Giờ mờ cửa từ 7:00 đến 22:00 hàng ngày
My Cart
0
Blog

Vai trò của Silic đối với cây trồng – Phần 3: Triệu chứng thiếu hụt Silic

Trần Thị Tường Linh, Võ Đình Quang: Viện Ứng dụng Công nghệ – CN Tp HCM

Triệu chứng và ảnh hưởng của sự thiếu Silic

Khi thiếu Silic (bảng dướ) cây lúa trở nên mềm và rũ xuống làm tăng sự che rợp nhau của quần thể, hoạt động quang hợp bị hạn chế, thiếu Silic nghiêm trọng làm giảm số bông/m2, số hạt chắc/bông dẫn đến sụt giảm năng suất. Cây bị thiếu Silic dễ bị nhiễm các bệnh do nấm Pyricularia oryzae, Helminthosporium oryzae.

Các loại cây tích lũy nhiều Silic thường biểu hiện triệu chứng thiếu Silic. Triệu chứng thiếu Silic diển hình ở lúa là lá già bị chết hoại và héo rũ đi cùng với mức độ thoát hơi nước cao. Trên cà chua, loại cây thuộc nhóm không tích lũy Silic, có biểu hiện thiếu Silic trong giai đoạn tiếp tục tạo quả, những lá mới ra bị dị tật, sự thụ phấn và tạo quả không thành công.

Khoảng thích hợp và ngưỡng thiếu hụt Silic đối với sinh trưởng của cây lúa

Nguồn: Dobermann và Fairhurst, 2000

Mất Silic từ đất do canh tác

Hàm lượng Silic trong cây lúa dao động rất lớn (2-10%) nhưng thường là khoảng 5 – 6%. Để

tạo ra 1 tấn hạt cây lúa lấy đi khoảng 50 – 110kg Silic. Nếu giả định trung bình lượng Silic để tạo 1 tấn hạt là 80kg Silic, với năng suất lúa là 6 tấn/ha cây lúa hút khoảng 480kg Si/ha và 80% lượng này được tích lũy trong rơm rạ khi lúa chín. Nếu chỉ có hạt lúa được thu hoạch và rơm rạ được để lại trên ruộng thì lượng Silic bị lấy đi khoảng 15kg Si/tấn hạt. Đốt rơm rạ không làm mất Silic một cách đáng kể, trừ khi rơm rạ bị đốt theo từng đống lớn và Silic bị rửa trôi từ tro do tưới hoặc mưa nhiều.

Nguyên nhân gây thiếu Si

Sự thiếu Silic có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân như sau: (i) khả năng cung cấp Silic của đất thấp do đất bị phong hóa mạnh; (ii) hàm lượng Silic trong mẫu chất thấp và (iii) việc lây rơm rạ ra khỏi ruộng lúa trong thời gian dài.

Mời các bạn đón đọc tiến phần cuối: Biện pháp quản lý Silic và tài liệu tham khảo