Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Xác định thời điểm và tìm hiểu kỹ thuật bón đón đòng cho lúa

Kỹ thuật chăm sóc cho cây lúc sinh trưởng tốt tới khi ra hạt chín đều, trĩu nặng rất quan trọng. Đặc biệt là việc xác định thời điểm bón đón đòng cho lúa. Bạn đang tìm hiểu thông tin để áp dụng cho trồng lúa thì có thể theo dõi nội dung mà Nông Sản Sạch cung cấp dưới đây nhé.

Xác định thời điểm bón đón đòng cho lúa

Thời điểm bón đón đòng cho lúa rất quan trọng mà bạn cần phải nhận biết để thực hiện đúng lúc. Dưới đây sẽ có chia sẻ vào các thời điểm cụ thể và nhận biết chi tiết: 

Tùy thời gian sinh trưởng của giống và số ngày sau gieo hạt

Các giống lúa khác nhau sẽ có quá trình sinh trưởng khác. Nhưng tựu chung vẫn có 2 giai đoạn chính là từ tượng đòng tới trổ trong 25 ngày. Từ khi trổ cho tới khi chín trong 25 ngày. Thời gian bón phân xác định qua việc lấy thời gian sinh trưởng của lúa trừ đi 50 ngày. 

Tuy nhiên cách xem thời điểm bón đón đòng cho lúa này chỉ đúng khi thời tiết có sự thuận lợi, thực hiện canh tác đúng kỹ thuật. Còn nếu thời tiết bất lợi nắng mưa thất thường hoặc quá lạnh thì còn phải căn cứ thêm các yếu tố khác.

Có 2 giai đoạn chính là từ tượng đòng tới trổ trong 25 ngày, từ khi trổ cho tới khi chín trong 25 ngày.

Dựa vào hình thái cây lúa

Bạn cần phải xem xét kỹ hình thái của cây lúa để xác định thời điểm bón đón đòng cho lúa. Cây lúa thay đổi khi tròn khóm, thân cứng, lá đứng, 2 cổ lá bằng nhau, gần chóp lúa thắt eo, ruộng lúa chuyển màu vàng chanh.

Cây lúa ngả màu vàng chanh vào thời điểm bón đón đòng thì tầm được 32 -35 ngày sau gieo thì cần cắt nước để cây lúa không tạo ra nhiều nhánh thêm. Việc cắt nước giúp lá lúa đứng cái, cây đón nhiều ánh sáng tự nhiên, ít sâu bệnh, trưởng thành hơn.

Theo trạng thái đòng 

Bạn nên bóc đòng để thực hiện bón cho đúng chuẩn. bạn bóc dảnh cái của lúa mà thấy 2,5 đốt, đòng dài 1- 2mm thì bón lúc này là chuẩn nhất. Lượng phân bón tùy vào từng chân ruộng.

Bình thường khi bón phân đơn thì số lượng bón cho 1 sào 500m2 sử dụng Đạm Urê từ 1 – 2kg, Kali clorua từ 5 – 6kg. Ruộng tốt, lá xanh đậm, có nhiều đạm thì cần giảm lượng đạm ít.

Kỹ thuật bón đón đòng cho lúa

Bà con nên thăm ruộng và nhìn vào màu lá, tình hình sinh trưởng cây lúa rồi đưa ra lượng phân bón phù hợp.

Kỹ thuật bón đón đòng cho cây lúa phải đúng cách thì mới mang lại hiệu quả cao được. Cụ thể bên dưới đây vietnong.vn sẽ nêu để bạn chăm sóc cho đúng cách nhất có thể:

  • Số ngày sau gieo sạ thì thời điểm bón phân khoảng 40 – 42 ngày sau sạ.
  • Lúa có mầm đòng khoảng 1mm trước lúa bón thì bạn cần bóc ra nếu thấy có tim đèn nhú lên thì mới bón phân.
  • Bà con nên thăm ruộng và nhìn vào màu lá, tình hình sinh trưởng cây lúa rồi đưa ra lượng phân bón phù hợp.
  • Khi lúa cái đứng, làm đòng, trỗ thì rất dễ bị sâu hại tấn công. Lúc này bà con thăm đòng phát hiện ra thì nên phòng và diệt nhanh chóng. Đảm bảo được lượng nước ở trong ruộng lúa 3 – 5cm để thuận lợi cho cây lúa đẻ ra nhiều nhánh, làm đòng, trổ bông đẹp. 
  • Làm đòng lúa cần nhiều dinh dưỡng, cần bón phân đầy đủ cho cât. Kết hợp đạm với kali giúp cho việc vận chuyển dinh dưỡng cho cây tốt hơn. Bón đủ nguyên tố đa lượng N, P, K và thêm phân bón lá để bổ sung các nguyên tố trung và vi lượng cho cây.
  • Xác định lượng bón, hàm lượng mỗi nguyên tố phù hợp. Chẳng hạn như ruộng lúa đang khỏe mạnh thì bạn bón 5 kg urê kết hợp 5 kg Kali cho 1.000 m2. Ruộng còn xanh thì phải giảm urê xuống còn 3 – 4 kg. Còn khi lúa trong rợp, lúa bị lốp thì giảm hẳn urê và theo dõi để bón dặm 2 kg urê/1.000 m2.
  • Vào thời điểm hè thù gặp nhiều yếu tố thời tiết và môi trường bất lợi thì phải cung cấp dinh dưỡng như canxi và silic cho cây cứng cáp. Giai đoạn bón đòng, lúa 38-42 ngày sau sạ cần đợt bón thúc 3 thì dùng phân Đầu Trâu TEA2, lượng bón 80-100 kg/ha.

Chú ý để không bón phân sai kỹ thuật ở giai đoạn lúa làm đòng. Bón phân quá sớm khi 32 – 35 ngày sau sạ. Hoặc sai lầm khi bón nhiều đạm khiến cho lúa không có năng suất như mong đợi, gặp nhiều sâu bệnh hại. Không nên lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vào thời điểm cây đang nhạy cảm. 

FAQ về việc bón đón đòng cho lúa

Xung quanh việc bón đòng cho lúa có nhiều thắc mắc sẽ giải đáp thêm ở dưới:

1. Chăm sóc lúa lúc đòng trổ

Giai đoạn này thì bà con nên thêm kali và đạm cho lúa để bón đạt hiệu quả cao nhất. Lượng kali cần bổ sung cần có 70% và lượng đạm chỉ 30%. Nên kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để xem xét tình trạng. Tưới nước đủ cho cây sinh trưởng tốt. 

2. Có nên bón phân khi cây ra hoa?

Không nên thực hiện bón phân khi lúa đang ra hoa. Chỉ nên bón phân khi đòng trỗ 45-48 ngày. Lúc này cây đã đủ dinh dưỡng cho tới lúc trổ bông rồi.

3. Mua phân bón cho lúa ở đâu?

Bạn muốn được tư vấn cách chọn phân bón phù hợp, bón đúng thời điểm và chắc chắn phân chất lượng cao thì mua tại Công ty Nông Nghiệp Nông Sản Sạch. Cung cấp phân bón chất lượng, giá tốt, giao hàng tận nơi.

Như vậy sau khi giải đáp thông tin từ bài viết thì mọi người đã hiểu rõ về thời điểm bón đón đòng cho lúa thích hợp rồi đúng không nào. Giờ thì bạn chỉ cần lựa thông tin để áp dụng theo tình trạng ruộng lúa nhà mình nhé.