Quy trình trồng rau mồng tơi theo tiêu chuẩn VietGAP
Hiện nay trồng rau theo hướng hữu cơ bền vững và an toàn đang là một xu hướng phát triển mới. Rau trồng cung cấp ra thị trường tiêu thụ cần đáp ứng được những tiêu chí của thị trường khó tính đặt ra. Do vậy việc trồng rau cần tuần thủ theo một quy trình kỹ thuật cụ thể như sau:
1. Thời vụ trồng rau mồng tơi cho năng suất cao
– Rau mồng tơi ưa khí hậu mát mẻ, nên được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suốt vụ hẹ đến mùa thu.
– Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.
Mùa trồng rau mồng tơi
2. Chọn giống rau mông tơi
– Sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, giống có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc giống địa phương, giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dụng, không gây độc cho người.
– Hiện nay trên thị trường có 3 loại phổ biến được dùng trong sản xuất:
+ Mồng tơi tía: Phiến lá nhỏ, thân gà gân lá có màu tím đỏ.
+ Mồng tơi trắng: Phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt.
+ Mồng tơi lá to: Là giống nhập từ Trung Quốc, được thuần hóa, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập. Thường được trồng dày để dến cắt tỉa cành non, ít nhớt, cho năng suất cao.
– Lượng hạt giống gieo: 20 – 21 kg/ha.
3. Kỹ thuật làm đất trồng trước gieo
– Đất phù hợp với cây mồng tơi là đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6 – 7.
– Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại trước khi gieo. Lên uống cao 25 – 30 cm, mặt luống rộng từ 1 – 1,2 m, bằng phẳng, rãnh rộng 30 cm đễ thoát nước để tránh ngập úng khi mưa.
Kỹ thuật làm đất trồng rau mồng tơi
4. Kỹ thuật gieo hạt mồng tơi
– Gieo hạt sau khi luống đã được bón phân lót đầy đủ và sản phẳng mặt luống.
– Có thể gieo hạt vải tự do trên mặt luống, sau khi cây lên 2 – 3 lá thật thì tiến hành tỉa trồng thẳng hàng. Hoặc rạch hàng nông rồi gieo hạt.
– Khoảng cách định cây sau khi cây có 2 – 3 lá thật là cây cách cây 15 – 20 cm, hàng cách hàng 20 – 25 cm. Mật độ từ 16 – 17 vạn cây/ha.
Cây con mồng tơi sau gieo 7 ngày
5. Kỹ thuật bón phân cho cây rau mồng tơi
– Lượng phân bón tính cho 1 ha như sau
– Cách bón: Hòa phân với nước tiến hành tưới vào gốc cho cây.
– Lưu ý: Việc bón phân cần cách thời điểm thu hái ít nhất 15 ngày để đảm bảo rau không dư lượng nitrat gây cho rau không an toàn.
6. Kỹ thuật chăm sóc cây mông tơi theo tiêu chuẩn VietGAP
– Chế độ tưới nước cho vườn rau: Tùy theo độ ẩm đất để tiến hành tưới đảm bảo sau khi gieo mặt luống thường xuyên được giữ ẩm để tạo điều kiện cho hạt nảy mầm và nhanh phát triển. Thông thường tưới 1 ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát.
– Vun xới, tỉa cây và làm cỏ kết hợp với mỗi lần bón thúc cho cây.
– Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây mồng tơi: Mồng tơi thường bị sâu khoang và một số sâu ăn lá khác gây hại nhưng ít nghiêm trọng. Có thể sử dụng phương pháp thủ công để bắt hoặc ngắt trứng sâu. Trong trường hợp bị sâu gây hại thì có thể sử dụng các chế phẩm sinh học như dung dịch gừng, tỏi, ớt, … phun liên tục cứ cách 5 – 7 ngày phun một lần cho đến khi hết sâu hại. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây mất an toàn cho rau.
– Thu hoạch rau mồng tơi: Cần tiến hành thu hoạch đúng lứa để đảm bảo chất lượng rau non và đảm bảo thời gian cách ly phân bón.
Trồng mồng tơi theo tiêu chuẩn VietGAP