Như chúng ta đã biết Boron là một trong những nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cây. Không giống như các nguyên tố như Nitơ, phốt pho, kali… nhu cầu Bo của cây trồng cần đến là rất nhỏ. Tuy nhỏ như vậy nhưng trong quá trình phát triển của cây trồng không thể bỏ qua đươc việc cung cấp Bo cho cây vì Bo được xem là nguồn dinh dưỡng thiết yếu, giữ những vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cây, nó quyết định và ảnh hưởng đến cây trồng rât nhiều.
Nói đến tác dụng của Bo đối với từng cây trồng có lẽ khá là dài và rộng. vậy bài viết này xin chia sẻ đến vai trò của Bo đối với một cây trồng cụ thể đó chính là cây nho, một loại cây được trồng khá phổ biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có những tác dụng thần kỳ đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Để nho phát triển tốt, đạt hiệu quả cao không thể bỏ qua sự góp mặt của vi lượng Bo
1. Mối quan hệ giữa nho và boron là không bình thường
– Nho rất “thích” và “cần” boron, nhưng rất nhạy cảm với boron vì có phạm vi sử dụng hạn hẹp.
– Khi sử dụng Bo cho cây nho sẽ có tác dụng thúc đẩy sự nảy mầm, kích thích tăng trưởng của chồi, tăng khả năng tích lũy và vận chuyển các chất khô của lá, thúc đẩy cho quả chín sớm và tăng chất lượng quả nho được cải thiện.
– Bo sẽ giảm được hiện tượng rụng quả non trên cây, một vấn đề thường gặp không chỉ ở cây nho mà hầu hết các loại cây trồng cho ăn quả.
– Bo ảnh hưởng đến sự hút chất dinh dưỡng và sự cố định N, sự khử CO2 và sự hoạt hóa diệp lục trong quá trình quang hợp,
– Vi lượng Bo có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổng hợp chlorophyll và tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng,
– Bo giúp kiểm soát được sự thoát hơi nước, vận chuyển các chất trong cây, sự chuyển hóa các chất,
-Bo còn đóng vài tròng quan trọng đến sự tạo rễ tạo các bộ phận non đặc biệt là sự tạo thành phấn hoa và kết quả, tính chịu hạn và chịu lạnh, chịu nóng của cây.
Khi hiểu đúng về mối quan hệ giữa Bo và nho sẽ góp phần không hề nhỏ đến chất lượng và năng suất nho sau này.
2. Các biểu hiện của nho khi thiếu đi sự có mặt của vi lượng Bo
– Một khi nho bị thiếu Bo sẽ cản trở sự phát triển bình thường của cây, năng suất và chất lượng giảm hẳn đi trông thấy.
Các biểu hiện cụ thể khi cây nho bị thiếu Bo đó chính là:
– Chồi mới: Các lá non ở đỉnh có màu vàng khuếch tán, các mô giữa các tĩnh mạch chuyển sang màu vàng, và cuối cùng bị biến dạng màu nâu và ở trường hợp nặng lá khô va chết chồi non.
– Số lượng hoa ít, chất lượng kém. Hoa nho sẽ nở ít, số hoa trên bông cũng ít hẳn đi. Trong trường hợp nghiêm trọng, tràng hoa không thể nứt, trở thành màu nâu đỏ, ở lại trên nụ hoa và cuối cùng rơi ra.
– Thiếu Bo ảnh hưởng nghiêm trọng đến quả: Kích thước quả nho sẽ không được đồng đều, quả bị biến dạng, màu sắc quả không đẹp. Sự thiếu hụt Bo sẽ làm cho quá trình giản nở của của nho bị hạn chế so ảnh hưởng đến các bó mạch trên quả. Thành vỏ ngoài của nho cũng có thể bị khô sau đấy chuyển sang màu nâu sẫm. Trường hợp này rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng cây bị mắc bệnh sương mai.
– Bo ảnh hưởng đến quá trình đậu quả và rụng quả non trên cây trồng. Với vai trò hạn chế rụng quả non trên cây trồng đối của Bo quá lẽ khác quen thuộc với các nhà vườn. Bởi vậy sử dụng Bo cho cây nho là điều không thể bỏ qua. Khi cây nho thiếu Bo sẽ có nguy cơ rụng quả non rất cao, cuống yếu làm số lượng quả trên cây giảm đi trông thấy. Khi cây đã bị giảm quả non tức là đã bị ảnh hưởng đến năng suất quả sau này, nên các bạn cần hết sức lưu ý đến điều này.
3. Những lưu ý khi sử dụng Bo cho cây trồng nói chung và cây nho nói riêng
– Đối với Bo sử dụng khuyến cáo nên bón gốc cho cây.
– Thời điểm bón là trước khi cây ra hoa và khi cây đậu quả non. Không nên sử dụng cho cây khi cây đang ở giai đoạn cây ra hoa rộ.
– Sử dụng Bo với nồng độ, liều lượng hợp lý để tránh gây ra hiện tượng quá liều làm ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lẽ khi cây thừa Bo còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với cây thiếu.