăng cường sức chống chịu rét nhờ vào năng lực thẩm thấu của tế bào.

Phân Kali có hòa tan trong nước không?

Trong tự nhiên, phân kali xuất hiện nhiều ở đất phù sa được bồi đắp, nước ngầm và nước tưới. Do vậy, có thể nói rằng phân kali hoàn toàn tan được trong nước. 

Nhóm phân kali được biết đến là loại phân chua sinh lý và có độ dinh dưỡng trong thành phần cao khoảng từ 60-70%. Phân được cấu tạo từ các thành phần hữu cơ nên dễ dàng hòa tan vào trong nước để thuận tiện cho việc chăm bón cây trồng.

Phân Kali được hòa tan giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng và không dễ dàng bị nước mưa rửa trôi.

phan-kali-co-hoa-tan-trong-nuoc-khong

Những loại phân Kali chủ yếu trên thị trường hiện nay?

Phân Kali đỏ

Phân Kali đỏ là loại phân chứa nguyên tố K dưới dạng Kali Clorua. Chúng có màu đỏ, hồng hoặc xám trắng tùy từng loại, kết tinh hạt nhỏ, dễ sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều dễ gây chua đất, axit và làm độ pH của đất thấp xuống khiến cây khó phát triển, còi cọc và thấp bé. Đây cũng là loại phân kali được bày bán nhiều nhất trên thị trường, chiếm khoảng 93% sản lượng kali tiêu thụ.

Phân Kali trắng

Phân Kali trắng là loại phân chứa nguyên tố K dưới dạng Kali Sunfat (K2SO4) cấu tạo tinh thể nhỏ mịn màu trắng. Phân có chứa lượng Kali nguyên chất lên đất 45-50%. Kali trắng thích hợp cho các loại cây trồng có mùi như sầu riêng, mít, tiêu,.. vì nó có khả năng tạo hương thơm ngào ngạt hơn. Đặc biệt với cây sầu riêng, nếu bà con sử dụng phân Kali đỏ rất dễ gây sượng trái, làm giảm chất lượng cây trồng.

Phân Kali Nitrat

Phân Kali Nitrat là loại phân chứa nguyên tố K dưới dạng KNO3. Phân Kali Nitrat có màu trắng tinh khiết và ít gây chua đất hơn Kali Clorua. Chúng thường được sử dụng để bón gốc hoặc bón lá và thích hợp cho cây trồng thủy canh.

Biểu hiện của cây khi thiếu hoặc thừa Kali bà con nên chú ý

Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cây trồng, vì vậy khi thiếu hoặc thừa kali cũng gây hậu quả không nhỏ. Chính vì vậy, bà con cần quan sát cẩn thận để phát hiện kịp thời và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp. 

Khi cây thiếu Kali thường có biểu hiện sau:

  • Lá cây nhanh già và chuyển vàng sớm, thông thường lá sẽ bị khô từ mép rồi lan rộng vào bên trong gây khô cháy.
  • Quá trình trao đổi chất cũng như hấp thụ chuyển hóa các chất chậm lại khiến cây chậm phát triển.
  • Làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản như tăng tỷ lệ hạt lép, cây ăn quả cho trái nhỏ, vỏ dày,..
  • Khi thiếu Kali cây rất dễ bị thối rễ, còi cọc và dễ bị đổ ngã trước thời tiết khắc nghiệt.

Khi cây thừa Kali thường có biểu hiện sau:

  • Gây đối kháng ion và cây không hấp thu được các chất dinh dưỡng khác như Mg, S,…
  • Thừa Kali cũng khiến cây bị teo rễ và làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, cản trở quá trình hút nước và các chất dinh dưỡng cần thiết.

Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi muốn cung cấp cho bà con về chủ đề phân Kali có hòa tan trong nước không và 3 loại phân Kali chủ yếu trên thị trường hiện nay. Hy vọng bài viết này đem lại những kiến thức bổ ích giúp bà con trồng trọt và canh tác tốt hơn. Chúc bà con lựa chọn loại phân Kali phù hợp với nhu cầu của bản thân và đạt được mùa màng bội thu!