Bệnh đạo ôn được người nông dân đánh giá là bệnh nguy hiểm nhất mà cây lúa có thể gặp phải. Khi cây lúa nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng phát triển trên diện rộng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sản lượng và năng suất lúa. Hiểu được vấn đề đó Nông Sản Sạch sẽ chia sẻ những thông tin về tình trạng lúa bị đạo ôn cũng như những loại thuốc có tính đặc trị hiệu quả với loại bệnh nguy hiểm này.
Những triệu chứng lúa bị đạo ôn
Bà con nông dân nên dựa theo những triệu chứng bệnh đạo ôn hại lúa để nhanh chóng có những biện pháp điều trị kịp thời cho cây lúa, dấu hiệu cụ thể:
Biểu hiện trên lá
Lúc đầu bệnh xuất hiện bằng những vết nhỏ màu xanh xám nhạt trên lá. Về sau khi bệnh phát triển hơn nó sẽ trở thành những vết lớn hình thoi (rộng ở giữa và nhỏ 2 đầu).
Nếu quan sát kỹ giai đoạn bệnh này sẽ thấy xung quanh vết bệnh có màu nâu đậm, ở giữa sẽ có màu xám tro và nơi tiếp giáp mô khỏe sẽ có màu nâu nhạt nhạt. Nếu bệnh phát triển đến giai đoạn nặng thì lá sẽ xuất hiện các vết bệnh nối với nhau, những chỗ nhiễm bệnh có thể bị cháy trụi và khi đó thì không thể hồi phục vì rễ đã thối.
Trên đốt thân
Đầu tiên vết bệnh màu nâu sẽ xuất hiện trên đốt thân, dần dần phát triển khiến cho đốt thân khô. Lâu dần đốt thân sẽ teo lại, mục ra dẫn đến tình trạng cây lúa bị gãy đổ.
Trên cổ gié, cổ bông
Đầu tiên vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu đen xuất hiện ở đoạn cổ giáp tai lá, sau phát triển nó sẽ lan và lớn hơn khiến cho cổ bông bị héo, bông lúa trắng và có thể bị lép lửng.
Trên hạt
Bệnh xuất hiện với những vết không định hình màu nâu xám. Ban đầu nấm gây bệnh có thể ký sinh bên ngoài vỏ trẩu sau đó sẽ phát triển lan vào bên trong hạt. Nếu sử dụng các hạt giống mắc bệnh thì sẽ truyền bệnh đạo ôn từ mùa này qua mùa khác.
Nguyên nhân bệnh đạo ôn hại lúa và điều kiện phát triển
Nguyên nhân gây ra bệnh đạo ôn hại lúa xuất phát từ nấm Pyricularin. Đây là loại nấm thường xuất hiện trên tàn dư của cây trồng, cỏ dại hoặc là lúa chét.
Loại nấm này thường phát sinh vào ban đêm và tính gây hại của nó cũng thay đổi tùy vào giống lúa, điều kiện thời tiết cũng như vùng địa lý. Những điều kiện dễ phát triển nhất của bệnh đạo ôn:
- Khi thời tiết âm u, ngày ít nắng hoặc thời tiết có mưa phùn, sương mù là điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn phát triển. Thông thường điều kiện lý tưởng cho bệnh nằm trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 26 độ C.
- Vụ Đông Xuân là thời điểm mà lúa bị đạo ôn nặng nhất vì điều kiện thời tiết phù hợp. Tuy nhiên bà con nông dân không được chủ quan vì nếu gặp điều kiện thuận lợi thì mùa Hè Thu hay Thu Đông thì bệnh vẫn có thể phát triển và gây ra thiệt hại nặng nề.
- Ngoài thời tiết thì còn một số điều kiện để bệnh đạo ôn thuận lợi phát triển như: bón thừa phân đạm, sa dày, phiến lá lúa rộng, lá lúa nằm ngang, ruộng nhiều cỏ dại,…
Một vài cách để phòng cây lúa bị đạo ôn
Bà con cần nắm rõ các biện pháp để phòng ngừa bệnh đạo ôn cho lúa, đảm bảo năng suất cây trồng:
- Những diện tích đã bị nhiễm đạo ôn trước đó thì bà con cần tiêu hủy tàn dư sau khi đã thu hoạch lúa, cụ thể: cày rạ, sử dụng biện pháp để xử đất, dọn sạch bờ mương,… trước khi vào mùa vụ mới.
- Không sử dụng các giống đã mắc đạo ôn mà thay bằng các giống lúa kháng bệnh, giống đã được lai tạo.
- Thường xuyên thăm nom, chăm sóc cây lúa để nó phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng để kháng bệnh.
- Bón phân có liều lượng hợp lý, sử dụng phân bón N-P-K, có thể bón thêm phân chuồng, kali, lân những hạn chế bón quá nhiều đạm và không bón quá nhiều loại cùng lúc.
- Nếu đã phát hiện lúa bị đạo ôn bà con nông dân cần dừng toàn bộ việc bón phân kali, phân đạm,…
Khi lúa bị đạo ôn phun thuốc gì?
Bà con thường xuyên thăm nom, kiểm tra ruộng lúa để kịp thời nắm bắt tình hình cây lúa. Nếu phát hiện các dấu hiệu lúa bị bệnh đạo ôn thì bà con có thể tham khảo những loại thuốc đặc trị đạo ôn mà Nông Sản Sạch chia sẻ dưới đây:
Thuốc Beam 75WP
Beam 75WP là loại thuốc có khả năng lưu dẫn mạnh, nó có hiệu lực lâu và có khả năng ngăn chặn sự tấn công cũng như phát triển của nấm Pyricularia oryzae. Chính vì vậy thuốc Beam 75WP được sử dụng rộng rãi với mục đích ngăn ngừa, điều trị bệnh đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông cho cây lúa.
Đạo ôn lá (cháy lá)
Sử dụng liều lượng 250g/ha với cách pha là 10g tương ứng với bình 16 lít nước. Với 1 ha lúa sẽ phun 400 lít và bà con nhớ phun ngay khi bệnh đạo ôn chớm xuất hiện trên lá.
Đạo ôn cổ bông
Thuốc được pha với liều lượng 300g/ha cụ thể là 12g thì pha với bình 16 lít nước. Liều lượng phun Beam 75WP đó là 400 lít/ha, thuốc nên phun vào cuối giai đoạn làm đồng và có thể phun thêm 1 lần nếu sau trổ đều mà bệnh đạo ôn nặng lên.
Thuốc Kabim 30WP
Kabim 30WP là được biết tới là loại thuốc đặc trị nấm hỗn hợp, nó có tác dụng có thể tác động nội phối kết hợp lưu dẫn để diệt trừ nấm gây bệnh. Thuốc có thể hấp thụ quá lá hoặc rễ lúa, cây lúa có thể phát triển khỏe mạnh vì loại thuốc này có khả năng phòng và trị bệnh đạo ôn hại lúa.
Liều lượng thuốc sử dụng 0.6 kg/ha với lượng nước phun khoảng từ 400 tới 600 lít/ha. Đối với đạo ôn lá thì phun trước khi xuất hiện dấu hiệu bệnh, đạo ôn cổ bông thì phun trước khi cây lúa trỗ bông.
Thuốc Filia 35EC
Filia 525SE với thành phần 400g/L Tricyclazole, 125g/L Propiconazole là loại thuốc dùng để đặc trị đạo ôn lá, nhánh gié, cổ bông… Thuốc có khả năng lưu dẫn tốt, có thể kiểm soát và tiêu diệt nấm từ bên trong, hạn chế được tình trạng bệnh lây lan, phát triển. Chính vì vậy thuốc Filia 35EC được đánh giá là loại thuốc đặc trị đạo ôn có hiệu quả bền bỉ, kéo dài, ngăn chặn mầm bệnh hiệu quả.
Liều lượng thuốc khoảng 0.5 l/ha với lượng nước phun khoảng 400 tới 500 lít/ha. Bà con lưu ý khi bệnh mới xuất hiện thì tiến hành phun thuốc.
Chắc hẳn với những thông tin mà Nông Sản Sạch mang tới bà con có thể hiểu được biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như điều trị lúa bị đạo ôn bằng các loại thuốc. Ngoài ra thì tại Nông Sản Sạch bà con cũng có thể liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ cách trồng và chăm sóc cây, tham khảo các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…