Xịt thuốc sâu mà gặp trời mưa phải làm sao? Xử lý như thế nào cho hiệu quả? Đây chắc chắn là nỗi băn khoăn của nhiều bà con trong vụ mùa mưa này. Những cơn mưa bất chợt không dự báo trước có thể khiến thuốc sâu bị rửa trôi ngay khi vừa mới phun xong và không cho hiệu quả như ban đầu. Vậy bà con nên gì để xử lý vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây, Nông Sản Sạch sẽ cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích trả lời câu hỏi Xịt thuốc gặp mưa phải làm sao? Cách xử lý hiệu quả?
Hậu quả khi xịt thuốc gặp trời mưa
Việc bà con xịt thuốc mà không quan sát thời tiết hoặc gặp phải những cơn mưa bất chợt không dự đoán được sẽ dẫn tới một số hậu quả sau:
Giảm hiệu quả của thuốc
Các loại thuốc sâu sinh học, thuốc bệnh đều có hướng dẫn sử dụng, liều lượng và nồng độ pha chế rõ ràng, khi bà con xịt thuốc gặp trời mưa sẽ làm loãng nồng độ của thuốc. Nước mưa tiếp xúc với thuốc dẫn đến nồng độ các chất bị loãng ra, bên cạnh đó các chất có trong nước mưa cũng có thể phản ứng với các chất của thuốc làm mất tác dụng phòng trừ sâu bệnh vốn có.
Tốn thời gian, chi phí của cải
Khi xịt thuốc gặp trời mưa, thuốc sẽ mất đi hiệu quả của nó. Điều đó đồng nghĩa với việc, vấn đề sâu bệnh chưa được giải quyết và bà con cần xịt nhắc lại để đạt hiệu quả như mong muốn. Như vậy bà con sẽ tốn thêm một khoản chi phí, thời gian và công sức để xịt nhắc lại.
Ô nhiễm môi trường
Khi xịt thuốc gặp trời mưa sẽ khiến thuốc bám trên lá hòa trộn với dòng nước, từ đó ngấm vào đất và có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Bà con không thể tiếp tục sử dụng nguồn nước này cho mục đích sinh hoạt, tưới tiêu hoặc nuôi cá.
Xem thêm: phun thuốc sâu sinh học bao lâu thì an được
Cách xử lý hiệu quả khi xịt thuốc gặp trời mưa
Trước khi tiến hành phun thuốc sâu để phòng trừ các mối nguy hại cho cây trồng, bà con cần quan sát thời tiết, quan tâm các chương trình dự báo và hướng gió, mây để lựa chọn thời gian phun hợp lý. Trong trường hợp đã quan sát cẩn thận nhưng sau khi xịt thuốc vẫn gặp trời mưa, bà con có thể tiến hành xử lý như sau:
Đo lường thời gian giữa thời điểm phun thuốc và thời điểm trời mưa
Đa phần các loại thuốc bảo vệ thực vật có khả năng hấp thụ và thẩm thấu nhanh trong khoảng từ 1-6 tiếng.
Chính vì vậy, nếu thời điểm phun và thời điểm mưa cách nhau khoảng 4 tiếng trở lên, các chất có trong thuốc đã ngấm vào cây trồng và vẫn có thể phát huy được hiệu quả của nó. Nước mưa chắc chắn sẽ cuốn trôi phần nào lượng thuốc, tuy nhiên trong trường hợp này bà con không cần phun lại thuốc.
Đo lường lượng nước mưa
Sau khi xịt thuốc gặp trời mưa nhưng với lượng nhỏ, dưới 10mm thì bà con không cần phun lại. Trái lại, nếu trời mưa trên 10mm bà con cần phun nhắc lại. Các lần phun cách nhau từ 8-10 tiếng và giảm một nửa số lần phun thuốc.
Nhận dạng loại thuốc
Với loại thuốc có khả năng chống trôi
Thông thường các loại thuốc trừ sâu toàn thân có chứa các hoạt chất như thiophanate, triadimefon, carbendazim,… có khả năng chống trôi và hấp thụ khá cao. Thuốc có thể ngấm 80% vào cây trồng chỉ sau 4 giờ sử dụng và có hiệu lực ngay sau 1 giờ sử dụng. Với loại thuốc này, bà con không cần phun nhắc lại.
Có thể bạn quan tâm: phun thuốc đậu quả khi nào
Với loại thuốc tiếp xúc trực tiếp với sâu bệnh
Có thể kể đến là thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ sâu. Cơ chế tác động của loại thuốc này là gây tổn hại trực tiếp đến côn trùng hoặc sâu bệnh khiến chúng ngừng ăn và chết. Chúng sẽ bị nhiễm độc chỉ sau 1-2 giờ sử dụng và tác dụng diệt côn trùng được biểu hiện rõ ràng chỉ sau 4 giờ. Chính vì vậy, khi xịt thuốc gặp trời mưa và thời điểm mưa cách 4 giờ sau khi sử dụng thì bà con không cần phun lại.
Với loại thuốc diệt nấm
Thuốc có chứa các hoạt chất như chlorothalonil, kẽm, … đều có khả năng chống xói mòn do mưa, tuy nhiên nếu trời mưa quá lâu từ 4-8 tiếng, mưa dài ngày hoặc lượng nước mưa lớn, bà con nên phun bổ sung một lượng bằng nửa ban đầu. Bà con nên lựa chọn thời điểm sau khi thời tiết đã khô ráo và lượng nước còn đọng trên cây ít.
Với loại thuốc kháng sinh
Bà con không cần phun bù nếu trời mưa sau 3 giờ kể từ thời điểm sử dụng và cần phun bù nếu trời mưa trong khoảng 1-3 giờ kể từ thời điểm sử dụng.
Với loại thuốc trừ sâu vi sinh
Loại thuốc này tác động có lợi đến sự nảy mầm và sinh sản của các phân tử của cây trồng trong điều kiện độ ẩm cao. Chính vì vậy, trong những ngày ẩm ướt hoặc trời mưa, việc sử dụng loại thuốc này sẽ cho hiệu quả cao hơn, tận dụng hết khả năng diệt sâu bệnh của nó. Bà con không cần phun bổ sung nếu sau khi phun gặp trời mưa trong khoảng 2-4 giờ.
Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề xịt thuốc gặp mưa phải làm sao và cách xử lý. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bà con có thể giải quyết nỗi băn khoăn và lựa chọn cách xử lý thỏa đáng nhất.