Tùy theo từng giống ngô, người ta sẽ xác định khoảng cách thời gian gieo hạt, cũng như tỷ lệ các hàng của 2 dòng bố mẹ. Chẳng hạn, đối với giống LVN10, thì dòng mẹ gieo sau dòng bố 3 – 4 ngày, với tỷ lệ 1 hàng dòng bố, 4 hàng dòng mẹ. Giống LVN17 với những con số tương ứng là 5 ngày và 1:3; giống LS6 gieo cùng ngày và tỷ lệ 2:5; giống Bioseed9681 gieo cùng ngày và tỷ lệ 2:6, giống P ll cứ 2 hàng dòng bố, có 6 hàng dòng mẹ, trong đó hàng bố 1, gieo sau các hàng mẹ 2 ngày và sau đó 3 ngày, mới gieo hàng bố 2.
Nắm chắc các kỹ thuật thì việc trồng ngô lai sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả hơn
1. Cách chăm sóc và các khâu kỹ thuật cần thiết trong sản xuất ngô lai giống
– Sau khi hạt giông nhú mầm, cần tích cực chăm sóc ruộng giông như xới xáo, giữ ẩm, làm cỏ. Đặc biệt, chú trọng phòng chống chuột, ỏ miền Bắc cần quan tâm trừ sâu xám. Cần kết hợp nhiều biện pháp để xử lý các dịch hại cho ngô. Cây ngô giống sẽ trải qua các giai đoạn cần được chú ý để tác động các khâu kỹ thuật đặc biệt như xoáy nõn, trổ cờ (bắt đầu và kết thúc), phun râu (bắt đầu và kết thúc).
– Từ khi cây ngô giống có một số lá thật, cần luôn kiểm tra để phát hiện và trừ bỏ các cây lẫn giống. Căn cứ vào hình dạng, hoặc các đặc điểm thực vật khác, ở các hàng dòng mẹ, phải kiểm tra kỹ những cây cha khử hết bao phấn.
– Ngắt bỏ cò (hoa đực) và thụ phấn hỗ trợ ở các cây dòng mẹ cũng là khâu có vai trò lớn đối với năng suất, chất lượng hạt giống. Các bước thực hiện như sau:
+ Từng cây dòng mẹ, nếu cờ lộ ra 1/3 chiều dài, thì nhẹ nhàng một tay giữ ngọn cây, một tay khéo léo rút cờ ra, không làm rách lá, gẫy cây.
+ Ngắt bỏ cờ vào buổi sáng, trưóc 9 giờ là phù hợp nhất.
+ Không để sót bao phấn, không để bao phấn kịp nở và cũng không rút bỏ khi cò còn quá non, dẫn đến dễ bị sót bao phấn, đứt lá ngọn.
+ Ớ ruộng giông vụ xuân, nên tiến hành 5 – 6 lần và vụ đông 6 – 8 lần.
– Đồng thời, tiến hành thụ phấn hỗ trợ thêm (lấy phấn hoa đực ở cây dòng bố) cho các cây dòng mẹ khoảng 2 – 3 lần khi cây ngô phun râu.
2. Cách thu hoạch ngô giống đơn giản và đúng kỹ thuật
– Ngô lai giốhg vụ xuân cho thu hoạch vào tháng 6, vụ đông vào tháng 1 năm sau. Việc thu hoạch phải được ưu tiên để tiến hành kịp thời. Tốt nhất là thu hoạch vào các ngày nắng, khô. Trên ruộng giống, cho thu ngô ở các dòng bố trước, và để riêng làm ngô thịt, chú ý không để lẫn với dòng mẹ. Ổ dòng mẹ, nếu 80% số ngô có lá chuyển màu vàng và chân hạt ngô có màu đen, thì cho thu hoạch riêng. Sau đó, tiến hành kiểm tra để thải loại ngô có những hình thái không phù hợp với giống chuẩn. Số còn lại, chọn bắp ngô to, thẳng, hạt có kích cỡ, màu sắc đồng đều và có hình dạng đẹp để làm giống. Loại bỏ những bắp có hạt khác màu, hoặc chín ép, dị dạng và bị sâu bệnh.
Tiếp theo, tiến hành làm khô bắp ngô. Thường bắp ngô có độ ẩm cao hơn 20%, phải sấy trong 30 – 40 giờ, ở nhiệt độ 36 – 38°c cho độ ẩm bắp ngô còn 18 – 20%. Lúc này, tách hạt khỏi lõi và đem sàng để lấy các hạt đồng đều. Cuốỉ cùng, đem sấy hạt đạt yêu cầu để có độ ẩm 9 – 10% và đem đóng gói, bảo quản, rồi tiêu thụ làm giống. Giống vụ xuân đem trồng vụ thu đông. Giống vụ đông gieo trồng vụ xuân và vụ hè thu.